Tổ chức thanh tra, kiểm tra thuốc BVTV

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.1.5 Tổ chức thanh tra, kiểm tra thuốc BVTV

4.1.5.1 Công tác tổ chức thanh tra và kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV

Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thuốc BVTV đối với cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố Bắc Giang là hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước về thuốc BVTV thành phố Bắc Giang nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời những vi phạm góp phần làm ổn định thị trường thuốc BVTV trên địa bàn thành phố. Cứ 2 năm một lần, đoàn thanh tra chuyên ngành do Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kiểm tra việc chấp hành Điều lệ quản lý thuốc BVTV ban hành kèm theo Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ, các quy định của Bộ NN&PTNT ban hành về nội dung quản lý thuốc BVTV... đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Vào các mùa vụ, trạm BVTV kết hợp với thanh tra Chi cục, các cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra thường xuyên (xác suất) các cửa hàng. Thông thường, các cuộc kiểm tra các cơ sở bán thuốc BVTV 3-4 lần thường vào lúc dịch bệnh bùng phát và kiểm tra lần lượt tất cả các loại thuốc BVTV

có trong các cửa hàng.

Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 mỗi năm Chi cục BVTV giao cho các UBND và các ban ngành liên quan tổ chức 1 đợt kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn thành phố. Đoàn tập trung kiểm tra các cửa hàng kinh doanh lớn, đại lý cấp I, cấp II, các cửa hàng của HTX. Sau mỗi đợt kiểm tra, trưởng đoàn sẽ lập báo cáo kết quả lên Chi cục BVTV. Kết quả 3 năm được thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.3 Số vụ vi phạm ĐKKD trên địa bàn Thành phố Bắc Giang 3 năm gần đây

Năm Số cửa hàng

kiểm tra

Vi phạm đăng ký kinh doanh Số cửa hàng vi phạm Số tiền phạt Tỷ lệ ĐVT Cửa hàng Cửa hàng Đồng % 2012 HTX 23 7 1.650.000 9.3 Tư nhân 52 33 8.800.000 44.0 2013 HTX 25 5 1.500.000 6.3 Tư nhân 55 35 7.500.000 43.8 2014 HTX 27 6 1.200.000 7.1 Tư nhân 58 37 9.550.000 43.5 Bình quân 40 20.5 5.033.333

Nguồn: Phòng NN&PTNT Bắc Giang

Kết quả bảng 4.4 cho ta thấy, từ 2012 đến 2014 số cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố vi phạm về quy định kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố là rất lớn (>50%) số cửa hàng điều tra. Đa số các cửa hàng này vi phạm về giấy phép kinh doanh như thiếu giấy phép kinh doanh, kinh doanh không đúng mặt hàng, không đúng địa điểm theo trong giấy phép kinh doanh,... Nhìn chung, sau mỗi đợt kiểm tra cho thấy thị trường thuốc BVTV tại thành phố Bắc Giang rất phong phú, nhiều chủng loại.

Bảng 4.4 Số vụ vi phạm điều kiện kinh doanh trên địa bàn Thành phố Bắc Giang 3 năm gần đây

Năm Số cửa

hàng kiểm

Số Tỷ lệ ĐVT Cửa hàng Cửa hàng Đồng % 2012 HTX 23 4 1.300.000 5.3 Tư nhân 52 38 8.000.000 50.7 2013 HTX 25 6 600.000 7.5 Tư nhân 55 36 7.000.000 45 2014 HTX 27 6 700.000 7.1 Tư nhân 58 35 6.500.000 41.2

Nguồn: Phòng NN&PTNT Bắc Giang

Một số điểm bán thuốc BVTV kinh doanh ngay trong nhà ở, sát cạnh nhà ăn uống, thực phẩm, khu dân cư đông người và ngay tại chợ. Phần lớn các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại thành phố đều không đủ thủ tục pháp lý và điều kiện kinh doanh theo quy định (môi trường, kho bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,...). Người bán thuốc BVTV không có bảo hộ, không quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xung quanh. Địa chỉ trong chứng chỉ hành nghề và giấy phép đăng ký kinh doanh thuốc BVTV không nghi cụ thể nên đã tạo kẽ hở cho người bán thuốc tùy tiện ở những điểm không đủ điều kiện theo quy định.

