Phân loại theo loại tiền huy động

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 33)

Nguồn vốn huy động nội tệ là nguồn vốn chủ yếu trong NHTM, giữ vai trò quan trọng để duy trì các hoạt động của ngân hàng.

23

Nguồn vốn huy động ngoại tệ bao gồm NVHĐ từ các loại ngoại tệ nhƣ USD, EURO, GBP,...trong đó, NVHĐ từ USD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. NVHĐ này phục vụ cho mục đích thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu...

2.2.4. Phân loại theo đối tượng huy động

- Nguồn vốn huy động từ dân cƣ

Nguồn vốn huy động từ dân cƣ chủ yếu đƣợc huy động qua hình thức nhận tiền gửi, phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu ngƣời, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cƣ, chất lƣợng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và tăng trƣởng vững chắc của nền kinh tế. Tiền gửi của dân cƣ bao gồm:

+ Tiền gửi tiết kiệm

Dân cƣ thƣờng để lại một phần thu nhập của mình để phòng chống rủi ro và những chi tiêu đột xuất trong tƣơng lai. Họ có thể dự phòng tại nhà, đầu tƣ các tài sản sinh lời nhƣ chứng khoán, bất động sản, vàng, gửi tiền tại NH là nơi vừa an toàn vừa sinh lợi.

Tiền gửi tiết kiệm có tính ổn định, thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách của ngân hàng,trong đó, có chính sách huy động vốn. Tuy nhiên, nó thƣờng có quy mô nhỏ và phân tán nên chi phí huy động lớn.

+ Tài khoản tiền gửi cá nhân

Tài khoản tiền gửi cá nhân đƣợc mở cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng để chuyển tiền vào tài khoản nhƣ nhận tiền lƣơng hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nƣớc ngoài hoặc cá nhân khác trong nƣớc.

- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh, các TCTD dƣ thừa vốn so với nhu cầu đầu ra có thể đem gửi tại các TCTD khác để tìm kiếm lợi nhuận hoặc hƣởng lãi điều hoà từ hội sở chính của ngân hàng đó và để thuận tiện trong giao dịch,

24

thanh toán nhƣ thanh toán hộ, phát hành hộ chứng từ có giá, tƣ vấn đầu tƣ, đồng tài trợ,...

- Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Các TCKT thƣờng mở tài khoản tại NHTM để hƣởng những tiện ích thanh toán và có thể đƣợc hƣởng lãi. Các NHTM luôn tìm cách huy động nguồn vốn từ các TCKT do đây là nguồn vốn có quy mô lớn, tiết kiệm chi phí nhờ quy mô; ngoài ra NH còn thu đƣợc lợi nhuận từ phí các dịch vụcung ứng cho khách hàng.

2.3. Hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

2.3.1. Quan niệm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại thương mại

Các NH không chỉ quan tâm đến lƣợng vốn huy độngmà còn quan tâmđến hiệu quả của nó qua cách thức huy động, chi phí huy động, khả năng khai thác vốn, cơ cấu nguồnvốn, các loại rủi ro NH phải đối mặt,...Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt và mãnh liệt, việc đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NH quan trọnghơn bao giờ hết. Nó giúp NH thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó có chiến lƣợc, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

Quan niệm về hiệu quả hoạt động huy động vốn đƣợc đánh giá qua các khía cạnh chủ yếu sau:

- Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng của ngân hàng

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên huy động vốn phải phải có sự tăng trƣởng ổn định về quy mô dựa vào nhu cầu sử dụng,nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác của NH.

- Vốn huy động phù hợp với việc sử dụng vốn cả về cơ cấu theo kỳ hạn, loại tiền

25

Sự phù hợp về cơ cấu đƣợc thể hiện qua sự cân đối giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn với nhu cầu sử dụng ngắn hạn; nguồn vốn huy động trung, dài hạn với nhu cầu sử dụng trung, dài hạn; vốn huy động nội tệ và nhu cầu sử dụng nội tệ; vốn huy động ngoại tệ và nhu cầu sử dụng ngoại tệ.

