Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 48)

38

Mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế,trong đó có hoạt động NH đều chịu sự điều chỉnh của Luật pháp. Đó chính là các Luật và văn bản dƣới Luật do Nhà nƣớc ban hành;các quy định, chính sách củaNHTWvề lãi suất, dự trữ, hạn mức tín dụng,... Pháp luậtcó ảnh hƣởng mạnh mẽ đến quy mô và hiệu quả hoạt động huy động vốn nhƣ:Luật ngân hàng nhà nƣớc số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, quyết định số 2453/QĐ-TTG ngày 27/12/2011, chỉ thị 20/2007/CT-TTG ngày 24/08/2007, nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2001 đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, quy địnhsố 379/QĐ-NHNN ngày 08/03/2011 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD, quyết định số 750/QĐ-NHNN ngày 26/08/2008 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD, quyết định về trần lãi suất huy động và cho vay, chính sách tiền tệdo NHTW thực hiện.

Môi trƣờng pháp lý luôn thay đổi theo yêu cầu phát triển và quản lý của nền kinh tế cũng nhƣ của hệ thống NH.Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho NH. Ngân hàng cần cập nhật kịp thời để điều chỉnh hoạt động kinh doanh đi đúng hƣớng, xây dựng chiến lƣợc phù hợp, đảm bảo lợi ích của cả NH và khách hàng.

- Các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

Sự phát triển kinh tế là yếu tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn của NH. Nền kinh tế tăng trƣởng sẽ thúc đẩy nhu cầu sản xuất, đầu tƣ của các chủ thể trong nền kinh tế,làm tăng nhu cầu tín dụng, buộc các NHTM phải nỗ lực huy động vốn để cho vay. Đồng thời, tạo thu nhập cao và ổn định, tăng giá trị tích lũy giúp hoạt động huy động vốn của NH đƣợc thuận lợi. Ngƣợc lại, nền kinh tế suy thoái làm giá cả hàng hóa tăng, hoạt động sản

39

xuất bị thu hẹp, thu nhập của dân cƣ giảm, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của NH.

Văn hoá, xã hộihình thành nên thói quen, tâm lý của khách hàng.Các nƣớc phát triển vớicông nghệ NH hiện đại, khách hàng thƣờng có thói quen sử dụng tiện ích do NH cung ứng nhƣ dùng thẻ để thanh toán các giao dịch hàng ngày tại siêu thị, cửa hàng; bank plus,...Ở các nƣớc đang phát triển, ngƣời dân có thói quen dùng tiền mặt,có tâm lý tích trữ tiền mặt, tích trữ vàng và USD nên quy mô vốn chiếm dụng nhỏ làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Họ không tin tƣởng vào hệ thống NH do tỷ lệ nợ xấu cao, nhiều NH bị phá sản, hoạt động thanh tra và kiểm soát còn nhiều bất cập nên lƣợng tiền gửi vào NH bị hạn chế và không ổn định.

- Điều kiện thị trƣờng và cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trƣờng,vừa là thách thức vừa là động lực thúc đẩy các NH nâng cao chất lƣợng hoạt động, trong đó, có hoạt động huy động vốn.

Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì cạnh tranh trong lĩnh vựcNH diễn ra ngày càng gay gắt và mãnh liệt. Cạnh tranh không chỉ diễn ra trong nội bộ hệ thống NH mà còn giữa NH với các tổ chức tài chính nhƣ công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, tiết kiệm bƣu điện…Ở nơi tập trung nhiều NHTM, nhiều tổ chức tài chính thì cạnh tranh càng quyết liệt. Các NHTM quốc doanh có lợi thế nhờ vào uy tín và hậu thuẫn của Nhà nƣớc,nhƣng trong tiến trình cổ phần hóa, các NHTM này phải từng bƣớc tự đững vững, nâng cao năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực để tăng sức cạnh tranh với các NHTM cổ phần, NH nƣớc ngoài, NH liên doanh đang lớn mạnh cả về lƣợng và quy mô, với công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng, trình độ và kinh nghiệm quản lý hơn hẳn các ngân hàng trong nƣớc.

40

Thị trƣờng tài chính là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán các loại công cụ tài chính, nhờ đó vốn đƣợc chuyển giao một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chủ thể thặng dƣ vốn sang các chủ thể thiếu hụt vốn.Qua quá trình trao đổi, thị trƣờng tài chính cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán, giúp các chủ thể có thể dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt, hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Khi trƣờng tài chính kém phát triển, các nhà đầu tƣ không lựa chọn đầu tƣ mà thích nắm giữ tài sản. Thị trƣờng tài chính phát triển, cung cấp thêm cơ hội đầu tƣ mới hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ,thay vì gửi tiền vào NH, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn.

41

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐNTẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên

Tiền thân của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam, ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ). Tên gọi đƣợc thay đổi qua các thời kỳ: Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam (1988-1990); Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (1990- 1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (1996 đến nay).

