0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH (FULL) (Trang 40 -40 )

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của

2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động của Công ty Công ty

a. Quá trình hình thành và phát trin ca Công ty

Tiền thân Công ty cổ phần Giày Bình Định là xưởng đắp lốp ô tô Kim Ngọc được chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1976 theo quyết định số 204/QĐ – UBND tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định) với tên gọi “Xưởng

công tư hợp danh đắp lốp ôtô Kim Ngọc Quy Nhơn”. Khi tiếp nhận xưởng chỉ

là sản xuất tư nhân, với 10 thiết bị chuyên dùng để đắp lại một số chủng loại lốp đắp ôtô.

Tháng 5/1984, đơn vị đổi tên thành “Nhà máy Cao su Quy Nhơn”, sau

khi đã mở rộng thêm về diện tích nhà xưởng, quy mô sản xuất và chuyển từ Công tư hợp danh sang Doanh nghiệp quốc doanh. Trong giai đoạn này, đơn

vị chuyên đắp các lốp ôtô đã qua sử dụng, sản xuất lốp xe đạp, lốp xe máy, lốp ôtô và nhiều mặt hàng kỹ thuật khác.

Đến năm 1985, đơn vị được chọn làm điểm thực hiện đổi mới cơ chế

quản lý, Công ty đã mạnh dạn kinh doanh liên kết với nước bạn Campuchia

đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến Cao su và một Công ty khai thác Cao su tại tỉnh Ranatakiri, Campuchia để khai thác mủ cao su và chế biến thành cao su cốm nguyên liệu với công suất 4.000 tấn/ năm.

Năm 1988, đơn vị được đổi tên thành “Xí nghiệp Liên hợp Cao su Bình

Định” theo quyết định số 1492/QĐUB của UBND tỉnh Bình Định, trên cơ sở

qui mô của đơn vị phát triển ngày càng lớn. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống về cao su, đơn vị xây dựng một xưởng mới 4.200 m2 và đầu tư trên 2 tỷ

đồng để trang bị các loại máy chuyên dùng để sản xuất giày, dép xuất khẩu

sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1992, đơn vị đầu tư và chuyển

hướng vào lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu; từ đó, hàng năm tiếp tục đầu

tư mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Giày dép xuất khẩu trở thành mặt hàng chủ yếu của đơn vị.

Tháng 6/2002, đơn vị được đổi tên thành “Công ty Giày Bình Định” theo quyết định số 1919/QĐ-UB để phù hợp với ngành nghề sản xuất – kinh doanh chính và thuận lợi trong quan hệ với khách hàng trong nước và quốc tế. Tháng 12/2005 Công ty Giày Bình Định tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành “Công ty cổ phần Giày Bình Định” theo quyết đinh số 2125/QĐ-

CTUBND ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình

Định. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2006, với tổng vốn

điều lệ là: 15.500.000.000 đồng.

Tên công ty: Công ty cổ phần Giày Bình Định

Tên giao dịch: Bình Định Footweat – Joint – Stook Company. Trụ sở chính: 40 Tháp Đôi – Thành phố Quy Nhơn

Cơ sở phụ thuộc: Cơ sở sản xuất dép xuất khẩu và lắp đặt ở Phú Tài.

Điện thoại: 0563.822155 – 820819 – 924654 – 824690 – 822492. Fax 0563.824654

Email: Bdr @. dng. vnn. vn

Văn phòng giao dịch: 115/15/19 Cộng Hòa, Quận Tân Bình – TP. HCM Tel – Fax: 08.8111.258; 0903501363. Tổng vốn hiện có tính đến ngày 31/12/2010: 70.988.948.388 đồng. Trong đó: Vốn tự có: 19.394.379.197 đồng. Vốn vay và nợ ngắn hạn: 17.674.713.932 đồng. Vốn vay và nợ dài hạn: 887.463.000 đồng.

Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2010: 1320 người.