-Vốn huy động vừa đảm bảo an toàn vừa có chi phí huy động thấp

Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu của bất cứ tổ chức nào và NH không phải là ngoại lệ. Để thực hiện mục tiêu này, NH phải nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn có chi phí huy động thấp, có tính an toàn cao hoặc có biện pháp giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng có thể tận dụng NVHĐ không kỳ hạn,do có chi phí thấp kết hợp với các biện pháp hạn chế việc rút tiền ồ ạt không báo trƣớc của khách hàng nhƣ khuyến khích khách hàng thông báo trƣớc với NH thời gian và lƣợng tiền muốn rút, hạn chế mức giao dịch tối đa của khách hàng trong ngày.

-Vốn huy động có khả năng tích hợp với dịch vụ ngân hàng đƣa ra

Sự tích hợp giữa vốn huy động với dịch vụ NH là những tiện ích bảo lãnh, vay vốn với kỳ hạn dài và lãi suất hấp dẫn,... khi khách hàng gửi tiền tại NH.

Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM đƣợc hiểu là khả năng NVHĐ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn; phù hợp về cơ cấu; đảm bảo đƣợc mục tiêu an toàn, sinh lợi cao, với chi phí huy động thấp và huy động vốn có khả năng tích hợp với dịch vụ NH đƣa ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động vốn của NHTM

Để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, các NHTM dựa trên một số tiêu chí đánh giá sau:

2.3.2.1. Nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng ổn định và đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng

Các NH thƣờng xác định nhu cầu sử dụng vốn dựa vào tổng dƣ nợ của các năm trƣớc cộng với dự báo năm sau để xác định lƣợng vốn cần huy động. Nhu cầu sử dụng vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự phát triển của nền kinh

26

tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, tâm lý khách hàng, biến cố bất thƣờng,…Lƣợng vốn huy động của NH phải đảm bảo nhu cầu dự tính trƣớcvà đáp ứnglinh hoạt các nhu cầuchi tiêu đột xuất. Nguồn vốn huy động thiếu hụt hoặc dƣ thừa đều gây bất lợi cho NH. Ngân hàng có nhu cầu vốn để tăng trƣởng tín dụng, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ có khả năng sinh lời cao, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ NH, nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhƣng không có vốn sẽ làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận, uy tín của NH. Ngƣợc lại, nhu cầu vốn ít nhƣng vốn huy động dƣ thừa gây ứ đọng vốn, tiêu tốn tiền của NH. Để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của NVHĐ cần so sánh cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối. Hiệu quả hoạt động huy động vốn còn đƣợc thể hiện ở khả năng hoàn thành kế hoạch huy động vốn do NH lập.

Nguồn vốn huy động ổn định giúp NH có kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo lợi nhuận cho NH. Nguồn vốn huy động ổn định khi có tốc độ tăng trƣởng đều đặn trong khoảng thời gian dài, đƣợc cấu thành chủ yếu từ các loại NVHĐ có thể dự tính trƣớc thời gian rút tiền hoặc thanh toán của khách hàng, dự tính đƣợc khối lƣợng tiền cần rútvà NVHĐ có kỳ hạn dài. Để đánh giá tiêu chí này, ngân hàngcó thể sử dụng một số chỉ tiêu:

-Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nguồn vốn huy động Hệ số

sử dụng vốn năm N (%) =

Tổng dƣnợ năm N

Tổng nguồn vốn huy động năm N x 100%

Nếu > 100%, NVHĐ thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng vốn;còn < 100%, NVHĐ dƣ thừa so với nhu cầu sử dụng vốn; nếu = 100%, NVHĐ đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng vốn.

- Chênh lệch nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng (nguồn vốn huy động – nhu cầu sử dụng vốn). Nếu > 0,NVHĐ dƣ thừa so với nhu cầu sử dụng; nếu < 0,NVHĐ thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng; nếu = 0,NVHĐ đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng.

27 - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng vốn Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng vốn năm N (%) = Sốlƣợng vốn huy động thực hiện năm N Sốlƣợng vốn huy động theo kếhoạch năm N x 100%

Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn thành kế hoạch của NH. Nếu> 100%, NH hoàn thành vƣợt mức kế hoạch;< 100%, NH chƣa hoàn thành kế hoạch; nếu = 100% NH hoàn thành kế hoạch đặt ra.

