2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Bắc Giang
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Bắc Giang Bắc Giang
4.1.1.1 Hệ thống tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại thành phố Bắc Giang được tổ chức, quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo sơ đồ:
Sơ đồ 4.1. Hệ thống quản lý thuốc BVTV tại Thành phố Bắc Giang
Chi cục BVTV Bắc Giang: có trách nhiệm trực tiếp quản lý thuốc BVTV trong tỉnh. Phòng thanh tra của Chi cục đóng vai trò chủ chốt trong công tác quản lý thuốc BVTV, hàng năm phòng thanh tra lập kế hoạch thanh
Trạm BVTV thành phố Bắc Giang UBND thành phố Bắc Giang Đội quản lý thị trường thành phố Bắc Giang UBND xã Hợp tác xã Cửa hàng buôn bán thuốc BVTV Người sử dụng thuốc BVTV Chi cục BVTV
kiểm tra thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. Phòng thanh tra Chi cục cũng chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và xử lý sau sử dụng thuốc BVTV của nông dân.
Trạm BVTV thành phố Bắc Giang: nằm trong hệ thống ngành dọc của Cục BVTV. Trạm BVTV thành phố Bắc Giang trực thuộc phòng NN&PTNT thành phố Bắc Giang. Vai trò chủ yếu của trạm là tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Trạm không có cán bộ chuyên trách về thuốc BVTV mà thông thường trạm trưởng là người trực tiếp tham gia vào các đoàn kiểm tra liên ngành về thuốc BVTV do các đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND thành phố tổ chức với vai trò là tham mưu về kỹ thuật. Ngoài ra, trạm còn trực tiếp triển khai các chương trình phòng trừ dịch bệnh, tuyên truyền, tập huấn cho bà con nông dân tại các xã về cách sử dụng thuốc, xử lý thuốc BVTV thừa sau sử dụng, theo dõi tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh trên đồng ruộng để kịp thời báo lên cơ quan cấp trên.
Ủy ban nhân dân thành phố: UBND thành phố Bắc Giang là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang. Tham gia vào công tác quản lý thuốc BVTV, UBND thành phố là nơi cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ đăng ký kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố khi đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Ngoài ra, cùng với tham mưu của phòng NN&PTNT sẽ ra quyết định, chỉ đạo tổ chức đoàn thanh tra liên ngành thuốc BVTV của thành phố do cán bộ địa phòng Công thương ( thường là phó phòng Công thương) làm trưởng đoàn, cán bộ phòng NN&PTNT làm phó đoàn cùng các thanh tra viên là cán bộ trạm BVTV, đội Quản lý kthij trường thành phố Bắc Giang, công an thành phố,... phối hợp với cán bộ xã. Đoàn thanh tra sẽ triển khai kiểm tra các hộ buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn thành phố đặc biệt là các cauwr hàng được nhân dân có phản ứng sai phạm. Trong các đợt dịch bệnh, đoàn thanh tra cũng kiểm tra việc sử dụng thuốc và việc xử lý vỏ bao, thuốc thừa sau sử dụng của nông dân.
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang, đội quản lý thị trường cấp thành phố: là đơn vị trực thuộc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang. Thuốc BVTV cũng là một loại hàng hóa kinh doanh trên thị trường nên vẫn chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan Quản lý thị trường. Thuốc BVTV nằm trong nhóm mặt hàng vật tư nông nghiệp nên hàng năm được cán bộ chuyên trách của Chi cục kiểm tra cùng với các mặt hàng phân bón, Thuốc thú y, giống cây trồng tại các cửa hàng kinh doanh thuốc với mục đích chính kiểm tra chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… cơ quan quản lý thị trường chủ yếu tham gia vào các đoàn thanh tra liên ngành của sở NN&PTNT, Chi cục BVTV… Đội quản lý thị trường thành phố Bắc Giang tham gia công tác quản lý đơn ngành hoặc theo đoàn thanh tra của UBND thành phố. Cơ quan quản lý thị trường chỉ tham gia quản lý việc buôn bán mà không tham gia vào công tác quản lý sử dụng và sau sử dụng của người dân.