Công ty cổ phần Giày Bình Định là đơn vị kinh tế cơ sở thuộc ngành sản xuất, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư

cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy phép đăng

ký kinh doanh, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo qui

định của pháp luật, hoạt động theo điều lệ của Công ty và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong quá trình phát triển, Công ty đã có sự chuyển đổi sâu sắc về thiết bị công nghệ cũng như quá trình quản lý. Công ty đã thực sự đi sâu vào

nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường quốc tế. Nhờ đó sản lượng sản phẩm sản xuất và xuất khẩu đã trở thành một mặt hàng ưa chuộng trên thị thế giới

các nước như: Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Newzealand…

Mặc dù ra đời trong điều kiện tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến phức tạp, nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế

tham gia cạnh tranh gay gắt, nhưng Công ty Cổ phần giày Bình Định không những đã tồn tại mà còn phát triển mở rộng sản xuất. Công ty đã đầu tư mở

rộng sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa các mặt hàng chứ không phải như những năm trước chỉ sản xuất với một số

thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu, chỉ sử dụng trong nước, vì vậy những năm qua Công ty đã có những bước tiến rõ rệt. Sản phẩm của Công ty là các loại giày, dép với kiểu dáng, mẫu mã hiện đại, chất lượng tốt hơn. Những sản phẩm này chỉ tiêu thụ một ít trong nước tại quầy hàng bán lẻ của Công ty, hầu hết là xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Nhờ vậy mà hàng năm Công ty đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Bng 2.1: Mt s ch tiêu th hin kết quả qua các năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng giá trị sản lượng Trđ 43.309 42.872 58.988 Doanh thu thuần Trđ 68.549 78.384 171.490 Kim ngạch xuất khẩu USD 3.550.020 4.203.550 5.718.602

Nộp ngân sách Trđ 500,95 648,9 894,2

Lợi nhuận Trđ 2.047,9 2.962,43 8.905,83

Số lao động bình quân Người 1.200 1.300 1500

Lương bình quân Đồng 851.000 1.050.000 1.700.000

Tỷ lệ cổ tức % 8,42 11,77 17,3

( Nguồn Phòng kế toán - tài vụ)

b. Đặc điểm hoạt động ca Công ty

Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giày rất rộng lớn bỡi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa

dạng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng. Mặt khác, sản phẩm giày phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường về mẫu mã, chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng vật tư, nhân lực và khả năng kỹ thuật công nghệ, Công ty đã lựa chọn phương án sản xuất mang lại hiệu quả tối ưu, sử dụng tối đa công

suất máy móc thiết bị. Công ty chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp được nhiều người trên thị trường ưa chuộng không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đầu tư cải tiến dây chuyền công nghệ

ngày càng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã hiện

đại hơn trước. Tổ chức công nhân làm việc theo ca, nếu hàng gấp thì tăng ca để kịp tiến độ giao hàng. Những đơn đặt hàng của Công ty chủ yếu là giày,

dép xuất khẩu. Ngoài việc sản xuất theo đơn đặt hàng, Công ty còn sản xuất những sản phẩm khác như: giày, dép nội địa, cao su tấm,…

Về thị trường tiêu thụ của Công ty:

+ Thị trường nội địa: Chủ yếu là TP Quy Nhơn, TP HCM, Gia Lai, Phú

Yên… và các huyện trong tỉnh.

+ Thị trường quốc tế: Đây là khách hàng chính, tiêu thụ sản phẩm của

Công ty như: Pháp, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Anh, Newzealand…

Đến nay Công ty đã có những bạn hàng lớn và khả năng tiêu thụ sản phẩm lâu dài. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất đa dạng, tiềm

năng để khai thác các thị trường này còn lớn, từ đó Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã mới, để thu hút sự chú ý của thị trường này.

Về hệ thống phân phối của Công ty: chủ yếu là các nhà phân phối nước ngoài. Thông qua họ, sản phẩm của Công ty mới có thể đến với người tiêu dùng. Những nhà phân phối này mua lại sản phẩm của Công ty và bán lại với

giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, sản phẩm của Công ty không thể

bán trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài, mà phải thông qua các nhà phân phối này. Hệ thống phân phối của Công ty là phương thức phân phối hữu hạn, sản xuất và bán theo hợp đồng đã được ký kết. Ngoài ra, Công ty cũng có bán trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước, thông qua những cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Về đối thủ cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh đối với Công ty là rất lớn.

Trong nước Công ty phải đối mặt với các công ty giày, dép như Công ty giày

Hiệp Hưng, Công ty giày An Lạc ở TP.HCM và ở Đồng Nai, Hà Nội… Đối với thị trường nước ngoài thì Công ty chưa có tiềm lực để cạnh tranh với các Công ty ở nước bạn như: Hồng Kông, Trung Quốc…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY BÌNH ĐỊNH (FULL) (Trang 40 -40 )

×