Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 53)

D) Trường hợp không được hưởng giới hạn trách nhiệm

2.1.Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.1. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bằng đường hàng không

Pháp luật theo môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Việt Nam có ba loại nguồn là văn bản qui phạm pháp luật, tiền lệ pháp và tập quán pháp. Tuy nhiên nếu xem nguồn của pháp luật là nơi chứa đựng các qui tắc xử sự mà được nhà nước cưỡng chế thi hành thì nguồn của pháp luật được xem xét rộng hơn. Chẳng hạn khi tranh chấp hợp đồng, thì nguồn đầu tiên để tìm kiếm giải pháp giải quyết đó là chính hợp đồng, bởi hợp đồng là luật của các bên trong chính quan hệ hợp đồng đó. Vậy các luật gia trên thế giới quan niệm nguồn của pháp luật tương đối rộng, nhất là trong lĩnh vực luật tư về hàng không. Chúng có thể bao gồm: Văn bản qui phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp, học thuyết pháp lý, hợp đồng, thói quen thương mại, và lẽ công bằng. Tuy nhiên tại đây chỉ đề cập tới các văn bản pháp luật về hàng không nói chung và về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng.

Các văn bản pháp luật về hàng không nói chung và về hợp đồng vận chuyển hàng không nói riêng có thể chia thành các văn bản pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật quốc tế. Vận chuyển hàng không không chỉ dừng lại ở việc bị điều tiết bởi luật tư mà cả luật công như đã phân tích ở trên kể cả trong lĩnh vực vận chuyển hàng không quốc tế, do đó khi nói tới các văn bản điều tiết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không không thể không nói tới tất cả các văn bản.

* Công ước Paris liên quan tới các quy định về giao lưu hàng không ký ngày 13/10/1919;

* Công ước Madrid về giao lưu hàng không ký ngày 1/10/1926;

* Công ước về hàng không thương mại ký tại Habana ngày 20/2/1928; * Công ước Balkan về giao lưu hàng không ký tại Bucarest ngày 24/01/1936;

* Hội nghị hàng không dân sự Chicago diễn ra từ ngày 01/11 đến ngày 07/12/1944 đã sản sinh ra 04 điều ước quốc tế là: Hiệp định tạm thời về hàng không dân sự quốc tế; Công ước hàng không dân sự quốc tế; Hiệp định quá cảnh dịch vụ hàng không quốc tế (thường gọi tắt là Hiệp định quá cảnh); Hiệp định vận tải hàng không quốc tế (thường gọi tắt là Hiệp định không tải);

* Các Nghị định thư sửa đổi Công ước Chicago và các Nghị định thư về điều khoản cuối cùng và Nghị định thư về các văn bản nhiều thứ tiếng của Công ước Chicago;

* Công ước Quốc tế về viễn thông ký tại thành phố Atlantic ngày 2/10/1947 được sửa đổi tại Paris năm 1949 và đã bị thay thế bởi Công ước quốc tế về viễn thông ký tại Buenos Aires năm 1952;

* Công ước về tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay ký tại Tokyo ngày 14/9/1963;

* Công ước về chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay ký tại La Haye ngày 16/12/1970;

* Công ước về các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của ngành hàng không dân sự ký tại Montreal ngày 23/9/1971;

* Nghị định thư bổ sung về các hành vi dùng bạo lực tại các cảng hàng không quốc tế ký tại Montreal ngày 24/2/1988;

* Công ước về việc đánh dấu chất nổ Plastic nhằm mục đích phát hiện ký tại Montreal ngày 1/03/1991;

*Công ước về việc thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không ký tại Montreal ngày 28/5/1999 (có hiệu lực ngày 30/6/2004).

* Các hiệp định song phương giữa các quốc gia.