- Tốc độ tăng trƣởng của vốn huy động Tốc độ tăng trƣởng

của NVHĐ (%) =

Tổng NVHĐ năm N − Tổng NVHĐ năm N − 1

Tổng NVHĐ năm N − 1 X 100%

Chỉ tiêu cho biếttỷ lệ gia tăng quy mô nguồn vốn huy động năm nay so với năm trƣớc. Chỉ tiêu càng cao thể hiện vốn huy động ngày càng tăng trƣởng về lƣợng, NH đạt hiệu quả về quy mô huy động vốn.

2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn hợp lý giúp ngân hàng có thể sử dụng cho các nghiệp vụ mang tính đặc thù, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọngmỗi loại nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn hợp lý khi có sự phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Khi đánh giá sự hợp lý của cơ cấu vốn cần xem xét nhiều yếu tố nhƣ ngành nghề kinh doanh chính, thế mạnh của NH, tình hình kinh tế, thời vụ, chiến lƣợc kinh doanh,...Chẳng hạn,các NH kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, NH có thế mạnh trong thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ cần sử dụngnguồn vốn ngoại tệ lớn. Ngân hàng chuyên phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhu cầu cao về vốn trung, dài hạn do từ khi vay để chăn nuôi, trồng trọt cho tới khi thu hoạch thƣờng mất thời gian dài. Vào dịp cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng là rất lớn, đặc biệt tiền gửi có thời hạn ngắn.

28 Tỷ trọng mỗi loại NVHĐ

trong tổng NVHĐ năm N =

Mỗi loại nguồn vốn huy động năm N

Tổng nguồn vốn huy động năm N x 100%

Chỉ tiêu cho biết, từng loại NVHĐchiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng NVHĐ.

Các loại NVHĐ cấu thành nên tổng NVHĐphụ thuộc vào tiêu chí phân loại: Theo thành phần kinh tế: tiền gửi dân cƣ, tiền gửi KBNN, tiền gửi BHXH, tiền gửi thanh toán khác;

Theo kỳ hạn: NVHĐ không kỳ hạn, NVHĐ ngắn hạnvà NVHĐ trung, dài hạn; Theo loại tiền: NVHĐ nội tệ, NVHĐ ngoại tệ;

Theo hình thức huy động: NVHĐ từ nhận tiền gửi và NVHĐ từ đi vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.3. Chi phí huy động vốn hợp lý

Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiền NH bỏ ra để huy động vốn,bao gồm: chi phí trả lãi chotiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá và cácchi phí khác nhƣ trả lƣơng, khấu hao tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi,... Trong đó, chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NH.

Chi phí trả lãi chịu ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tốnhƣ lãi suất huy động, quy mô vốn huy động, cơ cấu vốn huy động, hình thức trả lãi, các chỉ số kinh tế vĩ mô,...Nguồn vốn huy động có quy mô lớn, đƣợc cấu thành chủ yếu từ NVHĐ dài hạn thì NH phải trả nhiều chi phí lãi. Khi tỷ lệ lạm phát cao, chi phí trả lãi của NH có xu hƣớng gia tăng do lãi suất danh nghĩa đƣợc điều chỉnh tăng để đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng.

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các NH diễn ra khốc liệt, các NH luôn muốn đƣa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng, từ đó mở rộng cho vay và đầu tƣ. Tuy nhiên, lãi suất huy động cao làm lợi nhuận của NH suy giảm và gây khó khăn cho việc quyết định lãi suất đầu ra. Hoạt động huy

29

động vốn chỉ đạt hiệu quả khi NVHĐ đáp ứng nhu cầu sử dụng với chi phí huy động thấp nhất.

