trong một số trường hợp
Quyền tự do báo chí được quy định tại Điều 69 của hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, rồi đến Điều 4 luật báo chí năm 1989, theo đó công dân có quyền được thông tin qua báo chí về tình hình mọi mặt của đất nước và thế giới. Tương ứng với quyền đó thì báo chí cũng có nhiệm vụ thông tin trung thực, làm diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Trong khi tác nghiệp, báo chí có quyền đăng hình ảnh để truyền tải thông tin tới người dân.
Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 133 của Hội đồng bộ chưởng ngày 20/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng thì việc đăng, phát ảnh người thật phải được chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng đồng ý trừ ảnh thông tin
các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn văn
nghệ, thể dục thể thao. Từ quy định này có thể thấy rằng quyền hình ảnh của
cá nhân có xu hướng được bảo vệ rất chặt chẽ. Đây là một điểm khác biệt giữa pháp luật nước ta và pháp luật nước khác trong thời gian này. Trong pháp luật Australia thì việc đăng hình ảnh không cần sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh đó miễn là không thuộc vào một trong các trường hợp cấm mà pháp luật quy định.
Như vậy, việc liệt kê đóng kín các trường hợp không phải xin phép trong nghị định trên sẽ dẫn đến sự hạn chế đáng kể trong hoạt động của báo chí, mâu thuẫn với quyền được thông tin của công dân về mọi mặt của đời sống xã hội.
Ví dụ như: Vụ sập cầu Cần Thơ, nếu áp dụng quy định của nghị định
trên thì báo chí lúc này không thể đưa hình ảnh về các nạn nhân để phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn khi chưa có sự đồng ý của người đó hoặc người thân của người đó đồng ý. Nhận thức được vấn đề này thì tại Nghị định 21/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết luật báo chí đã điều chỉnh vấn đề này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ quan báo chí. Theo đó thì “các cơ quan báo chí không được đăng, phát
ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của cá nhân đó trừ một số trường hợp cụ thể” [5,Điều 5]. Theo
quy định này thì các cơ quan báo chí lúc này đã được quyền đăng hình ảnh cá nhân mà không cần xin phép nhưng phải có ghi chú thích hợp và không được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Việc đăng hình ảnh không hạn chế trong các sự kiện chính thức, các hoạt động tập thể, mà có thể bao gồm cả sinh hoạt hằng ngày và đời sống riêng tư. Quy định tại nghị định này đã loại bỏ yêu cầu cần phải có sự đồng ý của chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng hình ảnh.
Như vậy có thể thấy rằng, các nội dung quy định về phạm vi quyền hình ảnh tại Nghị định 21/NĐ-CP quy định hướng dẫn chi tiết luật báo chí dường như không phù hợp với tinh thần của BLDS năm 2005 về quyền cá nhân đối với hình ảnh. Dù nội dung điều luật trong Nghị định này nghiêm cấm việc đăng, phát hình ảnh khỏa thân có tính chất khiêu dâm hay hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục của văn hóa Việt Nam nhưng điều này không đủ để bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân. Việc pháp luật cho phép báo chí có quyền đăng phát hình ảnh về đời sống riêng tư mà không cần có sự đồng ý của người đó là hoàn toàn không phù hợp với tinh thần bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân trong BLDS năm 2005.
Hay tại Điều 2 của luật báo chí sửa đổi bổ sung năm 1999 cũng đã quy định:
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động...Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng [27, Điều 2].
Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật báo chí. Trong hoạt động của mình, báo chí cung cấp rất nhiều thông tin, hình ảnh về đời sống. Đặc biệt các bản tin truyền hình thường tập trung chủ yếu vào hình ảnh vì thực tế cho thấy chỉ khi phát sóng hình ảnh thì người xem mới hình dung ra thực tế sự việc là như thế nào? Nội dung ra sao?
Ví dụ như: Các hình ảnh về lũ lụt ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng nếu cơ
quan phát sóng, báo chí không đưa những hình ảnh cụ thể thực tế thì làm sao chúng ta biết được sự khốc liệt và tàn phá của thiên tai ảnh hưởng đến đời
sống của người dân ra sao? Nhưng ngược lại nếu hoạt động báo chí xuất phát từ những hành vi của những nhà báo cố tình làm sai lệch vấn đề khi viết về hoạt động của có những công ty, doanh nghiệp, họ đã đăng những thông tin sai trái. Và vấn đề là nếu những thông tin không đúng sự thật này khi được phát tán ra ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty, lượng cổ phiếu trên sàn giao dịch bị giảm sút...hàng loạt vấn đề phát sinh.
