Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 75)

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

4.2.3.Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý

địa bàn thành phố, mỗi cán bộ phải quản lý trên địa bàn khá rộng, do vậy không thể kiểm soát được tình hình kinh doanh, buôn bán, sử dụng thuốc BVTV trên thị trường. Mặt khác, danh mục các loại thuốc được phép sử dụng, không sử dụng quá nhiều, cập nhật hàng năm, trình độ cán bộ quản lý có hạn nên không thể nhớ hết được danh mục.

4.2.2. Mối liên kết giữa các cơ quan quản lý

Do lực lượng cán bộ thanh tra chuyên ngành về thuốc quá mỏng, vì vậy sự vào cuộc của chính quyền địa phương là rất cần thiết. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền,... cán bộ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác của mình đưa kiến thực về thuốc BVTV đến với người dân, nâng cao nhận thực cho người dân. Tuy nhiên, trong một số việc mang tính chất pháp lý như việc xác nhận đồng ý về địa điểm bán thuốc cho chủ các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV thì chính quyền cấp xã đã không chú ý tới quy định của pháp luật, xác nhận tùy tiện khiến nhiều các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV nằm trong khu vực dân cư, gần trường học, bệnh viện,... không đảm bảo vệ sinh môi trường. Mặt khác, các địa phương cũng chưa tạo quỹ đất cho các hộ buôn bán có thể di dời ra khỏi khu dân cư đông đúc, đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường, an toàn cho người dân xung quanh.

Mặc dù có chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh, môi trường,... trên địa bàn nhưng hầu như chưa có chính quyền cấp xã nào nào thực hiện. Một số cửa hàng khi vi phạm, bị đoàn thanh tra đình chỉ kinh doanh giao cho địa phương giám sát tuy nhiên vẫn hoạt động bình thường mà không hề có sự giám sát của địa phương. Qua đó thể hiện sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với các cơ quan chuyên môn còn lỏng lẻo, chưa nhất quán.

4.2.3. Kinh phí, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản

Kinh phí cho công tác quản lý thuốc BVTV hiện nay là quá ít. Mặt khác, theo quy định tại Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 1993, năm 2001 thì thanh tra về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật là thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên lại không được hưởng các chế độ phụ cấp trách nhiệm như cán bộ làm công tác thanh tra trong các ngành, lĩnh vực khác nên không khuyến khích được cán bộ làm việc hết trách nhiệm, nhiệt huyết với công việc, phát huy hết khả năng của mình.

Nguồn kinh phí cho công tác mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế dẫn tới công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu thốn. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ kiểm tra rất ít khi kiểm tra đến chất lượng thuốc BVTV bán tại các cửa hàng hay dư lượng thuốc BVTV còn trong nông sản do không có đủ trang thiết bị. Để kiểm tra chất lượng của một loại thuốc BVTV, cán bộ thanh tra phải lấy mẫu sau đó gửi tới các trung tâm Kiểm định chất lượng thuốc BVTV thuốc Cục BVTV ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành kiểm tra. Quá trình này đòi hỏi rất nhiều thời gian từ 15-20 ngày sau đó mới có kết quả, trong khi đó mẫu thuốc này vẫn được lưu hành trên thị trường, nếu mẫu thuốc không đạt chất lượng như đã đăng ký sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dụng, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng nông sản.

Tại địa phương, trên đồng ruộng vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng hầu như người dân đều vứt bỏ bừa bãi vì không có kinh phí xây dựng bể chứa theo quy định. Thuốc BVTV bị thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra việc tiêu hủy cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Trang 75)