Hoạt động hành nghề luật sự có thể chấm dứt dựa trên sự tự nguyện của các luật sư. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tự quyết định chấm dứt hoạt động hành nghề của mình. Tổ chức hành nghề luật sư có thể chấm dứt hoạt động dựa trên sự tự nguyện của các luật sư thành viên. Khi chấm dứt hành nghề, các luật sư phải thực hiện các thủ tục hành chính đối với các cơ quan quản lý. Việc chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư không được vì lý do trốn tránh nghĩa vụ. Việc tự nguyện chấm dứt hoạt động hành nghề chỉ được công nhận khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền chấp nhận cho chấm dứt hoạt động. Việc tự nguyện chấm dứt này
25
dựa trên nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư, đồng nghĩa với việc tổ chức hành nghề luật sư không còn tồn tại nữa. Cơ quan có thẩm quyền chấp nhận sự chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư chính là cơ quan cấp phép hoạt động cho tổ chức. Thông thường ở các quốc gia quy định cơ quan này là cơ quan tư pháp địa phương.
Việc thay đổi loại hình tổ chức hành nghề luật sư cũng được coi là tự nguyện chấm dứt hoạt động của tổ chức cũ. Đây là trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức cũ chấm dứt hoạt động, tổ chức mới được thành lập kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một hoặc các tổ chức cũ. Vấn đề quan trọng nhất trong việc tự nguyện chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư là việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ của tổ chức. Về nguyên tắc, khi chấm dứt hoạt động thì tổ chức không còn tồn tại, những nghĩa vụ của tổ chức được kế thừa bởi tổ chức mới. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về thủ tục hành chính chấm dứt hoạt động luật sư. Các quy định pháp luật này phải không để xảy ra sự gián đoạn trong hoạt động của các tổ chức hành nghề, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, tránh xảy ra xung đột với những chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tổ chức chấm dứt hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư chỉ chính thức chấm dứt hoạt động khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư đồng nghĩa với việc tổ chức hành nghề luật sư không còn tồn tại. Để việc chấm dứt hoạt động không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, trước khi chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế; thanh toán xong các khoản nợ; giải quyết xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng và các hợp động lao động đã ký kết với luật sư và nhân viên của tổ chức.
Tổ chức hành nghề luật sư không được lợi dụng việc chấm dứt hoạt động để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ví dụ như lợi dụng thời điểm đang tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động để ký thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Sau khi chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư không được nhân danh tổ chức cũ để thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
26