Điều kiện hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 42)

Điều 11 Luật luật sư quy định điều kiện hành nghề luật sư như sau “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”

Theo đó các quy định bắt buộc để hành nghề luật sư là phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập đoàn luật sư. Như vậy Chứng chỉ hành nghề luật sư không phải là giấy phép hành nghề luật sư, cũng không phải là giấy tờ công nhận luật sư và quyền hành nghề luật sư. Còn Thẻ luật sư mới có đầy đủ ý nghĩa nêu trên. Điều 17 Luật luật sư quy định “Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư”. “Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư”.

“Chứng chỉ hành nghề” theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Luật Doanh nghiệp là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Theo đó khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nghĩa là người đó đã có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hành nghề luật sư. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam, một người chỉ được hành nghề luật sư khi đã gia nhập đoàn luật sư và được cấp thẻ luật sư. Còn chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ xác định người đó đã vượt qua kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Đây lại là một điểm bất cập nữa của Luật luật sư, bởi khi vượt qua kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư người đó đã được cấp “Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư”. Sau khi có Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, người đó lại phải nộp hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Có chứng chỉ hành nghề luật sư, người đó vẫn chưa được hành nghề luật sư mà phải gia nhập đoàn và được cấp thẻ luật sư. Trong quá trình hành nghề, luật sư cũng chỉ cần xuất trình thẻ luật sư mà không cần xuất trình chứng chỉ hành nghề. Như thế “Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư” và “chứng chỉ hành nghề luật sư” có giá trị tương đương nhau mà lại được Luật luật sư quy định thành hai thủ tục hành chính riêng biệt. Điều này dẫn đến sự phiền phức, rườm rà

38

trong vấn đề thủ tục đối với mỗi người muốn hành nghề luật sư, cồng kềnh thêm bộ máy hành chính của Đoàn luật sư và cơ quan tư pháp.

Gia nhập đoàn luật sư là việc một người đăng ký tư cách thành viên, tham gia sinh hoạt tại một đoàn luật sư của địa phương và đăng ký hoạt động hành nghề luật sư tại địa phương đó. Điều 20 Luật luật sư quy định “Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư”. “Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở”. “Người gia nhập Đoàn luật sư được tổ chức luật sư toàn quốc cấp Thẻ luật sư theo đề nghị của Đoàn luật sư”. Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam lại quy định Thẻ luật sư “là giấy chứng nhận tư cách thành viên của đoàn luật sư và thành viên của liên đoàn luật sư”. Như vậy, Thẻ luật sư vừa làm chức năng là thẻ hội viên,vừa có ý nghĩa là giấy tờ công nhận luật sư và cho phép hành nghề luật sư.

Một vấn đề được nhiều người quan tâm trong việc gia nhập đoàn luật sư đó chính là phí gia nhập Đoàn luật sư. Hiện nay, phí gia nhập các đoàn Luật sư ở mỗi đoàn đang có sự khác nhau. Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh không thu phí gia nhập đoàn, một số đoàn Luật sư ở các tỉnh khác cũng không thu phí gia nhập. Một số đoàn Luật sư có thu phí gia nhập đoàn Luật sư, đơn cử như đoàn Luật sư Hà Nội 10.000.000 đồng (mười triệu đồng), một số đoàn Luật sư cũng có thu phí gia nhập đoàn nhưng rất ít. Lý giải cho những sự khác nhau này có rất nhiều nguyên nhân. Việc thu phí gia nhập đoàn là quyền của mỗi đoàn Luật sư và hiện nay cũng chưa có văn bản nào của Bộ tư pháp hay cơ quan có thẩm quyền quy định vấn đề này. Thực tế việc quy định mức phí gia nhập đoàn là do ban chủ nhiệm đoàn Luật sư cân nhắc trên cơ sở thống nhất ý kiến của các hội viên. Tuy nhiên, việc có đoàn Luật sư thu phí, đoàn lại không và mức phí khác nhau, thậm chí rất chênh lệch nhau gây ảnh hưởng đến tâm lý của Luật sư và cũng như đang tạo ra những khó khăn cho Luật sư khi muốn gia nhập đoàn.

39

Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt nam thì chỉ khi gia nhập đoàn luật sư và được cấp thẻ luật sư thì mới chính thức trở thành luật sư và được hành nghề luật sư. Điều này không phù hợp với vấn đề lý luận bởi thẻ luật sư thực chất chỉ là thẻ hội viên của luật sư, còn chứng chỉ hành nghề luật sư mới thực sự là văn bản công nhận tư cách luật sư.

Những quy định của pháp luật Việt Nam là chưa hợp lý. Cần nhận thức đúng hơn về ý nghĩa thực tế của chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ luật sư để có những quy định hợp lý hơn, tránh phiền phức gây cản trở cho những người muốn gia nhập đội ngũ luật sư của nước nhà.

2.2. Các quy định về hành nghề luật sƣ ở Việt Nam

Trong phần này, luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 42)