UBND cấp xã, HTX: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp trên, UBND xã tham gia vào các đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh, thành phố, huyện tổ chức, thông thường là chủ tịch xã hoặc phó chủ tịch xã cùng cán bộ HTX nông nghiệp; nhận ủy quyền của các cơ quan quản lý cấp trên trong việc xử lý một số vi phạm, giám sát các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã. HTX nằm trong hệ thống quản lý của xã, tham gia vào việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho nông dân trong hoặc ngoài xã, đồng thời kết hợp với UBND xã thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng thuốc BVTV của người dân trên đồng ruộng; thực hiện công tác thông tin tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về dịch bệnh, thuốc BVTV trong mỗi mùa vụ tới người nông dân qua các phương tiện truyền thông. Hàng năm HTX trực tiếp trích kinh phí trong nguồn kinh phí hoạt động của HTX hoặc phối hợp với các công ty thuốc BVTV mở các lớp tập huấn cho xã viên về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, mời cán bộ trạm BVTV hoặc Chi cục BVTV về giảng dạy.
Đây là đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý. Họ tiếp nhận thông tin về thuốc BVTV chủ yếu thông qua UBND xã, cán bộ HTX qua các lớp tập huấn. Đây cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng độc hại nhất từ thuốc BVTV nhưng do nhận thức của họ còn hạn chế nên ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về buôn bán, sử dựng thuốc BVTV chưa cao.
Có thể thấy hệ thống quản lý Nhà nước về thuốc BVTV tại thành phố Bắc Giang cũng như hệ thống quản lý thuốc BVTV tại nước ta thuộc “ cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến – chức năng”. Theo cơ cấu bộ máy và quy chế hoạt động, thì cán bộ nhân viên cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình, không qua trung gian nào. Do đó, công việc phản ánh sự tập trung và hiệu quả đạt được cao hơn. Không xảy ra tình trạng song trùng nhiệm vụ và quyền hạn giữa người lãnh đạo bộ phận này với người lãnh đạo bộ phận khác tác động đến cùng một đối tượng quản lý là nhân viên thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyên tăc một thủ trưởng, thể hiện sự thống nhất và tập trung cao trong hoạt động, trách nhiệm rõ ràng.
Tuy nhiên, qua hoạt động thực tiễn, cơ cấu tổ chức quản lý này vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đó là, không khai thác và phát huy hết được tính năng động, sang tạo của đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức cao. Khi cần phối hợp công việc giữa các phòng, phải thông qua sự điều động của các trưởng phòng liên quan, tức là đi vòng, mất thời gian, công việc giải quyết chậm trễ.
Để ban hành hoặc dự thảo hoàn chỉnh một băn bản cho cấp có thẩm quyền ký ban hành, thì sau khi chuyên viên soạn thảo xong văn bản, văn bản phải được chuyển qua tay trưởng phòng tổng hợp, đến nhân viên văn thư, đến trưởng phòng hành chính, quay lại nhân viên văn thư mới chuyển lên thủ trưởng cơ quan duyệt; dự thảo được thông qua hay không thì bước quay lại để chuyên viến hoàn chỉnh cũng phải đi ngược lại qua những công đoạn như vậy.
Một chu trình để ban hành văn bản đi long vòng, nhưng chỉ có người chuyên viên trực tiếp soạn thảo và thủ trưởng đọc duyệt, còn các bộ phận khác chỉ là trung gian; chu trình đó làm tốn rất nhiều thời gian, làm giảm rất nhiều hiệu suất công việc, chưa kể những yếu tố tác động không cần thiết trên đường đi của văn bản dự thảo. Đây là một hạn chế trong tổ chức quản lý điều hành ở cơ quan, cần được cải tiến, chấn chỉnh và sửa đổi ngay.
Theo chức năng nhiệm vụ tại phòng nông nghiệp thành phố Bắc Giang, mỗi chuyên viên của phòng nông nghiệp quản lý một mảng về nông nghiệp của thành phố. Khi phát hiện có vấn đề ở cơ sở, thông tin phản ánh phải làm sao đến được trưởng phòng nông nghiệp để có sự chỉ đạo kịp thời, toàn diện. Nhưng do cơ cấu tổ chức quản lý và quy chế, trước tiên chuyên viên phải phản ánh với Trưởng phòng của mình, sau đó trưởng phòng báo cáo với cấp phó phụ trách khối, cấp phó mới báo cáo đến thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng đơn vị có thể yêu cầu chuyên viên đến báo cáo lại và nghe ý kiến tham mưu, đề xuất của chuyên viên, sau đó mới trực tiếp báo cáo, đề xuất hướng giải quyết lên cấp trên. Trong khi đó, do đặc thù công việc, các cấp lãnh đạo thường xuyên bận họp hoặc đi cơ sở, như vậy thông tin thường xuyên đến rất chậm trễ; đã có nhiều trường hợp do không nhận được thông tin sớm nên sự chỉ đạo không kịp thời, để xảy ra một số tình huống xấu và phức tạp.