Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường TYP2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 54)

III. Triệu chứng lâm sàng:

4.1.Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới

Qua khảo sát trên 80 bệnh nhân có tiểu đƣờng typ 2 không tăng huyết áp và 80 bệnh nhân tiểu đƣờng typ 2 có tăng huyết áp, chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình của hai nhóm là 62,16± 9,27 , không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi giữa hai nhóm (p>0,05). Trong đó tuổi thấp nhất là 45, cao nhất 86 tuổi và nhóm bệnh nhân ở độ tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất (41,88%). Nghiên cứu của tác giả Tạ Văn Bình độ tuổi trung bình là 52,0± 10, của Hồ Trƣờng Bảo Long 62,33± 10,79, của Nguyễn Bá Lƣơng 66,87± 9,37, Trần Hữu Dàng 62,2± 11,6 tuổi [5], [27], [24], [10]. Spijkerman và cộng sự tại Hà Lan nghiên cứu về tuổi mắc bệnh ĐTĐ typ 2 cho thấy tuổi trung bình là 61,4±7,0 tuổi [78]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp về độ tuổi với một số tác giả nhƣ của Nguyến Bá Lƣơng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở độ tuổi 60- 69 là 37,23%, của Nguyễn Thị Kim Lƣơng là 35,1%[23], [24]; thấp hơn của Nguyễn Thị Thu Minh (60,3%), Lê Văn Chi (61%) do nghiên cứu của tác giả ở đối tƣợng ngƣời cao tuổi [28], [8].

- Phân bố về giới: đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam và tỷ lệ mắc bệnh theo giới đƣợc nhiều tác giả đề cập đến với những nhận xét khác nhau. Theo J. Marisa và cộng sự, tại Nhật Bản và Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam cao hơn nữ, nhƣng tại Hoa Kỳ tỷ lệ mắc ĐTĐ đối với nữ cao gấp 3-4 lần so với nam. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho kết quả về tỷ lệ mắc ĐTĐ typ 2 theo giới nhƣ sau[12], [27], [16], [28]:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

55

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ về giới với một số tác giả

Tác giả Năm Địa Điểm nghiên cứu Nam Nữ

Đào Thị Dừa 2009 Bệnh viện Trung ƣơng Huế 32,71 67,29 Hồ Trƣờng Bảo Long 2010 Bệnh viên Đa khoa Lâm Đồng 40,58 59,42

Mai Xuân Hải 2010 Tỉnh Gia Lai 45,1 54,9

Nguyễn Thị Thu Minh 2011 Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên

45,2 54,8

Chúng tôi 2012 Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên

44,38 55,62

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các quốc gia, giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hƣởng đến ĐTĐ typ 2 nhƣ: thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, chủng tộc…

4.1.2. Đặc điểm thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ

Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ đƣợc tính bằng năm bắt đầu từ thời điểm đƣợc chẩn đoán xác định là bệnh nhân bị mắc ĐTĐ typ 2 đƣợc nhân viên y tế chẩn đoán bệnh. Thời gian phát hiện bệnh chỉ có giá trị tƣơng đối, vì thật sự thầy thuốc và ngay cả chính bản thân ngƣời bệnh khó mà biết đƣợc đâu là thời điểm chính xác khi bị bệnh ĐTĐ do bệnh diễn biến âm ỉ mặt khác còn phụ thuộc vào mức độ chăm sóc y tế của mỗi cá nhân.

Qua thống kê chúng tôi thấy tỷ lệ phát hiện bệnh dƣới 1 năm của nhóm ĐTĐ typ 2 không THA là 13,75%, nhóm ĐTĐ typ 2 có THA 8,75%, tỷ lệ gặp nhiều nhất ở thời gian từ 1-5 năm trong đó nhóm ĐTĐ typ 2 không THA 43,75%, ĐTĐ typ 2 có THA 46,25%, thấp nhất ở khoảng thời gian > 10 năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

56

với tỷ lệ tƣơng ứng là 6,25% và 7,5%. Nghiên cứu của Hồ Trƣờng Bảo Long và Huỳnh Đức Thanh thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm chiếm 44,93%, > 5 năm: 39,13% [27]; nghiên cứu của Lê Văn Bổn và cộng sự cho thấy thời gian phát hiện bệnh 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 53%)[7] . Nghiên cứu của Đào Thị Dừa thời gian phát hiện bệnh ở khoảng 1-5 năm cao hơn đó là 60%, từ 6- 10 năm: 23,3, trên 10 năm 16,7% [12]. Thời gian phát hiện bệnh là một yếu tố quan trọng, thời gian mắc bệnh càng dài càng có nhiều nguy cơ biến chứng, diễn biến bệnh phức tạp.

