Các quy định của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 60)

Hoạt động luật sư có thể được chấm dứt dựa trên sự tự nguyện của các luật sư thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc của cá nhân luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động, luật sư đang hành nghề với tư cách cá nhân không muốn tiếp tục hành nghề luật sư nữa có thể chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư của mình nhưng phải thông qua các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tự nguyện chấm dứt hoạt động luật sư thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm e điều 18 Luật luật sư “Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng” Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có thể được chấm dứt trong trường hợp Công ty Luật bị hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Việc hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại điều 45 Luật luật sư.

Theo đó, hai hoặc nhiều công ty luật cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty luật mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất.

Một hoặc nhiều công ty luật có thể sáp nhập vào công ty luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công tyluật nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty luật bị sáp nhập.

Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; công ty luật trách nhiệm

56

hữu hạn được chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại. Công ty luật được chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty luật bị chuyển đổi.

Tại điểm 3, mục IV của Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 04 năm

2007 về việc hướng dẫn một số quy định của Luật luật sư có quy định: Văn phòng

luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 muốn chuyển đổi sang hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì phải chấm dứt hoạt động và làm thủ tục đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Luật sư. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn được sử dụng tên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã chấm dứt hoạt động”. Như vậy, muốn chuyển đổi loại hình, tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động phải tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động trước rồi mới được đăng ký hoạt động sang loại hình mới, nhưng nếu làm vậy, nhiều văn phòng luật sẽ bị ảnh hưởng về thương hiệu và giá trị doanh nghiệp được tạo dựng trong nhiều năm. Việc chấm dứt tổ chức cũ, thành lập tổ chức mới còn gây ra việc gián đoạn hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do phải mất thời gian hoàn thiện về mặt thủ tục. Thủ tục tự chấm dứt được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 47. Theo đó, chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng

ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động,

tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp

đồng dịch vụ pháp lý đó. Thực hiện được tất cả các công việc này thật không đơn

giản chút nào và việc thực hiện mất rất nhiều thời gian, có thể vài tháng có khi đến cả năm. Mặt khác sau khi chấm dứt hoạt động của tổ chức cũ, tổ chức mới dù có được tạo điều kiện đến mấy thì cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định để được cấp giấy đăng ký hoạt động. Vấn đề đặt ra là nếu vào thời điểm tổ chức cũ đã chấm dứt hoạt động và tổ chức mới chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động mà xảy

57

ra tranh chấp hoặc có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu tham gia tố tụng hoặc tư vấn thì pháp nhân nào sẽ giải quyết?

Thực chất, với điều luật này thì tổ chức không được chuyển đổi loại hình, chỉ là chấm dứt tổ chức cũ bao gồm cả việc quyết toán và đóng Mã số thuế, sau đó thành lập tổ chức mới và được cấp Mã số thuế mới. Cũng chẳng có gì để chứng minh cho việc có chuyển đổi mà thực chất là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau.

Còn đối với các loại hình tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan, khi tổ chức chuyển đổi loại hình thì tổ chức vẫn hoạt động song song với việc tiến hành các thủ tục pháp lý, Mã số thuế của tổ chức vẫn được giữ nguyên. Tổ chức mới, sau khi được chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa tất cả các nghĩa vụ cũng như được hưởng các quyền lợi từ tổ chức cũ phát sinh trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và hoạt động của tổ chức không bị gián đoạn hay tạm dừng. Chỉ cần đăng bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tới khách hàng về việc chuyển đổi và tên giao dịch mới của tổ chức.

Như vậy các quy định của luật luật sư và văn bản hướng dẫn về vấn đề chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư là chưa phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp và gây nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Những quy định này cần sớm được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư đồng thời thúc đẩy nghề luật sư phát triển, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

Tổ chức hành nghề luật sư cũng có thể bị buộc phải chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Theo quy định của Nghị định 60, Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp Lợi dụng việc hành nghề luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp luật sư hoặc các luật sư thành viên của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư cũng

58

chấm dứt hoạt động. Đó là các trường hợp Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư cũng chấm dứt hoạt động khi thành viên duy nhất của tổ chức chết. Thành viên duy nhất đó là trưởng văn phòng luật sư hoặc giám đốc của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều 47 Luật luật sư quy định về các trường hợp tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động, nhưng chưa có quy định cụ thể về cách giải quyết các hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hoạt động đó.

Theo quy định hiện hành, khi bị chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với họ nhưng chưa thực hiện xong. Luật chỉ quy định phải thỏa thuận với khách hàng, còn việc các bên có thỏa thuận được với nhau hay không thì Luật không đề cập đến cũng như không quy định về trách nhiệm liên đới của những luật sư thành viên của tổ chức đó sau khi chấm dứt hoạt động.

Thật hoàn hảo và không có gì phải bàn cãi nếu các bên có thể đi đến một thỏa thuận. Nhưng nếu các bên không đạt được thống nhất nào và xảy ra tranh chấp về quyền lợi thì hậu quả pháp lý của tranh chấp này dường như bị Luật Luật sư “bỏ ngỏ”. Lúc này, bên khách hàng, bằng con đường tố tụng, có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của họ được không?

Nếu bên khách hàng khởi kiện ra tòa, Tòa án thụ lý theo đúng thẩm quyền và thủ tục tố tụng, bên bị đơn thông báo với tòa về việc đã chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, thì Tòa án căn cứ vào Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì cơ quan, tổ chức đã bị giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp này là nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại, tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp

59

được sung vào công quỹ nhà nước. Tức là, bên khách hàng mất quyền khởi kiện, mất luôn tiền tạm ứng án phí và quan trọng nhất là họ không có một cơ hội nào để yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Chính vì không có những quy định về sự kế thừa quyền và nghĩa vụ khi tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động đã xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và chưa có một cơ chế pháp lý nào bảo vệ quyền lợi bên khách hàng cho đến thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, Luật Luật sư cũng không có các quy định cấm tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện một số hành vi khi đã bị chấm dứt hoạt động, ví dụ như cất giấu, tẩu tán tài sản, ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp...

Không bị cấm thực hiện một số hành vi sau khi bị chấm dứt hoạt động và cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự khi bị khởi kiện ra tòa... là những “kẽ hở” pháp lý nghiêm trọng cần phải được sửa ngay lập tức trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư.

2.2.4. Quy định pháp luật về luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Chương VI luật luật sư quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Luật luật sư 2012 quy định chặt chẽ hơn các văn bản pháp luật trước đó về điều kiện hành nghề tại Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài. Theo đó: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của luật luật sư khi có đủ các điều kiện sau đây: Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng; Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

60

Luật sư nước ngoài muốn được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế; 3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.” [34, điều 74]

Quy định này đã trả lời được nhiều tranh cãi trước kia về việc luật sư nước ngoài có phải tôn trọng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không? Về hình thức hành nghề, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức làm việc với tư cách thành viên hoặc làm việc theo hợp đồng cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư nước ngoài cũng cũng thể làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam được luật luật sư quy định rất chặt chẽ. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật

61

Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam

“Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.” [34, điều 76]

Quy định này trùng khít với quy định tại Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng quy định này cũng còn gây nhiều tranh cãi bởi theo quy định này thì luật sư Việt Nam hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư nứơc ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyềnn và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam. Điều này làm hạn chế quyền hành nghề của luật sư Việt Nam, đánh mất cơ hội cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói

Một phần của tài liệu Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam (Trang 60)