Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của

Một phần của tài liệu Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam (Trang 93)

và bảo vệ.

3.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nhân đối với hình ảnh

Từ thực trạng xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh hiện nay cho chúng ta thấy: Vấn đề vi phạm quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền đối với hình ảnh của cá nhân nói riêng diễn ra ngày càng phổ biến. Việc này đang trở thành một thói quen và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Hoạt động xử lý hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh theo biện pháp dân sự còn rất ít vì hệ thống pháp luật dân sự của chúng ta đã chưa thực sự cụ thể hóa hết,

nhiều quy định còn ở mức chung chung và khái quát nên khi thực hiện còn nhiều bất cập và khó thực hiện.Vậy nên việc đảm bảo quyền nhân thân của cá nhân còn nhiều vướng mắc.Vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay phương hướng cụ thể để hoàn thiện quyền nhân thân trong thời gian tới mà cụ thể là những phương hướng sau?

Vấn đề này xuất phát từ quyền công dân được quy định trong hiến pháp 1992 Mọi công dân đều được làm những gì pháp luật không cấm. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật của nước ta. Nhưng hiểu thế nào là “Những gì pháp luật không cấm” đang là một vấn đề đặt ra hiện nay, nhất là trong hoạt động sử dụng hình ảnh. Do đó các quy định của BLDS năm 2005 cần rõ ràng, chặt chẽ, có tính răn đe cao đế các chủ thế hình thành Thói quen tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân chủ thể khác. Vì vậy mà để khắc phục được tình trạng xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân thì các nhà lập pháp của nước ta cần nhanh chóng sửa đổi, khắc phục những hạn chế cụ thể như:

Trong Điều 31 BLDS 2005 quy định:

1. Cá nhân cỏ quyền đối với hình ảnh của mình; 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đỏ đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của

Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác; 3.

Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm

danh dự, nhân phẩm, uy tín của người cỏ hình ảnh [28, Điều 31].

Bên cạnh những quy định khá cụ thể thì điều luật còn đặt ra một số vấn đề hạn chế sau đây:

sử dụng ảnh chụp phong cảnh hay các buổi tụ tập đông người (biểu tình, tuần hành, hội họp) vì vậy thực tiễn đặt ra một vấn đề là nếu muốn công bố một bức ảnh có bao nhiêu khuôn mặt người khác trong đó thì phải đi hỏi ý kiến của tập hợp ấy người cho phép mới được hay sao. Nếu chụp lại quang cảnh của một buổi họp cấp bộ thì cũng phải hỏi ý kiến của từng thành viên có mặt

tại buổi họp là một điều không khả thi. Theo chúng tôi, thì phải tính đến tính

khả thi của việc áp dụng các quy định pháp luật này vào thực tiễn. Nếu hình ảnh trong đời sống sinh hoạt mà chúng ta thường thấy như tường thuật về một hội thảo nào đó, mình lên phát biểu, người ta chụp đưa lên bảo thì có phải xin phép không? Hoặc hình ảnh cả nhân trong các dịp lê hội, mít tỉnh...Thì chúng ta nên hiểu thế nào? Hay như việc đăng hình những người thực hiện hành vi vi trộm cắp tại các siêu thị thì xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh của các chủ thể này hay không? Theo tôi, pháp luật chỉ nên quy định là cần phải xin phép đối với việc sử dụng hình ảnh thuộc về đời tư của riêng một cá nhân nhất định mà thôi. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng đã quy định nhưng chưa

chặt chẽ. Do đó thiết nghĩ để những quy định về quyền đối với hình ảnh của

cá nhân được mọi chủ thể tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện thì luật nên có quy định rõ ràng hơn về những trường hợp nào sử dụng hình ảnh cá nhân cần phải xin phép (như sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại hay việc sử dụng hình ảnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm...) và cũng nên quy định thời hiệu đối với việc phải xin phép khi sử dụng hình ảnh của cá nhân.

Thứ hai, Điều 31BLDS chỉ điều chỉnh hành vi “sử dụng” hình ảnh của người khác mà không điều chỉnh hành vi “ghi hình”

Đây là một khoảng trống đáng lo ngại của pháp luật Việt Nam, bởi ngay khi bị ghi hình thì cá nhân đã mất đi một phần quyền định đoạt đối với hình ảnh của mình. Hơn nữa, trong điều kiện các trang thiết bị ghi hình ngày

càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay thì nguy cơ bị chụp trộm, quay phim trộm ở những nơi nhạy cảm như nhà nghỉ, nhà tắm hay buồng thử quần áo cao hơn bao giờ hết. Nhưng do pháp luật dân sự không quy định hành vi “ghi hình” hình ảnh cá nhân của người khác là vi phạm pháp luật nên nếu không thể chứng minh được người “ghi hình” những hình ảnh đó đã phát tán các hình ảnh này thì không thể truy cứu trách nhiệm dân sự theo Điều 31 BLDS năm 2005 hay trách nhiệm hình sự theo Điều 121 và 226 Bộ luật Hình sự.