* Công ước nhằm thống nhất một số quy tắc liên quan tới vận chuyển quốc tế bằng tàu bay ký tại Warsaw ngày 12/10/1929;

* Công ước nhằm thống nhất một số quy tắc liên quan tới việc bắt giữ thi hành đối với tàu bay ký tại Rome ngày 29/5/1933;

* Công ước nhằm thống nhất một số quy tắc liên quan tới trợ giúp và cứu hộ tàu bay hoặc bởi tàu bay trên biển, ký ngày 29/9/1938 tại Brussels;

* Công ước về công nhận các quyền đối với tàu bay ký tại Geneve ngày 19/6/1948;

* Công ước nhằm thống nhất một số quy tắc liên quan tới thiệt hại do tàu bay gây ra đối với người thứ ba trên mặt đất ký tại Rome ngày 29/5/1933;

* Nghị định thư bổ sung Công ước Rome 1933, liên quan tới thiệt hại do tàu bay gây ra đối với người thứ ba trên mặt đất ký tại Brussels ngày 29/9/1938;

* Công ước về thiệt hại do tàu bay nước ngoài gây ra đối với người thứ ba trên mặt đất ký tại Rome ngày 7/10/1952;

* Nghị định thư sửa đổi Công ước về thiệt hại do tàu bay nước ngoài gây ra cho người thứ ba trên mặt đất ký tại Rome ngày 7/10/1952 ký tại Mon treal ngày 23/12/1978

* Nghị định thư sửa đổi Công ước Warsaw 1929, ký tại Hague ngày 28/9/1955;

* Công ước bổ sung Công ước Warsaww 1929, ký tại Guadalajara ngày 18/9/1961;

* Nghị định thư sửa đổi Công ước Warsaw 1929 và Nghị định thư Hague 1955, ký tại Guatemala ngày 08/08/1971;

* Nghị định thư bổ sung số 1 sửa đổi Công ước Warasw 1929, ký tại Montreal ngày 25/9/1975;

* Nghị định thư bổ sung số 3 sửa đổi Công ước Warsaw 1929 và Nghị định thư Hague 1955 và nghị định thư Guatemala 1971, ký tại Montreal ngày 25/9/1975;

* Nghị định thư số 4 sửa đổi Công ước Warsaw 1929 được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 1955, ký tại Montreal ngày 25/9/1975; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công ước về quyền lợi quốc tế đối với thiết bị di động được ký tại Cape Town ngày 16/11/2001;

* Nghị định thư của Công ước về quyền lợi quốc tế đối với thiết bị di động về các vấn đề cụ thể đối với thiết bị tàu bay ký tại Cape Town ngày 16/11/2001.

Hiện nay cộng đồng hàng không quốc tế đã cố gắng hợp nhất các qui tắc vận chuyển hàng không quốc tế trong hệ thống Công ước Warsaw trong một Công ước quốc tế khác là Công ước Montreal 1999. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia đều là thành viên của Công ước Montreal 1999.

Ngoài ra còn nhiều điều ước liên quan tới liên vực hàng không có đan xen tới các lĩnh vực khác.

Các văn bản pháp luật chủ yếu của Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng không bao gồm: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Bên cạnh đó là các văn bản hướng dẫn thi hành ở nhiều cấp độ khác nhau. Liên quan tới vận chuyển đa phương thức mà trong đó có chặng vận chuyển bằng đường hàng không như đã nói ở Chương 1 thì chúng ta còn thấy nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan. Chẳng hạn Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. Lưu ý rằng dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam, cho

đến thời điểm hiện nay cũng được phân chia thành một loại hình dịch vụ riêng biệt.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc pháp điển hóa luật hàng không ở mức độ cao, có nghĩa là xây dựng một bộ luật hàng không dân dụng, là rất cần thiết cho việc tối thiểu hóa các văn bản để phục vụ cho hoạt động hàng không do chính tính chất của hoạt động động hàng không đòi hỏi. Ngay cả ở Hoa Kỳ cũng đã ban hành một Bộ luật Hàng không Liên bang 1958. Các nước khác theo truyền thống Common Law cũng theo khuynh hướng pháp điển hóa luật hàng không [35, tr. 59].

Ở đây phải nói thêm rằng án lệ rất được chú ý trong việc điều tiết các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực hàng không, bởi pháp điển hóa không thể bao quát một cách đầy đủ mọi chi tiết. Trong khi đó nguồn tập quán pháp xuất hiện ít hơn bởi vận chuyển hàng không là hoạt động hiện đại, mới mẻ [34, tr. 41].

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Trang 53)