Ta có thể thấy tình hình buôn bán thuốc BVTV trong thành phố Bắc Giang như sau:

* Đối với các cửa hàng kinh doanh:

Cửa hàng kinh doanh không có đủ các trang thiết bị phòng chống cháy nổ; cửa hàng kinh doanh không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều kiện kinh doanh không đảm bảo như: Vị trí kinh doanh không đảm bảo, trang thiết bị tại cửa hàng cho người trực tiếp bán không có, không niêm yết giá bán, không có giá để thuốc, dụng cụ tránh phát tán,.. bán chung với các mặt hàng không được phép như: thức ăn gia súc, giống cây,...

Trình độ chuyên môn của người bán hàng tuy có chứng chỉ hành nghề của Chi cục BVTV cấp nhưng vẫn yếu và không đủ trình độ tư vấn cho khách hàng, đề cao lợi nhuận mà không để ý đến lợi ích của khách hàng.

* Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Việc xét giấy phéo kinh doanh chỉ xét trên cơ sở có giấy chứng chỉ hành nghề do Chi cục BVTV cấp (điều 18 Điều lệ Quản lý thuốc BVTV) mà không chú ý đến các quy định địa điểm kinh doanh, kho thuốc phải được cơ quan chức năng chấp thuận về vị trí, đảm bảo vệ sinh môi trường, thiết bị cháy nổ.

Các cơ quan chuyên môn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường chưa có kiểm tra, hướng dẫn cho các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV biết và thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

Hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành trong các năm qua tuy có hiệu quả nhất định nhưng sau từng đợt kiểm tra đã không đánh giá được cụ thể thực trạng tình hình chấp hành các quy định kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố, không tham mưu cho UBND thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn có quy hoạch hệ thống kinh doanh thuốc BVTV ở địa phương.

Các cơ quan quản lý chưa có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, vẫn còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

* Đối với chính quyền cấp xã:

Theo khảo sát tại 3 xã Đa Mai, Song Mai và xã Tân Mỹ, chính quyền cấp xã tham gia vào công tác quản lý thuốc BVTV trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về vị trí điểm bán, kho thuốc, môi trường, y tế, các điều kiện kinh doanh khác cho cá nhân, tập thể xin cấp phép. UBND xã không tự tổ chức các đợt kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV trong xã mà chủ yếu phân công cán bộ trực thuộc UBND xã tham gia vào các đoàn kiểm tra liên ngành do tỉnh hoặc huyện tổ chức cùng đoàn kiểm tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV trong xã. Trong việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xã đã không chú ý tới các quy định của Nhà nước về vị trí điểm bán, kho thuốc, môi trường, y tế, các điều kiện kinh doanh khác cho cá nhân, tập thể xin cấp phép kể cả các cửa hàng trực thuộc HTX dịch vụ

nông nghiệp của các xã. Các cửa hàng kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV đa phần nằm trong khu dân cư, cùng với nhà ở của các chủ cửa hàng, nằm gần nguồn nước, trường học, không đủ điều kiện vệ sinh môi trường. Đây cũng là điều kiện để các cửa hàng kinh doanh mở ra tràn lan, không có quy hoạch tại các xã.

Như vậy công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Bắc Giang diễn ra thường xuyên cũng đã phát hiện các vi phạm của các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường thuốc BVTV nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn, vẫn chưa đánh giá được cụ thể tình hình thực tế, vẫn chưa tham mưu được cho UBND thành phố, UBND các xã việc quy hoạch hệ thống kinh doanh thuốc BVTV ở các địa phương.

Bảng 4.5 Vị trí của cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV

ĐVT: %

vị trí Nguồn nước Trường học Khu dân cư

<200 m >200 m <200 m >200 m <200 m >200 m Song Mai 6 2 8 0 8 0 Đa Mai 5 1 5 1 6 0 Tân Mỹ 6 1 6 1 7 0 Chung (%) 80,9 19,0 90,5 9,5 100 0

Nguồn: số liệu điều tra, 2015

Qua bảng 4.5, ta có thể nhận thấy 100% số cửa hàng nằm ở khu vực dân cư, 80,9% nằm gần nguồn nước và 90,5% số cửa hàng nằm gần trường học. Các cửa hàng này đã vi phạm các quy định về địa điểm kinh doanh, vi phạm tiêu chuẩn cơ sở theo Quyết định 74/QĐ-BVTV-KH ngày 18/01/2006 của Cục BVTV.

