Xã hội càng phát triển thì nhu cầu trao đổi của con người ngày càng cao. Các vấn đề pháp lý phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp trong xã hội nên dịch vụ pháp lý cũng trở thành một đối tượng được nhiều người quan tâm. Cùng với nó, các vấn đề liên quan đến Hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Có người đã cho rằng nếu sự an toàn của tài sản và tính mạng con người được đảm bảo bởi Bộ luật hình sự thì sự an toàn và trật tự của thế giới kinh doanh được đảm bảo bởi Hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý là hình thức pháp lý của quan hệ cung ứng dịch vụ pháp lý trong thương mại. Nó gắn liền với hoạt động thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc phải làm. Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý, công việc phải làm là các công việc liên quan đến pháp luật như tư vấn pháp luật, tranh tụng, đại diện ngoài tố tụng... Các công việc này phải có khả năng thực hiện, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội, đạo đức nghề luật sư. Các công việc này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và các quy phạm pháp luật khác có liên quan như luật dân sự, luật thương mại.
Hình thức của hợp đồng pháp lý có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng dịch vụ pháp lý mang các đặc điểm sau cần được thể hiện dưới hình thức văn bản: i) Công việc là đối tượng hợp đồng dịch vụ pháp lý phức tạp và/hoặc có yếu tố nước ngoài; ii) Công việc chia thành nhiều công việc nhỏ, được thực hiện trong những thời gian khác nhau và/hoặc kéo dài, theo những yêu cầu riêng hoặc việc thực hiện phải phụ thuộc vào hoạt động của bên thứ ba; iii) hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa các bên là thương nhân có giá trị kinh tế lớn. Đối với những hợp đồng dịch vụ pháp lý có giá trị nhỏ, công việc đơn giản, ký kết và thực hiện ngay tại chỗ (tư vấn pháp luật vụ việc đơn giản, công chứng việc đơn giản…)
21
hoặc những hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các chủ thể quen biết, tin cậy nhau thì không cần thiết phải lập thành văn bản.
Chủ thể của hợp đồng dịch vụ pháp lý là bên cung cấp dịch vụ pháp lý và bên thuê dịch vụ. Bên cung cấp dịch vụ pháp lý chính là tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư phải được thành lập, tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về luật sư và pháp luật về doanh nghiệp. Tổ chức hành nghề luật sư là tổ chức duy nhất được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Tổ chức hành nghề luật sư chỉ được cung cấp dịch vụ pháp lý mà không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác và chỉ được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý theo đúng các lĩnh vực được cấp phép hoạt động. Bên thuê dịch vụ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê tổ chức hành nghề luật sư cung ứng dịch vụ pháp lý. Bên thuê dịch vụ pháp lý phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Nội dung Hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng gồm các nội dung như tại các hợp đồng thương mại dịch vụ thông thường, gồm: Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Phương thức tính và mức thù lao cụ thể; các khoản chi phí (nếu có); Phương thức giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng dịch vụ phải thỏa thuận rõ giá thuê dịch vụ, phương thức tính giá thuê dịch vụ, phương thức thanh toán tiền thuê dịch vụ. Giá thuê dịch vụ pháp lý do các bên thỏa thuận và không được trái với các quy định của pháp luật. Thỏa thuận này phải căn cứ vào nội dung yêu cầu của khách hàng, thời gian công sức luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý, kinh nghiệm, uy tín của luất sư. Phương thức tính thù lao có thể theo giờ làm việc của luật sư, thù lao trọn gói, hoặc theo tỷ lệ phần trăm của giá trị vụ việc, hoặc hợp đồng với mức thù lao cố định
Hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng cần thỏa thuận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý nếu các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của hợp đồng dịch vụ pháp lý là sự "bất cân xứng" về thông tin cho nên sự "bình đẳng" giữa các bên trên thực tế không
22
