Phân loại theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 29)

- Nhận tiền gửi

Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Trong nền kinh tế luôn tồn tại những khoản tiền nhàn rỗi nằm trong tay các cá nhân, tổ chức mà chƣa đƣợc đƣa vào hoạt động đầu tƣ sinh lời hoặc đã đầu tƣ nhƣng hiệu quả thấp, trong khi các NHTM đang nỗ lực huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngân hàng có thể huy động khoản tiền này dƣới hình thức nhận tiền gửi, có trách nhiệm bảo quản với cam kết hoàn trả đúng hạn hoặc khi khách hàng có yêu cầu,trả lãi cho khách hàng nhƣ khoản bù đắp khi họ sẵn sàng hạn chế nhu cầu tiêu dùng trƣớc mắt để ngân hàng tạm thời sử dụng.

- Đi vay

Để giải quyết nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, NHTM có thể tạm thời huy động vốn từ đi vay. Nguồn vốn này có tính ổn định cao, không phải dự

19

trữ bắt buộc và bảo hiểm tiền gửi nhƣ nhận tiền gửi nên ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lƣợng vay,thời gian trả nợ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nguồn vốn huy động từ đi vay thƣờng chiếm tỷ trọngnhỏ trong kết cấu nguồn vốn do chi phí huy động cao, nhƣng rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại có thể đi vay từ các nguồn sau:

+ Vay Ngân hàng trung ƣơng

Với tƣ cách là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng trung ƣơngluôn là ngƣời cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Trong trƣờng hợp, NHTM đang rất cần vốn để giải quyết nhu cầu cấp bách, NHTM có thể tìm đến NHTW để vay. Ngân hàng trung ƣơng cũng có thể chủ động cho NHTM vay trong trƣờng hợp NHTM đang bị khủng hoảng trầm trọng, có nguy cơ phá sản gây ảnh hƣởng tới toàn hệ thống và đang bị đặt trong tình trạng “kiểm soát đặc biệt” theo quyết định của Thống đốc ngân hàng.

Ngân hàng trung ƣơng sẽ cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức: tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo, cho vay trong thanh toán bù trừ,... trong đó, chủ yếu sử dụng hình thức tái chiết khấu. Khi cần, các NHTM mang các giấy tờ có giá đã đƣợc chiết khấu nhƣng chƣa đến hạn đến NHTW để vay.

Khi NHTM nhờ NHTWcứu cánh, NHTM phải trả giá đắt: chịu chi phí cao, uy tín của NHTM bị giảm nếu vay thƣờng xuyên. Ngoài ra, để vay đƣợc, NHTM cần đáp ứng điều kiện chiết khấu ngặt nghèo và khoản vay còn có thể bị hạn chế về thời gian vay, số lƣợng trong trƣờng hợp chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt. Do vậy, NHTM chỉ vay NHTW khi cần thiết.

+ Vay từ các tổ chức tín dụng trong nƣớc

Trong hoạt động kinh doanh, một số NH dƣ thừa dự trữ sẵn lòng cho vay để tìm kiếm lãi suất, trong khi, một số NH thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay tức thời để đảm bảo thanh khoản. Các NH này có thể vay mƣợn, trao đổi khả

20

năng thanh toán lẫn nhau. Quá trình đi vay khá đơn giản, ngân hàng thiếu vốn chủ động liên hệ với NH thừa vốn hoặc thông qua ngân hàng đại lý, qua NHTW. Khoản vay có thể không cần đảm bảo hoặc đƣợc đảm bảo bằng giấy tờ có giá của Kho bạc.

Nguồn vốn này có chi phí huy động vốn lớn, thời gian sử dụng ngắn và các NHTM thừa vốn thƣờng không muốn cho vay các NH đối thủ cạnh tranh. Các NHTM cần xây dựng các mối quan hệ tốt để khi cần có thể tiếp cận nguồn vốn này.

+ Vay từ các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài: thƣờng chiếm tỷ trọng không lớn ở những nƣớc đang phát triển, NH muốn huy động vốn từ các TCTD nƣớc ngoài phải đƣợc sự cho phép của NHTW dƣới hình thức vay theo hiệp định.

+ Phát hành các giấy tờ có giá

Sự ra đời và phát triển của thị trƣờng chứng khoán tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đa dạng hóa các hình thức huy động vốn linh hoạt và hiệu quả, đồng thời có thể huy động vốn trung, dài hạn dễ dàng.

Theo điểm 8, Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2010, giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với ngƣời sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Các giấy tờ có giá do NH phát hành để huy động vốn nhƣ các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu thƣờng xác định đƣợc số lƣợng huy động, thời hạn và lãi suất giúp NH chủ động tính toán kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn. Phát hành giấy tờ có giá có chi phí huy động vốn cao hơn so với các hình thức huy động vốn truyền thống. Ở Việt nam, các NHTM thƣờng phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn, để tài trợ cho các dự án có quy mô lớn. Kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu đều là giấy nhận nợ của ngân hàng, có kỳ hạn dài nhƣng kỳ phiếu có mục đích đƣợc sử dụng linh hoạt hơn, có thể đƣợc phát hành ở từng chi nhánh

21

trên cơ sở đƣợc sự chấp thuận của NHTW với khung lãi suất và thời hạn phát hành riêng biệt; còn trái phiếu thƣờng đƣợc phát hành với qui mô lớn hơn và đồng loạt trong cả hệ thống NH.

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN nhƣ: vay từ bộ tài chính, vay từ công ty mẹ, nhận vốn liên doanh, liên kết,…

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 29)