0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nguyên nhân thuộc về cơ chế tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM (Trang 44 -44 )

Thứ nhất là, Bố trí tổ chức quy trình nghiệp vụ, hệ thống thu và quản lý

thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí liên quan đến nhập khẩu ôtô chưa hợp lý: - Về quy trình, thủ tục và quản lý thuế nhập khẩu ôtô:

Đổi mới cơ bản trong cơ chế thực hiện chính sách thuế nhập khẩu ôtô là doanh nghiệp tự khai báo, tính thuế, tự chịu trách nhiệm pháp lý. Đây là một trong những biện pháp nhằm cải cách hành chính thuế nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu ôtô nói riêng nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý tự kê khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm góp phần thúc đẩy

nhanh quá trình lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu, rút ngắn thời gian lưu thông đưa hàng hóa vào quy trình sản xuất và tiêu dùng, tiết kiệm chi phí xã hội. Ngoài ra, đổi mới quy trình, thủ tục khai báo, tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về kết quả khai báo nhằm góp phần cải cách hành chính trong lĩnh vực Hải quan, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế-xã hội. Hiệu quả kinh tế-xã hội do thông quan nhanh chóng, theo đánh giá qua điều tra xã hội học: “chỉ tính khoản tiết kiệm nguồn nhân lực thì mức tiết kiệm chi phí xã hội bình quân khoản 245 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 2% số thu từ thuế nhập khẩu”. Khoản tiết kiệm này được xem như là khoản đầu tư xã hội trở lại nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp do kết quả quá trình cải cách mang lại.

- Về bộ máy tổ chức thu và quản lý thuế nhập khẩu ôtô:

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức cơ quan thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Cơ quan Hải quan) có nhiều thay đổi nhằm phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trải qua quá trình hơn 60 năm hình thành và phát triển công cụ thuế quan ở nước ta, nhiệm vụ tổ chức thu và quản lý thuế nhập khẩu và các loại thuế, phí khác liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu được Chính phủ giao cho ngành Hải quan tổ chức thống nhất quản lý (gọi tắt là Cơ quan Hải quan). Nhiệm vụ này quy định cụ thể tại điều 23-Nghị định 54/CP ngày 28/8/1993 “Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quy định thủ tục khai báo, kiểm toán, tính thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thống nhất trong toàn ngành Hải quan”. Hệ thống tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của Cơ quan Hải quan đã có những thay đổi cơ bản, từ chỗ trực thuộc Bộ Tài Chính, Bộ ngoại thương và độc lập trực thuộc Chính phủ và chỉ thực hiện nhiệm vụ thu nộp Ngân sách Nhà nước với số thu từ thuế nhập khẩu ôtô và

các khoản thu khác với một tỷ lệ rất nhỏ. Nghiên cứu hệ thống tổ chức này sắp xếp theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước:

a. Ở cấp Trung ương:

• Nghiệp vụ thu thuế xuất nhập khẩu đặt ở Cục giám quản-Tổng cục Hải quan.

• Nghiệp vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu đặt ở Vụ Tài chính-Tổng cục Hải quan.

b. Ở Hải quan cấp tỉnh, thành phố:

Chức năng, nhiệm vụ được bố trí tương ứng thành các Phòng nghiệp vụ:

• Phòng giám quản-Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

• Phòng kế toán-Tài vụ-Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

Như vậy, với việc xác đinh chức năng rõ ràng, việc thu và quản lý thuế được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến cơ sở và sử dụng công cụ kế toán thuế (kế toán đơn) để quản lý thuế xuất nhập khẩu.

+ Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999:

a. Ở cấp Trung ương:

Nghiệp vụ thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu đặt ở Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu-Tổng cục Hải quan.

b. Ở Hải quan cấp tỉnh, thành phố:

• Nghiệp vụ thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu được bố trí thống nhất tại Phòng kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu-Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Việc thu, quản lý, kiểm tra về quá trình thu thuế xuất nhập khẩu được thực hiện thống nhất từ Trung ương tới cơ sở. Sử dụng chế độ kế toán thuế ban hành thống nhất trong cả nước.

+ Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:

Thực hiện nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7- Khóa VII và quyết định 2007/TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại bộ máy nhà nước, ngành Hải quan đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức tại các đơn vị Hải quan cấp tỉnh, thành phố, theo đó, công tác thu và quản lý thuế được thực hiện như sau:

a. Ở cấp Trung ương:

Nghiệp vụ thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu đặt ở Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu (tạm thời giữ nguyên theo cơ chế cũ).

b. Ở Hải quan cấp tỉnh, thành phố:

Để tinh giảm bộ máy, liên thông nghiệp vụ, nghiệp vụ thu và quản lý thuế đặt dưới sự quản lý của Phòng nghiệp vụ giám sát quản lý thuế xuất nhập khẩu (bao gồm công tác giám quản và thuế xuất, nhập khẩu).

Với bộ máy thu và quản lý thuế hiện tại của Cơ quan thu thuế xuất nhập khẩu (cơ quan Hải quan), ở Trung ương thống nhất quản lý từ khâu thu, quản lý đến kiểm tra, ở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiệp vụ này là khâu tiếp theo của công tác giám sát, quản lý hàng xuất nhập khẩu.

Hệ thống tổ chức như hiện nay có ưu, nhược điểm như sau:

+ Ưu điểm: Cách bố trí như hiện nay đảm bảo liên thông về mặt nghiệp vụ từ khâu tiếp nhận, đăng ký tờ khai đến tổ chức thu và quản lý thuế xuất, nhập khẩu và các loại thuế, phí khác.

• Nghiệp vụ kiểm tra thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu không được chú trọng;

• Mỗi đơn vị Hải quan có 02 người làm nhiệm vụ kế toán trưởng (01 kế toán trưởng thu thuế xuất nhập khẩu, 01 người làm kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp). Với thực tế hiện nay, cách bố trí này chưa phù hợp với quy định pháp lệnh kế toán thống kê và Luật Ngân sách Nhà nước.

Khối lượng công việc của 01 đơn vị cấp phòng quá lớn, cán bộ làm kế toán thuế xuất, nhập khẩu không đảm bảo điều kiện năng lực, trình độ dẫn đến tổ chức quản lý thuế xuất, nhập khẩu còn nhiều bất cập. Ví dụ, vấn đề theo dõi công nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thời gian qua thiếu kịp thời, thiếu chính xác, có hiện tượng cưỡng chế nhầm đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai là, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất dùng để kiểm soát

nhập khẩu ôtô còn nhiều bất cập:

Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về lưu lượng hàng hóa nhập khẩu nói chung và mặt hàng ôtô nói riêng, bên cạnh thực hiện công tác cải cách hành chính nói chung, cũng như cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng, Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và hiện đại hóa ngành Hải quan Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới. Ngoài ra, với sự trợ giúp của quốc tế, các dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu nói chung và mặt hàng ôtô nói riêng của ngành Hải quan đã được xúc tiến. Từ năm 1991, được sự chấp thuận của Nhà nước, dự án SYDONIA VIE/91-007 về nối mạng ngành Hải quan đã được tiến hành do Chính phủ Pháp và Liên Hiệp quốc bảo trợ. Nhưng so với yêu cầu kiểm soát, thông quan hàng nhập khẩu, thực tế như hiện nay khó có thể đáp ứng.

Số liệu trình bày tại bảng 2.10 thể hiện chi phí đầu tư của Nhà nước nhằm đảm bảo điều kiện hoạt động và hiện đại hóa ngành Hải quan trong các năm từ 2005-2008:

Bảng 2.10 : Số liệu về chi phí cho bộ máy tổ chức thu thuế nhập khẩu trên tổng số thu ngành Hải quan năm 2005-2008:

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Tổng thu các loại thuế do ngành Hải quan đảm nhiệm (*) Tổng chi cho hoạt động Ngành Hải quan (**) Tỷ lệ % 200 5 13.800 159 1,52 200 6 16.600 154 0,93 200 7 23.669 189 0,80 200 8 24.416 263 1,08

