66 Ngoại tệ230702

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 40)

13.04

% 161722.32 6.80% 192721.89 6.75% -29.90% 19.17%Nguồn: bảng CĐKT MB chi nhánh Thanh Xuân Nguồn: bảng CĐKT MB chi nhánh Thanh Xuân

Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: %

Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy MB Thanh Xuân huy động được khối lượng vốn lớn và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước rất nhiều lần. Năm 2011, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 1770 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2012, nền kinh tế dần phục hồi, cùng với các chính sách điều chỉnh lãi suất linh hoạt của cả hệ thống, lượng vốn huy động tăng lên gần 2380 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng so với năm 2011, đạt mức tăng trưởn 34%; và trong năm 2013 tỷ lệ tăng trưởng thu được là 20% so với năm 2012, nâng tổng số vốn huy động lên tới hơn 2856 tỷ đồng. Vậy là chỉ trong vòng 3 năm 2011 - 2013, tốc độ tăng trưởn vốn huy động của chi nhánh lên tới 61% đây là một con số thực sự ấn tường đối với một chi nhánh trong hệ thống MB nói riêng và hệ

thống NHTM Việt Nam nói chung trong thời kỳ hệ thống ngân hàng đang có nhiều biến động, rủi ro khó lường.

1.6.1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 3: cơ cấu vốn huy động phân theo đối tượng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng

Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.

Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng. Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiền nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Một ngân hàng khi biết khai thác nguồn vốn từ dân cư se có được lượng vốn có quy mô lớn và dồi dào. Vì thế, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà. Bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dang, lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.

Nguồn tiền huy động từ dân cư là nguồn tiền có quy mô lớn nhưng không ổn định do tâm lý của người gửi tiền. Khách hàng se không tiếp cận với ngân hàng nếu

việc đầu tư vào các hình thức khác có lợi lớn hơn hoặc họ se quyết định lựa chọn ngân hàng theo lãi suất mà ngân hàng trả, hoặc tùy thuộc vào chính sách chắm sóc khách hàng của ngân hàng. Như vậy, để huy động hiệu quả nguồn tiền này chi nhánh cần tiếp tục nghiên cứu những sản phẩm mới, nâng cao dịch vụ, tạo lòng tin cho khách hàng.

Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội se được chi trả sau một khoảng thời gian xác định, hay do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh mà các tổ chức kinh té có thu nhập tạm thời nhàn rỗi. Nguồn này có chi phí thấp, không phụ thuộc nhiều vào quyết định của đối tượng gửi tiền mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Tuy nhiên nguồn vốn này không có tính ổn định, thường xuyên thay đổi làm cho ngân hàng khó lên kế hoạch với nguồn tiền này.

Nhìn biểu đồ trên có thể thấy, dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động của MB Thanh Xuân. Xét về nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp: đây là nguồn vốn lớn, chi phí quản lý thấp hơn so với các nguồn huy động khác. Như số liệu tính toán trên biểu đồ, có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối, với tỷ lệ tăng trưởng của năm 2012 so với năm 2011 là gần 36%, và năm 2013 so với năm 2012 là gần 22%, chênh lệch nguồn vốn huy động được của năm 2013 so với năm 2011 là hơn 459 tỷ đồng. Tuy nhiên, định hướng của MB trong thời gian qua và cả các năm tiếp theo là đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này có thể được giải thích như sau: các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu giao dịch hoặc sinh lãi cho khoản tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn, nên nguồn vốn này có tỉnh ổn định không cao, khả năng sư dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động ngân hàng thấp. Nguồn vốn huy động được từ dân cư luôn ở mức xấp xỉ 60%, cao gần gấp đôi so với nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2012 so với năm 2011 là hơn 33% và của năm 2013 so với năm 2012 là gần 19%, chênh lệch nguồn vốn huy động được của năm 2013 so với năm 2011 là hơn 627 tỷ đồng. Theo đuổi chính sách chung của MB nguồn vốn huy động từ dân cư luôn được MB chú trọng phát triển, coi là yếu tố quan trọng nhất duy trì sự ổn định trong nguồn huy động của chi nhánh. Có sự tăng trưởng ngày càng cao trong thu hút nguồn tiền gửi từ cá nhân này là do sự cộng hưởng

của rất nhiều nguyên nhân. So với các chi nhánh khác trong hệ thống, MB Thanh Xuân có vị trí thuận lợi - nằm trên trục đường chính Nguyễn Trãi. Các dịch vụ MB cung cấp cho đối tượng khách hàng cá nhân cũng ngày càng phong phú, kèm theo sự chu đáo và nhiệt tình của toàn bộ nhân viên. Từ tháng 12/2012 MB triển khai mở rộng phương thức sử dụng dịch vụ eMB. Theo đó, khách hàng có thể truy cập và sử dụng eMB thông qua trình duyệt web trên các điện thoại di động và máy tính bảng có kết nối Internet giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, cung cấp tới khách hàng nhiều thông tin hữu ích về các dịch vụ của MB.

