thời gian tới.
Gia nhập WTO của Việt Nam, sự quan tâm đầu tiên của mọi người là các chính sách thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng như thế nào và đặc biệt đối với mặt hàng ôtô: Liệu rằng họ có ngay quyền lợi từ các cam kết hay không. Có rất nhiều ý kiến đối với chính sách thuế đối với mặt hàng ôtô:
Thứ nhất, Theo cam kết, lộ trình cắt giảm thuế xe con từ 2.500 phân khối
trở lên sẽ áp dụng trong 12 năm với mức thuế nhập khẩu 52%; xe 2.500 phân khối trở lên loại 2 cầu với mức 47%, lộ trình là 10 năm. Riêng lộ trình loại dưới 2.500 phân khối là 7 năm với mức thuế 70%. Nếu cắt giảm ngay theo mức thuế trên, thì các nhà sản xuất trong nước sẽ khó mà chống đỡ lại làn sóng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Với lợi thế nhập ngoại, dòng xe nhập khẩu sẽ khiến các nhà sản xuất trong nước phải thay đổi chính sách giá để tồn tại.
Đây là viễn cảnh không khó hình dung, bởi chỉ cần nhìn vào hiện tượng xe cũ đủ thấy sức cạnh tranh yếu ớt của các liên doanh trong nước như thế nào. Dù bị áp thuế ở mức khá cao nhưng thời gian vừa qua, xe cũ nhập khẩu vẫn làm thị trường ô tô trong nước đình trệ, doanh số sụt giảm đáng kể so với những năm trước.
Thứ hai, Nên giảm thuế nhập khẩu nhưng tăng thuế trước bạ
Tại sao chúng ta không giảm thuế nhập khẩu và tăng thuế đăng ký trước bạ? Điều này có 2 cái lợi: 1/ Nhà nước thu được nhiều thuế và tiền thuế sẽ được tái đầu tư vào hạ tầng; người sử dụng xe cũng cảm thấy cũng có lợi vì cũng đã đóng góp vào xây dựng hạ tầng cho đất nước cũng như có hệ thống giao thống tốt để đi lại. 2/ Thuế trước bạ cao thì người tiêu dùng cũng phải
cân nhắc khi mua xe. Việc đăng ký cần cân bằng cho cả nước để tránh hiện tượng "nước chảy chỗ trũng" như đăng ký xe máy.
Tăng thuế nhập khẩu có 2 cái hại: 1/ Các liên doanh sản xuất trong nước cũng tăng giá bán xe, cuối cùng, lợi nhuận chảy vào các nhà tư bản nước ngoài, người tiêu dùng phải hứng chịu giá xe cao nhưng chất lượng thấp. 2/ Liệu tăng thuế nhập khẩu có giảm được việc sử dụng xe và ùn tắc giao thông hay không?
Thứ ba, Hạ thuế ô tô nhập khẩu, Chính phủ cần vào cuộc
Như vậy, chính sách hiện nay là không thích hợp? Phải làm gì thì Việt Nam mới có được ngành công nghiệp sản xuất ôtô trong nước?
Muốn có công nghiệp ôtô trong nước, trước hết phải tự do hóa việc sản xuất và nhập khẩu ôtô. Phải giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc, nâng thuế linh kiện lắp ráp cho gần với xe nguyên chiếc. Tạo cạnh tranh thì sẽ bật ra những hãng sang Việt Nam chỉ để lắp ráp, ăn chênh lệch chuyển giá vì lợi nhuận nhờ thuế của họ đã hết. Một vài hãng còn lại sẽ có thị trường tập trung hơn để sản xuất hàng loạt. Khi đó, ta chỉ sản xuất được 40-50% linh kiện nhưng bằng việc chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng, rất có thể sẽ yêu cầu được họ cho thành lập một nhà cung cấp linh kiện cho các hãng trên toàn thế giới. Như vậy, dù tỉ lệ nội địa hóa không đạt 100% nhưng hiệu quả có thể còn cao hơn so với nội địa hóa 100%.
Việc giảm thuế ôtô nhập khẩu là nhu cầu thực tế vì lợi ích của đất nước sớm muộn cũng phải làm. Vấn đề nằm ở các bộ lâu rồi, giờ đã đến lúc cần Chính phủ vào cuộc?
Giảm thuế là việc cần làm. Việt Nam là nước thuộc dạng nghèo so với thế giới nhưng lại phải xài xe hơi đắt bậc nhất thế giới. Rất không bình thường khi cùng một xe mà trong nước đắt cỡ gấp đôi ngoài nước. Đắt như
thế nhưng ngân sách không được hưởng bao nhiêu, người tiêu dùng thì thiệt hại. Hai đối tượng trên bị thiệt hại thì có thể nói nền kinh tế bị thiệt hại. Chúng ta không thể cứ tự nguyện để người ta lợi dụng thế được.
Chính phủ nên chủ trì xem xét, đánh giá lại và chuyển hướng mới. Nên điều chỉnh tư duy, cách nhìn về bảo hộ.