Từ khi thành lập đến nay, Agribank vẫn giữ vai trò chủ lực trong phát triển nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Agribank là NH lớn nhất Việt Nam cả về quy mô nguồn vốn 626.390tỷ đồng, vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng, tổng tài sản 705.365tỷ đồng, đội ngũ cán bộ nhân viên khoảng 40.000, mạng lƣới hoạt động gần 2.300( số liệu đến ngày 31/12/2013). Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, thể hiện rõ nhất qua việc hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Ngoài ra, Agribank là một trong số các NH có hệ thốngNH đại lý lớn nhất Việt Nam, với 1.000NH đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nƣớc: thực hiện chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại

42

đoàn kết; tài trợ phí mổ tim; xây dựng bệnh viện…Agribank đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Là thành viên trực thuộc Agribank, Agribank Thái Nguyênđƣợc thành lập năm 1998, trên cơ sở tách ra từNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Thái theo quyết định số 198/QĐ- NHNN5 ngày 06/6/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự chỉ đạo của Agribank, Agribank Thái Nguyên đã có những bƣớc phát triển đáng kể về mọi mặt, không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh, dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Nhờ vậy, uy tín củaAgribank Thái Nguyên ngày càng đƣợc nâng cao và trở thành ngƣời bạn không thể thiếu của nhà nông.

Kể từ khi thành lập đến nay, Agribank Thái Nguyên đã đƣợc trao tặng nhiều giải thƣởng, bằng khennhƣ:

Đƣợc Ban Thƣờng vụ Tỉnh Ủy tặng cờ 5 năm liền đạt: trong sạch, vững mạnh tiêu biểu;

Đƣợc Agribank Việt Nam xếp loại loại AAA;

Đƣợc Agribank Việt Nam công nhận đơn vị hoàn thành kế hoạch sản xuất; Đƣợc Agribank Việt Nam công nhận tập thể lao động xuất sắc.

Các bằng khen của thống đốc NHNN, tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Nhân dân tỉnh.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Agribank Thái Nguyên luôn chú trọng xây dựng, củng cố và sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động vừa gọn nhẹ, vừa đảm bảo đạt hiệu quả cao, phù hợp

43

với quy mô, đặc điểm địa bàn hoạt động của chi nhánh và đặc thù hoạt động kinh doanh của NH.

Agribank Thái Nguyên là chi nhánh loại 1, trụ sở đặt tại địa chỉ số 279 Đƣờng Thống Nhất, Phƣờng Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên; có 10 chi nhánh loại 3 và 19 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh. Các chi nhánh trực thuộc gồm: Agribank chi nhánh Thành Phố Thái Nguyên, Agribank chi nhánh Sông Cầu, Agribank chi nhánh huyện Định Hóa, Agribank chi nhánh huyện Phú Lƣơng, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Agribank chi nhánh huyện Phú Bình, Agribank chi nhánh huyện Võ Nhai, Agribank chi nhánh huyện Phổ Yên, Agribank chi nhánh Sông Công.

Sơ đồ 3.2

Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên

( Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Thái Nguyên)

Phòng HC&NS Phòng Kiểm tra kiểm soát Phòng GD Phòng Tín dụng Phòng Kế toán – Ngân quỹ Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Phòng Dịch vụ Phòng Điện toán NH Thị xã Sông Công NHcác huyện NH TP Thái Nguyên BAN GIÁM ĐỐC Phòng GD Phòng GD Phòng GD Phòng GD Phòng GD Phòng Thẩm định

44

Mô hình tổ chức bộ máy gồm Ban giám đốc, 08 phòng nghiệp vụ,các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.

Tổng số lao động đến ngày 31/12/2013 là 415 ngƣời, trong đó,trình độ đại học chiếm 64,22%; ngoại ngữ trình độ B chiếm 60,54%; tin học trình độ Bchiếm 37,99%.

3.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ

Agribank Thái Nguyên có chức năng:

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank;

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng Thành viên, hoặc Tổng Giám đốc giao.

Nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Thái Nguyên:

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nƣớc và nƣớc ngoài dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt nam và ngoại tệ;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Agribank Việt Nam;

- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính Phủ, Chính quyền địa phƣơng và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Agribank Việt Nam;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn và các loại cho vay khác theo quy định của Agribank Việt Nam;

45

- Kinh doanh ngoại hối, cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác,…

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011–2013

Trƣớc những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nƣớc, tập thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức của Agribank Thái Nguyên luôn nỗ lực hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, cụ thể:

3.1.3.1.Hoạt động huy động vốn

Tận dụng thế mạnh là có mạng lƣới trải dài khắp các địa phƣơng trong tỉnh, Agribank Thái Nguyên luôn nỗ lực huy động vốn không chỉ ở thành phố, nơi có sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM cổ phần mà còn tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi ở các khu vực thƣa dân cƣ, vùng sâu, vùng xa. Chi nhánhkhông ngừng đa dạng hóa sản phẩm, dich vụ,áp dụng chính sách linh hoạt, đẩy mạnh hoạt động Marketing và không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên của NH. Trong giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động huy động vốn đã đạt đƣợc những kết quả nhất định:

Năm 2013, NH gặp khó khăn chung do suy thoái kinh tế nhƣng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trƣởng khá đều2012/2011 là 31,46%, 2013/2012 là 20,89%.Năm 2011, Agribank Thái Nguyên huy động đƣợc 3.618,6 tỷ đồng,năm 2012 tăng lên 4.757 tỷ đồng,và năm 2013đạt giá trị 5.750,7 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy độngtừ các TCKT bao gồm tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc, tiền gửi bảo hiểm xã hội, tiền gửi thanh toán khác có xu hƣớng tăng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng, còn NVHĐ từ dân cƣ có xu hƣớng giảm về tỷ trọng.

NVHĐ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 10% trong cả 3 năm, gây bất lợi choNH khi có nhu cầu đầu tƣ dự án lớn, có khả năng sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

cao.Nguồn vốn huy động không kỳ hạn tăng dần về cả tỷ trọng và quy mô qua các năm.

Nguồn vốn huy độngbằng đồng nội tệchiếm tỷ lệ lớn trong tổng NVHĐ và tăng liên tục qua các năm.Nguồn vốn huy động ngoại tệ có sự sụt giảm đáng kể vào năm 2012 với tốc độ là 33%.

Ngân hàng chủ yếu huy động vốn qua nhận tiền gửi của các TCKT, cá nhân.Nguồn vốn huy động đi vay chỉ đƣợc chi nhánh sử dụng trong 2 năm 2011, 2012 với số tiền 10,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,3%, 0,23%.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập cao cho NH nhƣng cũng là hoạt động có rủi ro cao. Tín dụng của Agribank Thái Nguyên chủ yếu tập trung đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó, ƣu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khách hàng truyền thống và các hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký kết. Thời gian qua, chi nhánh đã sử dụng vốn một cách thận trọng và khá hiệu quả.

Bảng số liệu 3.1 cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế nƣớc ta trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã đƣa ra các biện pháp để ổn định kinh tế, hạn chế tăng trƣởng tín dụng nhƣng trong giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn liên tục tăng trƣởng. Tính đến 31/12/2013, tổng dƣ nợ của chi nhánh đạt 5.030 tỷ đồng, tăng 905,8 tỷ đồng (5.030 tỷ đồng – 4.124,2 tỷ đồng), tƣơng ứng 21,96% so với năm 2012. Năm 2012, dƣ nợ tăng trƣởng với tốc độ thấp hơn là 17,29%, dƣ nợ tăng từ 3.516,3 tỷ đồng năm 2011 lên 4.124,2 tỷ đồng.

47

Bảng 3.1

Cơ cấu tín dụng của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh 2012/ 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh 2013/ 2012 Tổng dƣ nợ 3.516,3 100 4.124,2 100 17,29 5.030 100 21,96

I. Phân theo thời hạn

1. Ngắn hạn 2.298,9 65,38 2.755,2 66,81 19,85 3.161 62,84 14,73

2.Trung, dài hạn 1.217,4 34,62 1.369 33,19 12,45 1.869 37,16 36,52 II. Phân theo loại tiền

1. Nội tệ 3.507,4 99,75 4.120,9 99,9 17,49 4.914 97,69 19,25

2. Ngoại tệ 7,9 0,22 3,3 0,08 -58,23 116 2,31 3415,15

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Agribank Thái Nguyên năm 2011, 2012, 2013)

Về cơ cấutín dụng theo thời hạn:dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ, lớn hơn 60% trong cả 3 năm. Năm 2013, dƣ nợngắn hạn đạt 3.161 tỷ đồng, tăng 14,73% so với 2012. Dƣ nợ ngắn hạn năm 2012 có giá trị 2.755,2 tỷ đồng,tăng 19,85% so với năm 2011.Dƣ nợ trung, dài hạnmặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng có tốc độ tăng trƣởng so với năm 2012 là36,52%,gấp 3 lần tốc độ tăng trƣởng năm 2012 so với 2011 là 12,45%và đang tăng dần về tỷ trọng trong tổng dƣ nợ. Đến năm 2013, dƣ nợ trung, dài hạn có giá trị là 1.869 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,16%.

Về cơ cấu tín dụng theo loại tiền:phần lớn dƣ nợcủa Agribank Thái Nguyên đều bằng đồng nội tệ là VNĐ, chiếm tỷ trọng gần 100%qua các năm. Dƣ nợ nội tệ có tốc độ tăng trƣởng ổn định, 2012/2011 là 17,49%, 2013/2012 là 19,25% và đạt giá trị 4.120,9 tỷ đồng vào năm 2013. Dƣ nợ ngoaị tệ có

48

biến động mạnh, sụt giảm với tốc độ 58,23% vào năm 2012 và tăng mạnh

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 48)