Nguồn: - *Tổng cục Hải quan- Cải cách hành chính hải quan

- ** Báo cáo tổng kết kế hoạch-tài vụ ngành Hải quan năm 2008 Theo chuẩn mực đánh giá hiệu quả, xác định số chi trên số thu là một trong các tiêu thức đánh giá hiệu quả của chính sách thuế nhập khẩu “tỷ lệ này ở các nước phát triển có hệ thống thuế hoàn thiện từ 1% đến 3%” trên tổng thu dành cho công tác đảm bảo điều kiện cho bộ máy và cơ sở vật chất được đánh giá là có hiệu quả của chính sách thuế. Số liệu trên đây chứng minh rằng, tỷ lệ chi phí so với số thu từ thuế do ngành Hải quan đảm nhiệm, với mức bình quân trong những năm qua ở mức thấp so với các nước, cho

thấy rằng tổ chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trước xu thế ngày càng tăng về lượng hàng hóa qua cửa khẩu, muốn giảm bớt đến mức tối thiểu nạn buôn lậu và gian lận thương mại thì các điều kiện trang thiết bị máy móc, phương tiện kiểm tra, kiểm soát hải quan như hiện nay vẫn còn bất cập. Bên cạnh đó, muốn đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, ngoài các biện pháp về cải cách thủ tục, quy trình nghiệp vụ, bộ máy quản lý thì việc hiện đại hóa, tự động hóa các khâu nghiệp vụ cơ bản của ngành Hải quan từ khâu thu thập và xử lý thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đăng ký tờ khai, quản lý thuế, nối mạng giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước khác như ngành ngân hàng, thương mại và doanh nghiệp là việc làm hết sức cần thiết. Nhưng thực tế hiện nay, chỉ mới tiến hành được ở những khâu cục bộ, phần còn lại chủ yếu bằng thủ công.

Thứ ba là, Thiếu biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người nộp thuế

về thuế nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu ôtô nói riêng, thủ tục hải quan đối với nhập khẩu ôtô:

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục các đối tượng tham gia vào quá trình kinh tế-xã hội, đặc biệt tham gia nghĩa vụ nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Thời gian qua, công tác tuyên truyền liên quan đến thuế nhập khẩu và thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu còn thiếu cả nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục. Bên cạnh đó, thực trạng thiếu ổn định trong chính sách thuế nhập khẩu đã gây nên những phiền hà cho cả đối tượng nộp thuế và thu thuế. Thiếu thông tin có thể làm cho các nhà nhập khẩu, cũng như người dân nắm bắt không đầy đủ chính sách chế độ để thực hiện và giám sát quá trình thực hiện. Ngoài ra, công tác huấn luyện cho các nhà nhập khẩu nắm bắt thủ tục, quy trình nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm hiệu quả khi tổ chức thực hiện.

Thứ tư là, Hệ thống thông tin, kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ cho việc

kiểm soát nền kinh tế vẫn còn nhiều bất cập:

Trước xu thế phát triển quan hệ thương mại quốc tế, hàng hóa lưu chuyển qua lại giữa các quốc gia ngày càng lớn, do vậy khả năng kiểm soát trước khi hàng hóa được hoàn thành thủ tục hải quan ngày càng giảm do sức ép về thời gian thông quan. Nhưng trình độ quản lý kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn nhiều bất cập như trình độ thanh toán qua ngân hàng của nền kinh tế còn lạc hậu, thanh toán bằng tiền mặt đang diễn ra một cách phổ biến, thông tin kinh tế đối ngoại còn nghèo nàn. Cụ thể là:

- Thiếu thông tin về thị trường quốc tế liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại từ giá cả, chất lượng, xuất xứ, đến các thủ tục pháp lý liên quan đến nhập khẩu. Do vậy, nếu áp dụng ngay các phương pháp xác định giá trị tính thuế nhập khẩu ôtô theo Hiệp định trị giá GATT, mà chủ yếu là phương pháp giao dịch sẽ dẫn đến tình trạng gian lận để trốn thuế thông qua các hợp đồng, các thông tin khác liên quan.

- Cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện, thanh toán các giao dịch thương mại thông qua tiền mặt, hàng đổi hàng…khó kiểm soát được thu nhập của doanh nghiệp và người dân.

Tóm lại, trong chương này đã trình bày thuế nhập khẩu ôtô ở Việt Nam

trong thời gian qua đã hoàn thiện về cơ bản: góp phần bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ ở nước ta, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trước điều kiện nước ta hiện nay, thuế nhập khẩu ôtô đã tỏ ra vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt về thuế suất, cơ chế xác định giá tính thuế…Bằng những lý giải, phân tích có căn cứ, trong chương này đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những bất cập đối với chính sách thuế nhập khẩu ôtô hiện hành. Tiếp theo

trong chương 3 là các giải pháp nhằm hoàn thiện thuế nhập khẩu ôtô ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM (Trang 44 -44 )

×