Có thể thấy UBND cấp xã chưa xem xét nghiêm túc địa điểm kinh doanh trước khi cấp giấy chứng nhận về địa điểm kinh doanh cho các hộ xin đăng ký kinh doanh thuốc BVTV theo quy định của Pháp luật. Các địa điểm

này quá gần nguốn nước, trường học, khu dân cư nên rất nguy hiểm cho sự an toàn của cộng đồng cũng như nguy hiểm tới môi trường sinh thái.

Bảng 4.6 Điều kiện vệ sinh, phòng chống cháy nổ và hàng hóa kèm theo tại cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV

ĐVT:%

Thoáng Dễ Thiết Thiết Sinh Bán hàng Thức ăn gia súc Đồ ăn Vật liệu xây dựng Phân bón, giống cây Song mai 6 0 2 0 4 3 0 5 7 Đa Mai 6 0 1 1 6 2 0 1 6 Tân Mỹ 6 0 0 0 6 3 0 1 7 Chung (%) 85,7 0 14,3 4,7 76,2 38,1 0 33,3 95,2

Nguồn:Số liệu điều tra, 2015

Qua bàng 4.6 ta thấy các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV đều thoáng mát và làm bằng vật liệu không dễ cháy nổ. Tuy nhiên, thiết bị chữa cháy chỉ 14,3%% số cửa hàng có, 85,7%% còn lại vẫn còn tâm lý chủ quan. Nguyên nhân một phần do các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ không đủ điều kiện để trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, một phần do cán bộ cơ quan chuyên môn chưa hướng dẫn đầy đủ việc sử dụng an toàn, đầy đủ trang thiết bị cho người bán thuốc. Thực tế cho thấy có đến 76,2% số cửa hàng có chủ và gia đình sinh hoạt tại cửa hàng, điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự an toàn của con người, đa số cửa hàng có bán chung thuốc BVTV với mặt hàng khác như thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, phân bón,... đây là vấn đề thường thấy ở các cửa hàng buốn bán thuốc BVTV.

phố Bắc Giang chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định của Nhà nước như thiếu các giấy tờ thủ tục hành chính như chứng chỉ hành nghề quá hạn chiếm 80%. 100% số cửa hàng nằm trong khu vực dân cư đông người. Hầu hết các cửa hàng nằm gần nguồn nước, trường học, một số cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV vẫn bán các loại vật tư khác không cho phép như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống cây trồng,... Trên thị trường vẫn còn có những sản phẩm nhập lậu, vi phạm nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng. Mặt khác, hầu hết các cửa hàng, quầy hàng thiếu bảng giá, không có giá để thuốc, phân vùng của thuốc. Một số cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV không đảm bảo về cơ sở vật chất như quầy hàng nhỏ, chặt trội, thuốc để lẫn lộn,... Thị trường thuốc ngày nay có hàng ngàn sản phẩm do vậy nông dân không đủ khả năng để nhận biết, đánh giá, nhiều người mua và sử dụng thuốc theo cảm tính và theo chỉ dẫn của người bán hàng, nguyên tắc sử dụng thuốc 4 đúng không được tuân thủ.

Nguyên nhân các vấn đề trên một phần do các xã chưa tạo quỹ đất ở xa khu dân cư, nguồn nước, trường học,... cho các hộ kinh doanh, do người kinh doanh chưa nhận thức được sự nguy hiểm khi bán thuốc BVTV ngay cạnh nhà mình, do một phần nhận thức của chính quyền cấp xã trong việc xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho chủ cửa hàng còn cấp một cách tùy tiện.

4.1.5.2 Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, xử lý sau sử dụng thuốc BVTV

Tham gia vào việc quản lý sử dụng, sau sử dụng thuốc BVTV của nông dân chủ yếu là cán bộ BVTV, cán bộ khuyến nông của xã và cán bộ HTX.

