Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 70)

luật sƣ

Trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại điều 40 luật luật sư, điều 9 Luật doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ: Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động; thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư; bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra; nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư; thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của điều 9 Luật doanh nghiệp 2005. Đó là các nghĩa vụ: Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung

66

thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Khi vi phạm các nghĩa vụ này, tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Khác với trách nhiệm pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư không phải là đối tượng phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Tổ chức hành nghề luật sư có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính.

Bộ luật dân sự không có các quy định cụ thể cho tổ chức hành nghề luật sư, tuy nhiên tổ chức hành nghề luật sư cũng là một đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự nên khi vi phạm các nghĩa vụ dân sự, tổ chức hành nghề luật sư cũng phải chịu các trách nhiệm dân sự theo quy định. Ví dụ trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, gây thiệt hại cho khách hàng thì tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm dân sự đó là phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự.

Trách nhiệm hành chính của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại điều 7 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, các hình

67

thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền từ 1.000.0000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi: Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc các việc sau: đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; thuê luật sư nước ngoài; tình hình tổ chức hoạt động; Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Hình thức phạt tiền còn áp dụng cho các tổ chức hành nghề luật sư có các hành vi vi phạm sau: Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) người tập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm; Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động; Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư; Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình; Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; Không mua bảo hiểm trách nhiệm

68

nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình; Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài; Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư; Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư; Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động; Làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty

69

luật nước ngoài tại Việt Nam; Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.

Ngoài ra tổ chức hành nghề luật sư vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư; Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình; Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;

Biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ giấy tờ giả dối đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam và hành vi sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức hành nghề luật sư bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi sau: làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động; Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh

70

nghĩa tổ chức hành nghề luật sư; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư.

2.5. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hành nghề luật sƣ:

Theo báo cáo số 01/BC-LĐLSVN ngày 5/1/2013 của Liên đoàn luật sư Việt Nam về tổ chức, hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của Liên đoàn luật sư Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2013 cả nước có 7.476 luật sư, 62 Đoàn luật sư (nhưng hiện nay là 63 Đoàn luật sư) ; 3.467 người tập sự hành nghề luật sư; Tổng số tổ chức hành nghề luật sư là 2.817 tổ chức, trong đó có 2.047 Văn phòng luật sư, 770 Công ty luật và 123 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Tại sở tư pháp của các tỉnh hầu hết đã công khai thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức hành nghề luật sư và hầu hết các thủ tục này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trước kia, pháp luật tạo hành lang rất rộng để các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập, điều kiện bắt buộc chỉ là: thành viên phải là luật sư. Thời kỳ đó, các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập một cách tràn lan, nhiều tổ chức thành lập nhưng không có sự hoạt động thực tế hoặc hoạt động không hiệu quả gây khó khăn cho việc quản lý và cũng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh chung của nghề luật sư. Nhưng luật luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012 đã siết chặt hơn các điều kiện thành lập tổ chức hành nghề với việc quy định luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật. Quy định này đi vào thực tiễn đã nâng cao được chất lượng của

71

các tổ chức hành nghề luật sư, giảm đáng kể các tổ chức hành nghề hoạt động kém hiệu quả.

Đánh giá một cách tích cực, pháp luật về hành nghề luật sư cũng đã có nhiều đóng góp cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ luật sư nước nhà. Chất lượng hoạt động của luật sư đã có sự tiến bộ đáng kể, các luật sư với tinh thần trách nhiệm cao trước khách hàng và trước pháp luật, đã cẩn trọng, tỉ mỉ từ khâu nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo, đương sự, thu thập chứng cứ, chuẩn bị luận cứ bào chữa v.v.. đến khi tham gia phiên toà. Các luật sư đã thực hiện nghiêm túc, có

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 70)