Một số chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về chi phí huy động vốn: - Lãi suất huy động bình quân (chi phí trả lãi bình quân) là chỉ tiêu phản ánh chi phí trả lãi của NH bỏ ra để huy động một đồng vốn, là căn cứ để NH xác định lãi suất cho vay hợp lý. Chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến do đơn giản, dễ tính toán. Lãi suất bình quân đƣợc tính bằng công thức sau:

Lãi suất huy động bình quân năm N (%) =

Chi phí trả lãi năm N

Tổng nguồn vốn huy động trảả lãi năm N x 100%

Chỉ tiêu này không phản ánh đúng chi phí NH bỏ ra để huy động vốn do không tính đến các chi phí khác; không đƣợc dùng làm cơ sở lựa chọn nguồn vốn để huy động dochỉ tiêu đƣợc tính toán dựa trên tổng nguồn vốn huy động mà không chi tiết cho từng loại; chỉ chú trọng tiền lãi phải trả trong quá khứ, trong khi các nhà quản trị NH cần xem xét đến các chi phí trong tƣơng lai để có kế hoach huy động vốn phù hợp và hiệu quả.

- Chi phí huy động bình quân Chi phí huy

động bình quân năm N (%)

= Chi phí trả lãi năm N + các chi phí khác năm N

Tổng nguồn vốn huy động năm N X 100%

Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí NH bỏ ra để huy động một đồng vốn. Chỉ tiêu này có thể đem so sánh với chi phí trả lãi bình quân để đánh giá công tác quản trị chi phí khác của NH. Chênh lệch tăng qua các năm, thể hiện ngân hàng quản lý các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn chƣa tốt. Chênh lệch giảm thể hiện NH đang nỗ lực cắt giảm chi phí và đạt đƣợc kết quả nhất định.

- Chi phí biên là chi phí tăng thêm khi huy động một đồng vốn mới. Chỉ tiêu này đƣợc dùng làm cơ sở so sánhvới thu nhập tăng thêm dự tính từ việc

30

sử dụng NVHĐ mới để có kế hoạch huy động phù hợp. Việc mở rộng nguồn vốn này đƣợc thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi lợi nhuận giảm sút, NH phải thay thế nguồn vốn cũ bằng nguồn vốn khác có chi phí thấp hơn hoặc đầu tƣ, tín dụng có thu nhập cao hơn hoặc cả hai.

Chi phí biên năm N (%) =

Chi phí trảlãi tăng thêm N

Tổng vốn huy động tăng thêm N x 100%

2.3.2.4. Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về cơ cấu theo loại tiền, theo kỳ hạn

Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài sự cân đối về lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tƣ của ngân hàng mà hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn cần có sự phù hợp về cơ cấu theo loại tiền, theo kỳ hạn. Trƣờng hợp NVHĐ đáp ứng nhu cầu sử dụng của NH, nhƣng cơ cấu NVHĐ không phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn của NH chƣa hiệu quả.

Sự phù hợp của hai hoạt động về cơ cấu theo loại tiền thể hiện khi NVHĐ nội tệ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng nội tệ, NVHĐ ngoại tệ đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng ngoại tệ. Trƣờng hợp nguồn vốn nội tệ huy động không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, cho vay nội tệ, NH buộc phải chuyển đổi ngoại tệ ra nội tệ để bù đắp thiếu hụt làm gia tăng rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

Hoạt động huy động vốn cũng cần phù hợp với hoạt động sử dụng vốn về cơ cấu theo kỳ hạn, tức là NVHĐ có kỳ hạn nào, sử dụng cho kỳ hạn tƣơng ứng.Với các yếu tố khác không đổi thìvốn có kỳ hạn càng dài,lãi suất phải trả càng cao và ngƣợc lại. Ngân hàng phải trả chi phí thấp để huy động nguồnvốn ngắn hạn, trong khi thu lợi nhuận cao từ việc cho vay trung, dài hạn. Để đạt đƣợc lợi nhuận trƣớc mắt cũng nhƣ hạn chế tình trạng thiếu hụt vốn dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam, cácNHTM thƣờng dùng nguồn vốn ngắn hạn

31

để cho vay trung, dài hạn, gây áp lực thanh khoản cho ngân hàng. Trái lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay ngắn hạn sẽ không đảm bảo lợi nhuận choNH.

Một số chỉ tiêu phàn ánh sự phù hợp giữa hoạt động huy động và hoạt động sử dụng vốn về cơ cấu theo kỳ hạn, theo loại tiền nhƣ:

Hệ số sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NVHĐ ngắn hạn năm N =

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên (Trang 33)