Có được kết quả này có thể thấy được thành công trong chiến lược quảng bá thương hiệu của ngân hàng, trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp đã gửi niềm tin vào ngân hàng để ngân hàng sử dụng số tiền đó mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Bên cạnh tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn huy động dược của ngân hàng thì nguồn tiền gửi doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn. Do đó, ngân hàng cần có chiến lược thu hút các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp.

1.6.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Nguồn huy động thường gắn liền với kỳ hạn nhất định với mức lãi suất xác định cho từng kỳ hạn. Các ngân hàng thuwognf đưa ra kỳ hạn có thể là không kỳ hạn, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, tháng, quý, năm... theo xu hướng kỳ hạn danh nghĩa càng dài lãi suất càng cao. Phân chia nguồn vốn theo kỳ hạn là rất quan trọng đối với ngân hàng. Nó phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Nếu thị trường tài chính kém phát triển, khả năng chuyển đổi các giấy nợ thấp thì việc phát hành giấy nợ với kỳ hạn trên 1 năm rất khó khăn. Hơn nữa, việc phân chia nguồn vốn huy động theo kỳ hạn cho thấy rõ chi phí huy động mà ngân hàng phải chi trả và việc quản lý tính thanh khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 4: cơ cấu huy động vốn phân theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2013

a. Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kì hạn là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Tiền gửi thanh toán tuy lãi suất thấp nhưng rất thuận tiện cho việc thanh toán, đặc biết là trong thanh toán không dùng tiền mặt

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 30% lượng vốn huy động của ngân hàng. Tuy tiền gửi có kỳ hạn là nguồn huy động chính của ngân hàng nhưng nguồn tiền gửi không kỳ hạn cũng có những lợi thế nhất định. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động vốn thấp do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Là nguồn vốn không ổn định do không lường trước được nhu cầu rút vốn của khách hàng, nhưng do lượng người gửi tiền không kỳ hạn luôn duy trì ở số lượng lớn nên nếu có phương án tính toán thích hợp, ngân hàng vẫn có thể sử dụng nguồn vốn này để sinh lời mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. MB vẫn luôn khai thác tốt các tính năng của nguồn vốn này đồng thời tăng cường và phát triển lượng vốn huy động. Cụ thể tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn năm 2012 so với năm 2011 là gần 77%; và của năm 2013 so với năm 2012 là hơn 28%. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2013 so với năm 2011 là 397 tỷ đồng. Chi nhánh vẫn đang tiếp tục đưa ra nhiều nghiên cứu thu hút khách hàng, duy trì số lượng khách hàng đã có và nâng

cao chất lượng dịch vụ đi kèm nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong thời gian tới.

b. Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cá nhân được gửi vào ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán song TG CKH được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn. Tiền gửi có kì hạn với thời gian càng lâu lãi suất se càng lớn bởi thời gian càng dài thì rủi ro se càng tăng lên mà trước hết là ảnh hưởng của lạm phát. Lãi suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Lí do ở đây là ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn ổn định và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Vì thế tiền thù lao trả cho khách hàng cũng phải cao hơn để kích thích sự gửi tiền thiều hơn nữa.

Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là trọng tâm phát triển của MB, là mục tiêu cạnh tranh với các loại hình tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn đa dạng cùng lòng tin của khách hàng với chất lượng thương hiệu MB, nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, chiếm hơn 75% tổng lượng vốn huy động với mức tăng năm 2012 so với năm 2011 là hơn 25,39%; năm 2013 so với năm 2012 là 15,79%; chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2011 là 690 tỷ đồng. Với sự ổn định hơn so với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn để cấp tín dụng sinh lời, đây là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu của MB Thanh Xuân.

Với hi vọng nền kinh tế se tiếp tục ổn định và tăng trưởng trong thời gian tới, đồng thời MB Thanh Xuân phải đưa ra được hình thức huy động phong phú, lãi suất ưu đãi, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện cho doanh nghiệp để gia tăng thu hút nguồn tiền này.