4.1.3. Đặc điểm về thể trạng

Béo phì liên quan chặt chẽ với đề kháng insulin, THA, rối loạn chuyển hóa lipid máu và bệnh ĐTĐ typ 2, là tiền đề cho các bệnh tim mạch. Chỉ số khối cơ thể thƣờng có mối tƣơng quan chặt chẽ với sự tích tụ mỡ, chỉ số BMI đƣợc khuyến cáo nhƣ một phƣơng pháp đánh giá thừa cân ở ngƣời lớn, đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu. Theo Nguyễn Hải Thủy, Hội chứng chuyển hóa tim bao gồm các yếu tố nguy cơ truyền thống và yếu tố nguy cơ không truyền thống trong đó béo phì dạng nam là một trong những tiêu chuẩn chính. Trên lâm sàng béo phì đƣợc đánh giá qua chỉ số BMI và đo vòng bụng, vòng mông trong đó vòng bụng đƣợc ƣu tiên hơn do liên quan đến mô mỡ dƣới da bụng và nội tạng và đƣợc xem là một cơ quan phóng thích nhiều adipokine gây kháng insulin và phóng thích nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch [40].

Chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm THA 24,6± 2,4, nhóm không THA là 23,9± 1,8; vòng bụng nhóm ĐTĐ typ 2 không THA là 83,67± 13,19, nhóm ĐTĐ typ 2 có THA: 88,19± 11,24, không khác biệt so nhóm không THA (p>0.05). Nghiên cứu của Tạ Văn Bình cho thấy BMI > 23 chiếm tỷ lệ cao, nhất là khu vực thành thị[3]. Theo Nguyễn Hải Thủy và cộng sự , bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có BMI béo chiếm tỷ lệ 63,34% và nghiên cứu của Đào Thị Dừa BMI ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là 23,21± 2,31 [39], [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

57

Mykkanen và cộng sự đã tìm ra mối liên quan giữa ĐTĐ và béo phì, đặc biệt là béo trung tâm khi nghiên cứu trên 1300 ngƣời ở Phần Lan [72]. Béo bụng và béo tạng có liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hoá, đó là: ĐTĐ typ 2, THA, rối loạn chuyển hoá lipid và những rối loạn khác. Ở ngƣời béo bụng, các tế bào mỡ tăng hoạt động phân giải, giải phóng nhiều các acid béo tự do vào hệ thống mạch cửa, các acid béo này ảnh hƣởng tới một chuỗi trong chuyển hóa ở gan. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, kéo theo sự thay đổi lối sống công nghiệp, thay đổi cơ cấu trong khẩu phần ăn với nhiều chất đạm, chất béo cùng lối sống tĩnh tại ở các đô thị càng góp phần làm tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng lên đồng nghĩ với sự gia tăng của các bệnh chuyển hoá, đặc biệt là ĐTĐ và THA, đó là vấn đề mà cả xã hội hiện nay đang phải đối mặt.

4.1.4. Đặc điểm về huyết áp

Huyết áp tâm thu trung bình nhóm THA là 154,82± 2,78mmHg và huyết áp tâm trƣơng 95,05± 7,19mmHg, huyết áp tâm thu trung bình của nhóm không THA là 118,97± 9,19mmHg và huyết áp tâm trƣơng 72,89± 7,87mmHg. Kết quả này cũng tƣơng quan với một số tác giả khác nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ huyết áp tâm thu nhóm ĐTĐ có THA là 152,3± 9,8mmHg và huyết áp tâm trƣơng 94,5± 7,9mmHg còn nhóm không THA có huyết áp tâm thu 119,4± 5,9 mmHg, huyết áp tâm trƣơng 68,9± 6,8 mmHg [31].

THA là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, yếu tố nguy cơ đã đƣợc minh chứng thông qua các biến cố tim mạch. THA đóng vai trò sinh bệnh chủ yếu trong hình thành các bệnh lý mạch vành, đột quỵ, suy tim… Đặc tính THA ở ĐTĐ là tăng thể tích huyết tƣơng, tăng sức cản ngoại biên và thƣờng gặp là cƣờng insulin và kháng insulin. THA xuất hiện trên bệnh nhân bị ĐTĐ cao gấp 2 lần ngƣời không bị ĐTĐ trong cùng độ tuổi và tỷ lệ tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vong tƣơng đối cao do bệnh tim mạch tăng gấp 2,5-7 lần trên bệnh nhân ĐTĐ có THA.

Một phần của tài liệu Hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường TYP2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 54)