được đảm bảo. “Bất cân xứng” thể hiện ở trình độ hiểu biết về pháp luật, bên cung cấp dịch vụ pháp lý là tổ chức hành nghề luật sư gồm những người có kiến thức sâu rộng về pháp luật. Còn bên thuê dịch vụ là những tổ chức, cơ quan, cá nhân có kiến thức hạn chế về pháp luật. Bên cung ứng dịch vụ pháp lý với lợi thế về kiến thức pháp luật, rất dễ lạm dụng vào vị thế này để đưa ra những thỏa thuận bất lợi cho bên sử dụng dịc vụ pháp lý. Vì thế, pháp luật hợp đồng dịch vụ pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ dịch vụ pháp lý theo xu hướng tạo ra sự cân bằng và kiềm chế lạm dụng lợi thế của bên cung ứng, bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng dịch vụ pháp lý. Bên cung ứng dịch vụ pháp lý có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và nhận thanh toán. Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng cung ứng dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận tại hợp đồng và có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ. Ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản đó, hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng nên thỏa thuận thêm quyền, trách nhiệm của các bên khi họ thực hiện không đúng, không đủ, không thực hiện công việc; khi họ ủy quyền thực hiện công việc cho người khác; khi hoàn thành công việc trước thời hạn; khi bên thuê dịch vụ chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (tổ chức) …
Hợp đồng dịch vụ pháp lý đa số là loa ̣i hợp đồng song vu ̣, chỉ một số lượng nhỏ là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba . Đối với các hợp đồng song vụ , mỗi bên đều phải thực hiện nghĩa vụ trước , không đươ ̣c lấy lý do bên kia chưa thực hiê ̣n nghĩa vụ với mình để không thực hiện nghĩa vụ trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ là do lỗi của bên kia . Nếu các bên không thỏa thuâ ̣n hoă ̣c pháp luâ ̣t không quy đi ̣nh về viê ̣c thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ trước , sau thì các bên đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu các bên có thỏa thuâ ̣n hoă ̣c pháp luâ ̣t có quy đi ̣nh về viê ̣c thực hiê ̣n nghĩa vụ trước , sau thì bên phải thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ trước chỉ được hoãn thực hiê ̣n nghĩa vụ nếu xảy ra những sự kiện do các b ên thỏa thuận và phải thông báo ngay cho bên kia biết.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý chấm dứt khi các công việc theo thỏa thuận đã hoàn thành; hoặc chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên hợp đồng chết (cá nhân) hoặc chấm dứt hoạt động (pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác) mà quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng gắn liền với nhân thân
23
của họ thì hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng chấm dứt hiệu lực. Ngoài ra, hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể chấm dứt khi xảy ra các trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng như: khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hợp đồng bị hủy bỏ. Tuy nhiên, để tránh được các tranh chấp có thể phát sinh, trong hợp đồng dịch vụ pháp lý nên thỏa thuận rõ các trường hợp nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng, trường hợp nào được hủy bỏ hợp đồng.
Hợp đồng dịch vụ pháp lý ghi nhận lại những thỏa thuận của bên cung ứng dịch vụ pháp lý và bên thuê dịch vụ pháp lý. Trong đó có một bên có kiến thức rất sâu rộng về pháp luật, do đó đòi hỏi hợp đồng dịch vụ pháp lý phải hợp tình, hợp lý và chuyên nghiệp. Nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý đạt được các yêu cầu trên thì quá trình thực hiện hợp đồng sẽ thuận lợi, tránh được những bất cập sau này và cũng là yếu tố nâng cao vai trò, vị trí của nghề luật sư trong xã hội.
1.4 Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sƣ
Dựa vào định nghĩa của Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế chủ biên có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư như sau: Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hành nghề luật sư, được thể hiện trong việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế (chế tài xử lý) do pháp luật quy định.
Trong luận văn này, em thống nhất phân tích trách nhiệm pháp lý theo hướng trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư phát sinh khi chủ thể vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật (bao gồm quy định của tất cả các ngành luật) trong khi tiến hành các hoạt động hành nghề luật sư.
Theo đó, trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm kỷ luật do tổ chức quản lý luật sư áp dụng khi có chủ thể vi phạm các quy định pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp, điều lệ của tổ chức quản lý luật sư. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực hành nghề luật sư do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi
24
chủ thể vi phạm pháp luật hành chính trong quá trình hành nghề luật sư. Trách nhiệm dân sự trong hoạt động hành nghề luật sư là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong quá trình hoạt động hành nghề luật sư. Trách nhiệm hình sự trong quá trình hành nghề luật sư là hậu quả của việc thực hiện tội phạm trong quá trình hành nghề luật sư.