Từ dẫn chứng các điều luật và việc phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rằng hiện nay việc xung đột giữa các quy định trong BLDS năm 2005 với các quy định trong luật báo chí về hình ảnh đã đẫn đến việc một số tổ chức báo chí đã lợi dụng quyền hạn của mình để xâm phạm đến bí mật đời tư, đăng những hình ảnh câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số người dân. Một số vụ việc đã xảy ra trên thực tế như:
Trước hết và việc đăng hình các phiên tòa, các hình ảnh kèm theo lời khai của bị can, bị cáo và thân nhân của bị can, bị cáo đã tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần, dẫn đến hậu quả thương tâm xảy ra: Dư luận đã bị sốc khi nghe tin con gái của một cán bộ ngành công an đã tự tử vì không chịu nổi áp lực tâm lý khi tin tức liên quan đến cha mình được thông tin trên nhiều trang báo. Ngoài ra cũng có những vụ án xảy ra đã nhiều năm, bị cáo đã thi hành xong án nhưng khi có vụ việc nào liên quan đến vụ việc đó thì cơ quan báo chí thỉnh thoảng vẫn sử dụng lại hình ảnh của các bị can, bị cáo để chứng minh cho bài viết của mình. Điều đáng quan tâm hơn nữa là ngay cả khi trong các giai đoạn điều tra thì việc đưa tin, hình ảnh liên quan đến bị can, bị cáo và đời tư của họ vẫn được thực hiện mặc dù lúc này chưa có kết luận điều tra. Vậy, liệu việc đăng hình ảnh trong trường hợp trên là đúng hay sai theo quy định của pháp luật dân sự?.
Có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam hiện nay việc đưa tin kèm theo hình ảnh của bị can, bị cáo trên các tạp chí là rất phổ biến. Vấn đề đặt ra ở đây
là có được quay phim, chụp ảnh tại phiên Tòa? Nếu được thì việc sử dụng hình ảnh đó như thế nào?
Luật báo chí quy định: Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin chung thực, phản ánh nguyện vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Tại Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn một số điều luật báo chí cũng đã quy định: Không được đăng hình ảnh riêng của cá nhân đó mà không có sự chú thích rõ ràng
làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, của cá nhân đó trừ “Ảnh thông tin các
buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh trong các buổi xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ án đã bị tuyên án” [5, Điều 5].
Như vậy, theo quy định tại Nghị định này thì hoạt động báo chí cho phép đăng hình, đưa tin về bị cáo trong các buổi xét xử công khai trên tòa, những người phạm tội đã bị tuyên án. Xong trên thực tế thì việc thực hiện quy định này như thế nào? Khi chụp hình trong phiên tòa thì các cơ quan báo chí chỉ được chụp bị cáo hay cả cảnh quanh phiên tòa, những người có mặt trong phiên tòa...hơn nữa ngay trong các quy định của Bộ luật Hình sự cũng chưa có quy định về khái niệm “vụ án công khai” nên rất khó xác định.
Nếu như tại điều 31 quy định về quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình, thì tại điều 7 Bộ luật tố tung dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm
2011 cũng đã quy định: “công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [30, Điều 7].
Từ điều luật trên cho thấy, trong giai đoạn điều tra đối với bị can, hay trong quá trình xét xử đối với bị cao thì họ vẫn chưa bị coi là có tội và quyền cá nhân đối với hình ảnh của họ vẫn phải được bảo vệ. Nếu sau khi xét xử mà bị cáo được tuyên vô tội thì họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần
và gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng sau đó bởi những hình ảnh của họ đã bị phát tán công khai trên các trang báo, các kênh thông tin truyền thông.
Như vậy, các quy định về quyền cá nhân về hình ảnh giữa BLDS năm 2005, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và luật báo chí mâu thuẫn với nhau. Dẫn đến trường hợp đăng hình của bị cáo tại một phiên tòa đã hay như việc đăng hình bị can ngay từ khi họ mới bị bắt đã làm ảnh hưởng đến quyền cá nhân của họ.
Đối chiếu với pháp luật của một số quốc gia chúng ta thấy: Nếu pháp luật Pháp nghiêm cấm việc quay phim, chụp hình tại các phiên tòa, vì theo họ việc cấm quay phim, chụp hình sẽ đảm bảo cho người bị xét xử không bị ánh đèn chụp ảnh, hoặc thao tác khác có thể tác động lên tâm lý và khả năng nhận thức khi trả lời các câu hỏi, đồng thời điều này cũng thể hiện sự tôn trọng đối với quyền cá nhân về hình ảnh.
