0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Nhu cầu ôtô ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM (Trang 53 -53 )

Hiện nay, nhu cầu về ôtô trên thị trường đang tăng mạnh, số lượng xe nợ khách hàng của các hãng xe đang ngày càng kéo dài. Chỉ tính 10 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, số lượng xe nợ khách hàng lên đến gần 10.000 chiếc tại thời điểm hiện tại.

Con số ước đoán được Bộ Công thương đưa ra khi Việt Nam bước vào thời kỳ ôtô trở nên phổ biến (motorization), dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2020-2025.

Mặc dù môi trường kinh doanh bất ổn do các loại thuế thay đổi nhiều lần và chủ yếu theo hướng tăng dần (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc lẫn nhập khẩu linh kiện xe lắp ráp trong nước, thuế trước bạ), cơ sở hạ tầng đường kém khiến giao thông bằng xe hơi tại các thành phố lớn đang bị dồn vào thế kẹt, nhưng số lượng xe đăng ký mới vẫn tiếp tục tăng nhanh.

Nhu cầu sử dụng xe tiếp tục gia tăng được xem là xu hướng khó tránh khỏi của quá trình phổ biến ôtô trong cuộc sống hiện đại ở các nước đang phát triển và với số lượng xe hơi lưu hành hiện nay, Việt Nam cũng chỉ mới ở trong giai đoạn đầu tiên của quá trình này gồm năm giai đoạn, đó là:

• Giai đoạn trước motorization, khi tỷ lệ xe con trên đầu người đạt mức trung bình dưới 50 xe/1.000 dân.

• Tiếp theo là giai đoạn motorization: ôtô trở nên phổ biến, trung bình có trên 50 xe/1.000 dân.

• Giai đoạn thứ ba - motorization bão hòa: trung bình mỗi gia đình có một xe và đạt tỷ lệ trung bình 250 xe/1.000 dân.

• Giai đoạn thứ tư - motorization đa sở hữu: các gia đình bắt đầu mua chiếc xe thứ hai, trung bình 400 xe/1.000 dân.

• Cuối cùng là giai đoạn motorization đa sở hữu bão hòa: các gia đình có nhiều hơn một xe, tỷ lệ đạt 500 xe/1.000 dân.

Hiện nay, Việt Nam với tỷ lệ 18 xe/1.000 dân đang ở giai đoạn trước motorization. Nhưng theo dự báo từ năm 2020 về sau, kinh tế phát triển mạnh, mức thu nhập bình quân đầu người được nâng cao và hạ tầng giao thông phát triển, thì nhu cầu về ôtô cá nhân (xe dưới 10 chỗ) sẽ tăng mạnh.

Dựa trên GDP/đầu người và theo tính toán của Bộ Công thương, thời kỳ motorization của Việt Nam sẽ diễn ra vào khoảng năm 2020-2025. Trong đó năm 2020 có 246.000 - 347.000 xe mới và năm 2025 có từ 592.000 - 836.000 xe mới gia nhập thị trường. Trong số đó, xe buýt và xe tải chỉ còn chiếm 27%, còn lại là xe cá nhân (hiện nay buýt và xe tải chiếm 46% và còn tăng nữa nhưng theo xu thế tất yếu sẽ giảm dần giống như các nước phát triển trên thế giới).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ÔTÔ Ở VIỆT NAM (Trang 53 -53 )

×