6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
2.1.2. Đặc điểm NVL và quy trình sản xuất sản phẩm giày, dép ở
Công ty
a. Đặc điểm về nguyên vật liệu của Công ty
Vật liệu ở Công ty được hình thành chủ yếu từ việc mua ngoài và có thể mua trong nước như ở TP HCM, hoặc nhập nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan… Công ty chuyên sản xuất giày dép các loại, nên NVL chủ yếu là các loại vải, đòi hỏi công tác bảo quản tốt, nếu bị ẩm ướt sẽ làm chất lượng
NVL kém. Do đó, khi nguyên vật liệu nhập về thì có bộ phận KCS kiểm tra chất lượng nếu đảm bảo chất lượng sẽ tiến hành nhập vào kho. Đồng thời, Công ty sản xuất theo kiểu đơn đặt hàng nên khi có đơn đặt hàng thì vật tư sẽ được lập dự trù, do vậy đòi hỏi công tác quản lý phải tốt để tránh sự mất mát tiêu hao trong quá trình quản lý sử dụng.
Hiện nay, việc cung ứng NVL cho sản xuất ở Công ty được tiến hành song song với hai mùa giày. Về mùa lạnh, mùa sản xuất chủ yếu với khối
lượng lớn đòi hỏi việc cung ứng nguyên vật liệu phải nhanh chóng kịp thời và
đồng bộ. Về mùa nóng, việc sản xuất giày có phần chậm lại nên tốc độ cung
ứng cũng không yêu cầu cao. Tuy nhiên, việc sản xuất giày chủ yếu thực hiện
theo đơn đặt hàng nên khi có đơn đặt hàng thì phòng kinh doanh mới lên kế
hoạch cụ thể cho NVL. Việc cung ứng NVL do đó mà thực hiện theo hai
cách: đối với NVL dùng chung cho sản xuất thì được mua theo định kỳ, còn nguyên vật liệu dùng riêng cho từng loại giày thì được mua theo mã giày.
Trong các NVL thì 80% Công ty mua ở trong nước, 20% nhập ở nước ngoài. Chủ yếu là những NVL mà trong nước chưa hoặc bên đặt hàng tự cung cấp. Cao su hoàn toàn do thị trường trong nước cung cấp, vải có nhập nhưng không đáng kể. NVL chủ yếu mà Công ty phải nhập là hóa chất (SiO, ZnO, CaCO3 …) song đa số do khách hàng nhập dưới hình thức đầu tư trực tiếp.
Do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc cung cấp NVL phải phù hợp với từng đơn đặt hàng, điều đó làm cho NVL đa dạng, phong phú
hơn. Song Công ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn vật liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài hay trong nước đều có điểm mạnh và yếu của nó. Nguồn vật liệu từ trong nước dồi dào nhưng chất lượng
chưa cao ảnh hưởng không tốt tới chất lượng sản phẩm nhưng giá thành
thấp. Trong khi đó, nguyên liệu nhập khẩu giá cao làm tăng chi phí dẫn đến
tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn
nữa, chi phí nguyên liệu chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, nên việc lựa chọn các nhà cung ứng sao cho hiệu quả là một vấn đề quan trọng đối với các nhà quản trị của Công ty. Tuy nhiên, Công ty đã có được một giải pháp là khai thác tối đa nguồn nguyên liệu trong nước. Còn đối với mặt hàng xuất khẩu, do khách hàng đòi hỏi chất lượng cao nên Công ty nhập NVL từ nước ngoài.
Do có những chính sách về thanh toán với nhà cung ứng linh hoạt, tạo dựng được các nhà cung ứng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng nên quá trình sản xuất kinh doanh liên tục nhịp nhàng đem
lại hiệu quả SXKD cao.
b. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giày, dép tại Công ty
Quy trình công nghệ sản xuất giày, dép theo một dây chuyền liên tục và
được chia thành nhiều phân xưởng, thực hiện theo các bước khác nhau:
Bước 1: Từ nguyên liệu đầu vào là vải, simili, da đem kiểm tra và phân loại theo từng chất liệu cho đồng bộ và đồng màu.
Bước 2: Các bán thành phẩm của quá trình chặt đưa qua xưởng may, để
lắp ráp thành sân giày, dép. Sau khi hoàn thành các công đoạn trên thì bộ
phận KCS kiểm tra và nhập vào kho bán thành phẩm.
Bước 3: Hóa chất sau khi nhập vào kho được kiểm tra, cho vào máy cán luyện kín cùng với các phụ gia như bột đá, cao su…, nhằm mục đích nhả
ra chất bã.
Sau đó cho qua máy cán định hình cùng với lưu huỳnh tan đều trong keo, tiếp đó cho qua máy ép đùn các loại keo bím.
Bước 4: Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, đem cao su đã qua xử lý
đi chặt cắt để đúc thành đế và bím giày, dép. Bộ phận KCS kiểm tra và nhập vào kho bán thành phẩm.
Bước 5: Các bán thành phẩm sau khi nhập về kho đem bôi keo sau đó
qua máy sấy để làm khô keo.
Lắp ghép phần đế và sân giày, dép. Sau đó cho qua máy gò mũi, gò hông và gò gót. Tiếp theo người ta bôi keo nhiều lần, sau cùng là sấy và thực hiện dán đế giày, dép.
Bước 6: Sản phẩm qua kiểm tra được đưa về kho, đóng gói bao bì và
đưa về kho thành phẩm.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm giày, dép tại Công ty qua phụ lục 1 và phụ lục 2