Việc đặt ra trách nhiệm pháp lý trong hoạt động luật sư là một việc vô cùng cần thiết. Các quốc gia cần có các văn bản pháp luật quy định cụ thể về các trách nhiệm pháp lý của luật sư. Điều này tạo nên một ranh giới thống nhất giữa vi phạm và không vi phạm để những chủ thể liên quan đến hoạt động luật sư có định hướng trong hoạt động của mình. Đồng thời, các trách nhiệm pháp lý được đặt ra cũng là một lời cảnh báo, răn đe để những chủ thể này thực hiện đúng và đầy đủ các quy định liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư.
Tuy nhiên do vai trò và tầm ảnh hưởng của nghề luật sư rất lớn nên mà trách nhiệm pháp lý trong hành nghề luật sư cũng cần được pháp luật quy định chặt chẽ hơn so với nhiều ngành nghề khác. Ngoài việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật chung, luật chuyên ngành, người hành nghề luật sư còn phải tuân thủ điều lệ của cơ quản lý việc hành nghề luật sư, nội quy, quy chế của tổ chức nơi luật sư tiến hành hoạt động hành nghề…. Bên cạnh đó người hành nghề luật sư cũng phải đặc biệt tôn trọng quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp. Cùng với đó, trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư cũng gắn liền với tất cả các quy định mà luật sư phải tuân thủ.
1.5. Chấm dứt hành nghề luật sƣ
1.5.1 Tự nguyện chấm dứt hoạt động luật sư
Hoạt động hành nghề luật sự có thể chấm dứt dựa trên sự tự nguyện của các luật sư. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tự quyết định chấm dứt hoạt động hành nghề của mình. Tổ chức hành nghề luật sư có thể chấm dứt hoạt động dựa trên sự tự nguyện của các luật sư thành viên. Khi chấm dứt hành nghề, các luật sư phải thực hiện các thủ tục hành chính đối với các cơ quan quản lý. Việc chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư không được vì lý do trốn tránh nghĩa vụ. Việc tự nguyện chấm dứt hoạt động hành nghề chỉ được công nhận khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền chấp nhận cho chấm dứt hoạt động. Việc tự nguyện chấm dứt này
25
dựa trên nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư, đồng nghĩa với việc tổ chức hành nghề luật sư không còn tồn tại nữa. Cơ quan có thẩm quyền chấp nhận sự chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư chính là cơ quan cấp phép hoạt động cho tổ chức. Thông thường ở các quốc gia quy định cơ quan này là cơ quan tư pháp địa phương.
Việc thay đổi loại hình tổ chức hành nghề luật sư cũng được coi là tự nguyện chấm dứt hoạt động của tổ chức cũ. Đây là trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Tổ chức cũ chấm dứt hoạt động, tổ chức mới được thành lập kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một hoặc các tổ chức cũ. Vấn đề quan trọng nhất trong việc tự nguyện chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư là việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ của tổ chức. Về nguyên tắc, khi chấm dứt hoạt động thì tổ chức không còn tồn tại, những nghĩa vụ của tổ chức được kế thừa bởi tổ chức mới. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về thủ tục hành chính chấm dứt hoạt động luật sư. Các quy định pháp luật này phải không để xảy ra sự gián đoạn trong hoạt động của các tổ chức hành nghề, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, tránh xảy ra xung đột với những chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tổ chức chấm dứt hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư chỉ chính thức chấm dứt hoạt động khi được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư đồng nghĩa với việc tổ chức hành nghề luật sư không còn tồn tại. Để việc chấm dứt hoạt động không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, trước khi chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế; thanh toán xong các khoản nợ; giải quyết xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng và các hợp động lao động đã ký kết với luật sư và nhân viên của tổ chức.
Tổ chức hành nghề luật sư không được lợi dụng việc chấm dứt hoạt động để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật ví dụ như lợi dụng thời điểm đang tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động để ký thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Sau khi chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư không được nhân danh tổ chức cũ để thực hiện các dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
26
1.5.2 Buộc phải chấm dứt hoạt động luật sư
Đây là việc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân hoặc tổ chức hành nghề luật sư bị cơ quan có thẩm quyền buộc phải chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư mà không dựa trên sự tự nguyện của một hoặc các luật sư thành viên.