2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Thực tế ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước hiện nay cho thấy phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước thường không sản xuất mà nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu về, sau đó chế biến gia công đóng gói hoặc đóng chai rồi bán ra thị trường.
Theo Chi cục BVTV (2014), thuốc BVTV nhập khẩu vào nước ta tăng cả về khối lượng và giá trị qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ phát triển bình quân qua các năm đều trên 100%, trong đó bao gồm 3 loại chính là thuốc trừ sâu với tốc độ phát triển bình quân 131.14%; thuốc trừ bệnh là 133.07%; thuốc diệt cỏ 134.24%; các loại thuốc BVTV khác tùy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nhập khẩu nhưng lại có tốc độ phát triển bình quân cao nhất với 155.14%. Có sự thay đổi về tỷ lệ nhập khẩu giữa thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ cỏ. Tỷ lệ thuốc trừ cỏ tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất (44.4%) so với thuốc trừ sâu (20.4%) và trừ bệnh (23.2%).
Năm 2007 khối lượng và giá trị nhập khẩu là 75.81 tấn với giá trị 352.60 triệu USD đến năm 2014 số lượng và giá trị nhập khẩu đã tăng lên khoảng106.540 tấn với khoảng 812 triệu USD.
Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng thuốc bảo vệ thực vật trong các năm qua được duy trì khá ổn định, trong đó tỷ lệ thuốc trừ sâu và trừ cỏ chiếm khoảng 60%
Bảng 2.1. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu về Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 Năm Khối lượng (tấn TP) Giá trị Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ Thuốc khác (triệu USD) (%) (%) (%) (%) 2007 51.76 222.70 40.02 27.70 27.70 4.40 2008 71.35 291.80 29.93 42.10 17.80 10.17 2009 75.81 352.60 37.00 28.20 29.80 5.00 2010 106.00 294.60 56.30 17.60 22.70 3.40 2011 79.90 210.70 43.21 29.17 26.45 1.17 2012 72.56 503.60 25.70 17.50 38.80 18.00 2013 85.08 597.00 27.00 22.60 44.70 5.70 2014 105.00 744.00 20.40 23.20 44.40 12.00 Tốc độ PTBQ (%) 134.37 124.62 131.14 133.07 134.24 155.14 Nguồn: Cục bảo vệ thực vật
Riêng với mặt hàng thuốc trừ sâu, Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ 15 thị trường trên thế giới, trong đó có Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 19,87% so với cùng ký năm 2013. Kế đến thị trường Xingapo với 59,8 triệu USD, tăng 3,71%.
Trong 11 tháng đầu năm, nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu đều tăng trưởng ở hầu khắp các thị trường và chiếm trên 78%. Đáng chú ý, nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Đài Loan tuy kim ngạch chỉ đạt 6,6 triệu USD, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng tưởng mạnh, tăng 18.34% so với 11 tháng 2013.
Bảng 2.2. Thị trường nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu
ĐVT:USD
Thị trường Kim ngạch nhập khẩu 11T/2014 Kim ngạch nhập khẩu 11T/2013 Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng kim ngạch nhập khẩu 705.426.548 695.526.458 1,42 Trung Quốc 357.296.541 346.282.514 3,18 Xingapo 59.845.236 57.705.246 3,71 Đức 47.542.265 41.343.592 14,99 Ấn Độ 43.976.686 40.240.427 9,28 Thái Lan 40.672.526 36.104.556 12,65 Anh 32.458.576 35.397.351 -8,30 Nhật Bản 30.246.462 28.976.291 4,38 Hàn Quốc 23.967.106 24.477.173 -2,08 Pháp 18.278.689 17.936.784 1,91 Indonesia 13.105.243 12.004.093 9,17 Hoa Kỳ 9.968.569 10.386.337 -4,02 Malaixia 7.006.014 6.802.595 2,99 Đài Loan 6.658.976 5.626.950 18,34 Thụy Sỹ 2.567.864 4.386.888 -41,46 Bỉ 3.121.324 3.826.431 -18,42
Nguồn: Vinanet, Cổng thông tin điện tử Tổng cục Môi trường
Như vậy, có thể thấy thị trường thuốc BVTV ở nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, vậy nên những rủi ro về biến động giá và nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào sẽ tác động trực tiếp tới giá thuốc BVTV trong nước cũng như khả năng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành cũng như lợi ích của người sử dụng thuốc BVTV Việt Nam. Vì vậy, điều quan trọng mang tính lâu dài là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc BVTV để hạn chế các rủi ro của việc nhập khẩu thuốc BVTV.
Theo tổ chức FAO (2012), Việt Nam là một trong những nước sử dụng hóa chất BVTV (chủ yếu là thuốc trừ sâu) trong sản xuất nông nghiệp nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam hiện có trên 500 loại hóa chất độc hại, với số lượng
hàng ngàn tấn đang được bày bán trên thị trường. Gần đây, thế giới cũng như Việt Nam mới bắt đầu quan tâm, chú ý đến các kho thuốc BVTV quá thời hạn sử dụng, chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng bừa bãi không có sự quản lý và hướng dẫn của cơ quan có trách nhiệm. Việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV cần được tăng cường, bên cạnh đó cần phát huy sản xuất nông nghiệp truyền thống – sản xuất sạch.
Cơ cấu sử dụng thuốc BVTV cũng có thay đổi. Theo số liệu điều tra của Cục BVTV (2014), tỷ lệ thuốc trừ sâu giảm trong khi đó thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cở ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng loại. Nguyên nhân của sự gthay đổi chính là do từ năm 1992 chúng ta đã áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IMP) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước đạt được nhiều kết quả, đáng chú ý nhất đó là nâng cao được ý thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm thiểu lượng thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc sinh học, độ độc thấp nhưng không làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề ra kế hoạch sử dụng phân bón và hóa chất BVTV đến năm 2020 là 80% phân bón, thuốc BVTV sử dụng trong nông nghiệp là các chế phẩm sinh học.