Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường TYP2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 58)

III. Triệu chứng lâm sàng:

4.2. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm

4.2.1. Đường máu

Tăng đƣờng máu đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của các biến chứng vi mạch và tim ở ĐTĐ, tăng đƣờng máu mạn tính làm rối loạn chức năng tế bào nội mạc thúc đẩy sự phát triển bệnh mạch máu, ảnh hƣởng của nồng độ đƣờng máu cao kéo dài gây tổn thƣơng các mạch máu nhỏ trong cơ tim, thành của mao mạch có những thay đổi nhƣ dày lớp nội mạc. Ngoài ra đƣờng máu tăng cao còn đồng thời ảnh hƣởng đến thần kinh tự động của tim và 2 yếu tố này đã gây rối loạn cấu trúc của cơ tim làm cho các tế bào cơ tim có xu hƣớng dãn và phì đại mà kết quả là tăng khối lƣợng cơ tim[10].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ glucose máu trung bình, HbA1C ở nhóm bệnh ĐTĐ có và không có THA đều tăng cao(glucose: 10,26± 4,37, 9,1± 4,13; HbA1C: 9,77± 2,84 và 9,18± 2,67).

Boyer J.K nghiên cứu ĐTĐ typ 2 cho thấy glucose máu của những ngƣời đã đƣợc kiểm soát vẫn còn ở mức cao > 10mmol/l [57].

Nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy và cộng sự cho thấy nhóm bệnh nhân ĐTĐ trên 40 tuổi có nồng độ glucose máu lúc đói là 11,99mmol/l, Nguyễn Thị Nhạn nồng độ glucose máu lúc đói của ĐTĐ typ 2: 9,34± 3,66mmol/l, của Đào Thị Dừa: 17,97± 4,35. Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng trên 317 bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định mức glucose máu trung bình là 15,19mmol/l [35], [12]. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của Đào Thị Dừa và của Võ Bảo Dũng do của các tác giả nghiên cứu trên đối tƣợng kiểm soát đƣờng huyết kém phải nhập viện điều trị nội trú còn chúng tôi nghiên cứu trên đối tƣợng điều trị ngoại trú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

59

Nhìn chung, tuy các kết quả nghiên cứu có chênh lệch nhau giữa các vùng, các nƣớc nhƣng có một đặc điểm chung là mức độ glucose máu trung bình vẫn còn khá cao, ngoài vấn đề phát hiện muộn ở ngƣời già hoặc không tuân thủ điều trị tốt, chế độ ăn chƣa phù hợp nên phần lớn bệnh nhân đều có sự mất quân bình đƣờng máu, điều này càng làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng.

4.2.2.Lipid máu

Rối loạn lipid máu là đặc điểm cận lâm sàng hay gặp nhất, qua nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ tăng cholesterol: 53,12%, tăng triglyceride: 76,25%, giảm HDL-C: 22,5%. Có thể do nhiều bệnh nhân chƣa đƣợc chẩn đoán sớm hoặc chƣa đƣợc kiểm soát đƣờng huyết tốt, chế độ dinh dƣỡng chƣa đƣợc phù hợp nên tỷ lệ rối loạn lipid máu khá cao. Rối loạn lipid máu là một yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh tim mạch. Rối loạn lipid máu trong ĐTĐ typ 2 diễn ra gay cả khi đƣờng máu đƣợc kiểm soát tốt, thƣờng gặp là sự phối hợp tăng triglyceride, giảm nồng độ HDL-C. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả của Nguyễn Quốc Việt tỷ lệ tăng triglyceride chiếm 74,47%, tăng cholesterol 48,94% [49], kết quả của Lê Văn Bổn không đạt mục tiêu lipid máu lên đến 98,5% trong đó triglyceride 79% [7]. Bilan Lipid nhóm THA trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt so nhóm không THA.

Một phần của tài liệu Hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường TYP2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)