Hộp 2: Việc kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân

Việc kiểm tra nông dân sử dụng thuốc BVTV diễn ra thường xuyên trên đồng ruộng. Đặc biệt, vào các thời điểm khi đang có dịch bệnh diễn ra thì cán bộ Chi cục BVTV thường xuyên xuống thăm đồng nhằm theo dõi tình hình dịch bệnh

Vào các thời điểm khi đang có dịch bệnh diễn ra thì cán bộ Chi cục BVTV, cán bộ khuyến nông, cán bộ HTX thường tổ chức thăm đồng nhằm có các chỉ đạo kịp thời nhằm đối phó với dịch bệnh.

Nội dung thanh kiểm tra chủ yếu của cán bộ quản lý chủ yếu về các nội dung chính như:

 Cách sử dụng thuốc của người dân theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, nồng độ và đảm bảo thời gian cách ly.

 Các trang thiết bị bảo hộ trong khi phun thuốc: quần áo, khẩu trang, kính, ủng,...

 Xử lý thuốc thừa, vệ sinh bình phun thuốc, vệ sinh thiết bị bảo hộ sau phun thuốc, vệ sinh thân thể,...

 Xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng,...

Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 60 người dân thường xuyên sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Đa Mai, xã Song Mai và xã Tân Mỹ. Kết quả được thể hiện dưới bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7 Sự lựa chọn của người sử dụng thuốc BVTV

Phân biệt

thuốc Đối tượng ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc Sử dụng thuốc Có Không Thông báo của địa phương Người bán hàng Tự tìm

hiểu Hóa học Sinh học

Xã Đa Mai 25 5 6 7 17 21 9

Xã Song Mai 21 9 4 6 20 27 3

Xã Tân Mỹ 27 3 5 9 16 26 4

Chung (%) 81,1 19,9 16,7 24,4 58,9 82,2 17,8

Nguồn: Số liệu điều tra, 2015

Quan bảng 4.7 ta có thể thấy đa phần người sử dụng thuốc BVTV là nữ chiếm 65,6%. Vai trò chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và của chính quyền xã trong việc hướng dẫn nông dân sử dụng còn hạn chế: tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc căn cứ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và thông báo của chính quyền địa phương khoảng 16,7%, chủ yếu là theo khuyến cáo và hướng dẫn của người bán thuốc. Đa số người dân tự đi mua thuốc BVTV theo sự tự tìm hiểu của bản thân và sự tư vấn của người bán hàng. Điều đáng lo ngại ở đây là vẫn còn có đến 19,9% người sử dụng thuốc không phân biệt được đâu là thuốc trừ sâu hóa học, đâu là thuốc trừ sâu sinh học. Thuốc hóa học vẫn là thuốc chủ yếu được người dân sử dụng do giá thành rẻ, nhiều chủng loại và nó phổ biến hơn so với thuốc sinh học trên thị trường. Đa số người dân cũng đã nhận biết được sự rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV đối với con người và đối với môi trường.

Người sử dụng thuốc BVTV ngày nay đa phần tự điều tra đồng ruộng hàng tháng khi phát hiện có sâu bệnh thì mua thuốc về phun. Thời điểm phun thuốc thường vào lúc rảnh rỗi mà không tuân thủ đúng thời điểm phun thuốc. Đa phần người dân khi phun thuốc không sử dụng đầy đủ các loại bảo hộ như: kính, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, đội mũ đây là do ý thức của người dân về ý thức bảo vệ sức khỏe không cao, hoặc có thể biết nhưng không sâu sắc nên không có ý thức phòng ngừa.

Bảng 4.8 Tình trạng sử dụng trang thiết bị bảo hộ khi phun thuốc BVTV

Chỉ tiêu Khẩu trang Găng tay Ủng Mũ món Kính Áo mưa

Xã Mức độ sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đa Mai Hiếm 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 1 3,33 1 3,33 Thỉnh thoảng 5 16,67 3 10,00 5 16,67 0 0,00 9 30,00 8 26,67 Thường xuyên 22 73,33 26 86,67 21 70,00 30 100,00 0 0,00 14 46,67 Không sử dụng 3 10,00 1 3,33 4 13,33 0 0,00 20 66,67 7 23,33 Song Mai Hiếm 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 10,00

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

w