1.6.1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

Biều đồ 5: cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng hóa các hình thức huy động bằng nhiều cách theo kỳ hạn khác nhau, theo từng đối tượng khách hàng, theo phương thức huy động và theo những loại tiền khác nhau. Bên cạnh việc gửi tiền bằng đồng nội tệ thì các khách hàng còn đến ngân hàng gửi tiền bằng vàng, ngoại tệ... con số này phụ thuộc vào tâm lý e sợ trượt giá của bản tệ và cách giữ tiền của khách hàng. Hiểu được tâm lý đó của khác hàng mà ngân hàng liên tục triển khai và đổi mới các hình thức huy động sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tình hình kinh tế khách quan.

Tại MB Thanh xuân, loại tiền huy động chủ yếu là VNĐ, chiếm tới trên 85% lượng tiền huy động được. Tỷ lệ tiền huy động bằng USD sụt giảm theo các năm so với lượng tiền gửi bằng VNĐ do tính chất ổn định hơn của loại hình tiền gửi bằng nội tệ và tâm lý nắm giữ ngoại tệ của người dân. Tỷ giá trong từng thời kỳ được nhà nước kiểm soát với mức biến động trong khoảng 1% giai đoạn cuối năm 2011 và 2-3%/năm cho các năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5/2013, thị trường ngoại tệ có biến động, tỷ giá tăng và diễn biến phức tạp mặc dù NHNN đã bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 (giảm gần 30%). Tuy nhiên sang năm 2013 thị trường khởi sắc trở lại với lượng vốn huy động bằng ngoại tệ tăng 19,17%. Trong tình trạng tỷ giá biến động mạnh năm 2013 nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng chứng tỏ nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể lãnh đạo lãnh đạo chi nhánh nói chung và những người làm công tác huy động vốn nói riêng trong việc khắc phục khó khắn, làm tốt kế hoạch huy động vốn mỗi năm.

1.6.1.4. Cơ cấu lợi nhuận của MB Thanh Xuân

Thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại, trong những năm qua MB chi nhánh Thanh Xuân đã thực hiện tốt việc kinh doanh, đảm bảo an toàn vốn, thực hiện các chính sách xã hội và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Bảng 6: Bảng tổng tài sản, dư nợ và huy động khách hàng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng, %

Năm 2011 2012 2013 Tỷ lệ tăngtrưởng

Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị "12/"11 "13/"12 Tổng tài sản

1871706.0

0 2552952.00

2901193.0

0 36.40% 13.64% Tổng dư nợ 1231632.00 1615527.00 1732381.00 31.17% 7.23% Huy động khách

hàng 1769853.17 2379784.28 2856184.35 34.46% 20.02% Nguồn: bảng CĐKT MB Thanh Xuân

Các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng đều tăng trưởng mạnh qua các năm. Nguồn vốn huy động luôn được MB Thanh Xuân chú trọng thực hiện, coi là khâu mở đường cho các hoạt động tiếp theo. Dư nợ chiếm tỷ lệ phù hợp trong cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn huy động được. Có một sự chênh lệch giữa số vốn huy động được và tỷ lệ cho vay đảm bảo an toàn và khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 6: Tổng tài sản, dư nợ và huy động khách hàng giai đoạn 2011 - 2013

Về lợi nhuận, cùng nằm trong xu thế chung của hệ thống ngân hàng trong những năm kinh tế khó khăn này, lợi nhuận của MB liên tục giảm trong những năm qua. Việc lợi nhuận giảm mạnh là do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản rất nhiều. Dẫn đến nợ xấu tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã vay ngân hàng từ nhiều năm trước nhưng đến những năm gần đây mới biểu hiện việc thua lỗ, không trả được nợ. Vậy nên lợi nhuận giảm không phải chỉ do việc kinh doanh, cho vay của ngân hàng trong những năm gần đây mà nó có thể bắt đầu từ những lần cho vay trước nhưng đến nay mới biểu hiện. Đồng thời việc ngân hàng tiến hành việc phân loại lại nhóm nợ, dần tiến tới theo chuẩn quốc tế dẫn đến nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng cao làm lợi nhuận giảm mạnh. Việc phân loại này mặc dù làm giảm lợi nhuận hiện tại của ngân hàng nhưng nó giúp ngân hàng có dự phòng trước những rủi ro khó lường, đặc biệt trong nền kinh tế bất ổn này. Điều này là một tiến bộ trong việc quản lý và phòng ngữa rủi ro của ngân hàng.

Bảng 7: Lợi nhuận của MB Thanh Xuân

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2011 2012 2013 "12/"11 "13/"12Tỷ lệ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội - chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội (Trang 40)