Đối chiếu với thực tế áp dụng pháp luật tại Mỹ và Australia trong hoạt động quay phim, chụp ảnh khi cảnh sát thực thi công việc của mình chúng ta sẽ thấy điểm khác biệt:
Theo Hiệp hội Dân quyền Mỹ (ACLU): “việc quay phim chụp ảnh ở
Mỹ là hợp pháp, miễn là nó nằm ở khu vực công cộng, hoặc nếu ở các khu vực tư nhân thì cần được sự cho phép của chủ” [37]. Các nơi được phép bao
gồm hình ảnh của tòa nhà liên bang, giao thông và cảnh sát. Nhiếp ảnh là một hình thức giám sát của công chúng đối với chính phủ và có tầm quan trọng
trong một xã hội tự do, cũng theo ACLU “nếu hoạt động quay phim chụp ảnh
ở khu vực tư nhân thì các chủ sở hữu có quyền hạn chế các hoạt động trên tài sản của họ” [37]. Cảnh sát đang điều tra hoặc đang thực thi công vụ không
được phép xóa nội dung trên thiết bị của người quay phim chụp ảnh. Về mặt pháp lý, cảnh sát có quyền yêu cầu công dân dừng quay phim chụp ảnh nếu
Tại Australia, việc quay phim chụp ảnh cảnh sát và các cơ quan công quyền là được phép. Theo tuyên bố của Lực lượng cảnh sát New South Wales
trước các đơn vị truyền thông, “công dân nước này có quyền chụp ảnh hoặc
quay phim cảnh sát và các sự cố liên quan đến nhân viên cảnh sát được quan sát từ một không gian công cộng, hoặc từ một nơi tư nhân với sự cho phép của chủ sở hữu hoặc người cư ngụ ở đó [37]. Tuy vậy, sự va chạm giữa các nhân viên thực thi công vụ và những người quay phim chụp ảnh họ vẫn liên tục xảy ra. Tại Australia, việc cảnh sát đe dọa công dân khi bị họ quay phim chụp ảnh khá phổ biến và trở thành vấn nạn đau đầu với các quan chức luật pháp. Chủ tịch Hội đồng tự do dân chủ NSW, Cameron Murphy cho biết:
“Cảnh sát sợ bị quay phim khi họ đang hành động vượt quá quyền hạn của mình hoặc đang làm điều gì đó không hợp lý và tiêu cực. Chúng tôi có rất nhiều sự cố về việc cảnh sát tịch thu máy ảnh của nhà báo. Điều đó vượt quá thẩm quyền của cảnh sát” [37], ông Murphy nói. Thêm vào đó, ông khuyến
khích hành động quay phim chụp ảnh những người làm công vụ: “Tôi hy
vọng rằng các công dân sẽ chụp ảnh khi họ nhìn thấy một cảnh sát hành động không xứng với hình ảnh của một sĩ quan cảnh sát" [37].
Một số thành phố ở Mỹ đã được xem xét để trang bị những “con mắt theo dõi cảnh sát” trong những năm gần đây. Các máy quay này sẽ được đặt ở những nơi có thể theo dõi hoạt động của những người làm công vụ và phục vụ cho việc minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan công. Tuy nhiên, những người dày dặn kinh nghiệm trong nghề đều có khả năng để khuất ra khỏi “con mắt theo dõi” cũng như yêu cầu người dân ngừng quay phim chụp ảnh mình. Trong một số trường hợp, lực lượng thực thi công vụ sẽ phối hợp với nhau để tắt các camera gắn tại các điểm công cộng nhằm tránh bị lọt ra ngoài giới truyền thông về hình ảnh họ sử dụng vũ lực quá mức trong khi thực hiện nhiệm vụ an ninh của mình.
Như vậy, quyền và lợi ích của các công dân Mỹ hay Australia trong việc quay phim chụp ảnh các nhân viên công vụ sẽ được đảm bảo chỉ khi công dân luôn tỏ ra lịch sự, làm đúng những gì pháp luật quy định và không can thiệp sâu vào công việc của họ. Những sự việc dẫn đến tranh chấp hoặc ẩu đả do vi phạm quyền tự do cá nhân, quyền tự do báo chí đều được đưa ra tòa và xét xử. Trong nhiều trường hợp, người dân đúng và được trắng án, trong khi các nhân viên công vụ hay cảnh sát sẽ phải chịu trách nhiệm trước việc xâm phạm quyền tự do của công dân. Còn nếu công dân là người quay phim, chụp ảnh sai thì công dân đó cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi sai trái của mình.
Như vậy, pháp luật quốc gia khác có những điểm khác biệt so với luật Việt Nam ở chỗ: Luật Bằng chứng của Mỹ chỉ quy định một bằng chứng trong phiên tòa dân sự phải được bảo mật, không thể cho công chúng xem nên việc quay phim chụp hình cũng được xem là bị cấm. Còn trong phiên Tòa hình sự, việc quay phim, chụp ảnh sẽ có thể làm ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án.Các phóng viên pháp đình chỉ được phép dùng tranh vẽ nhân vật để minh họa cho bài báo.
Pháp luật Anh cũng khác pháp luật Việt Nam tại Điều 41 Đạo luật pháp lý hình sự năm 1925 quy định, không ai được phép chụp bất cứ một tấm ảnh nào tại Tòa án hoặc chụp ảnh chân dung của những người tại Tòa án như thẩm phán, hội thẩm, nhân chứng hoặc các bên trong vụ án, bất kể đó là vụ án dân sự hay hình sự.
Như vậy, pháp luật các quốc gia khác nhìn chung là không cho phép việc chụp hình tại các phiên tòa dân sự, chỉ cho phép dùng hình vẽ để đăng