Thứ ba là các quy định về việc đăng hình ảnh tại phiên tòa

Quy định về quyền về hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS năm

2005 có quy định: “... việc sử dụng hình ảnh của cả nhân phải được người đó

đồng ý...” [28], tuy nhiên trong trong thực tế chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp

việc báo chí tự do đưa tin có kèm hình ảnh của bị cáo tại phiên tòa. Việc đăng bài có kèm hình ảnh của bị cáo mô hình chung sẽ trở thành “vết đen” trong cuộc đời của bị cáo, sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc làm ăn, uy tín, danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ cho dù sau đó họ có trắng án đi chăng nữa. Theo quy định tại Điều 28, 36, 37, 38 và 39 Bộ luật Hình sự thì chỉ hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân dự của bị can, bị cáo như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú... Không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dù người đó là kẻ phạm tội. Những điều kể trên lại mâu thuẫn với quy định về quyền hạn của nhà báo được quy định trong Nghị định số 51/NĐCP/2002 của

chính phủ: Nhà báo “Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim,

ghi âm tại các phiên tòa công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc

trực tiếp với các thấm phản, luật sư để lấy tin, phỏng vẩn theo quy định của

pháp” [6, Điều 8]. Phải chăng theo những quy định này của pháp luật thì

những bị cáo khi ra tòa không có quyền đối với hình ảnh của cá nhân? Theo quan điểm của bản thân thì đây là một quy định còn thiếu tính chặt chẽ và

mâu thuẫn của pháp luật Việt Nam. Nên chăng, về vấn đề quyền đối với hình ảnh của cá nhân, nhất là trong lĩnh vực báo chí pháp luật cần quan tâm hơn và có những sửa đổi phù hợp để đảm bảo cho các quy định trong luật dân sự và luật báo chí không mâu thuẫn với nhau, bảo đảm cho quyền này của cá nhân được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trên thực tế.

Thứ tư là quy định về phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân:

Điều 25 BLDS năm 2005 quy định: Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

Tự cải chỉnh;

Yêu cầu người vỉ phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tố chức cỏ thấm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chỉnh công khai;

Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tố chức có thấm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại [28, Điều 25]. Tuy nhiên quy định này lại bộc lộ một hạn chế, đó là trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm đã chết mà việc xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân đó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người thân còn sống của cá nhân đó.Vậy khi đó, ai sẽ có thể thay cá nhân đó thực hiện những phương thức để bảo vệ quyền đối với hình ảnh khi mà luật chỉ quy định quyền đó cho cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm? Nên chăng cần sửa đổi theo chiều hướng chủ thể có quyền phát hiện, khiếu kiện không chỉ có cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm mà ngay cả những người thân thích của cá nhân đó cũng có các quyền theo quy định của Điều 25 BLDS năm 2005 trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết.

Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân xảy ra, thì theo quy định của pháp luật, thì cá nhân có hành ảnh bị xâm phạm có

quyền yêu cầu người xâm phạm phải xin lỗi, cải chính và bồi thường...Tuy nhiên về vấn đề mức bồi thường thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn. Các tòa án thường căn cứ vào giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà buộc người sử dụng hình ảnh của người khác trái phép phải thanh toán một khoản tiền có thể là vài triệu đồng, vài chục triệu và cũng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Thiết nghĩ, để quyền của mỗi cá nhân đối với hình ảnh của mình được tôn trọng và không bị xâm phạm thì pháp luật cũng nên đề ra những chế tài phù hợp với mức độ xâm phạm nhưng cũng phải đủ sức răn đe. Nên nhanh chóng có một văn bản quy định về các mức phạt trong từng trường hợp vi phạm cụ thể trong đó mức hình phạt nên căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh, mức độ gây ảnh hưởng đến chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm.

Thứ năm là các nhà lập pháp cần quy định rõ vấn đề “đồng ý” trong việc sử dụng hình ảnh cá nhân.

Thông qua các trường hợp xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh cho chúng ta thấy nếu không quy định rõ thì rất dễ gây ra hiểu lầm, dẫn đến việc khi có vi phạm xảy ra thì bên vi phạm thường viện vào lý do là bên bị vi phạm đã “đồng ý” dù hành vi xâm phạm đã làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân đó cho dù bên bị vi phạm không hề biết mục đích của bên vi phạm sử dụng hình ảnh của mình vào mục đích gì. Đối với quy định về bồi thường thiệt hại do việc sử dụng hình ảnh xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì các nhà lập pháp cần quy định rõ cả trường hợp xử lý việc sử dụng hình ảnh mà không xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Tóm lại, chỉ khi chúng ta thống nhất được cách hiểu chung về các quy định trong pháp luật, có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề sử dụng và bảo vệ hình ảnh của cá nhân thì khi đó pháp luật mới thực sự có giá trị ứng dụng trong thực tiễn

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam là một quyền quan trọng trong nhóm các quyền nhân thân. Các quy định của BLDS năm 2005 về vấn đề này đã khá đầy đủ, tuy nhiên còn nhiều điểm còn hạn chế và tính khả thi chưa cao. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân về việc tôn trọng, bảo vệ quyền về hình ảnh của cá nhân khác thì việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật đã nêu trên đế hoàn thiện hơn là vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ tạo tiền đề để tất cả các thành viên trong xã hội có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân khác. Có như vậy thì mới giải quyết được triệt để việc sử dụng tùy tiện hình ảnh của người khác như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo giáo dục Việt Nam (2014), Nếu sử dụng hình ảnh không xin phép

Amway có thể bị kiện, http://www.baomoi.com.

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Minh Hằng , http://vi.wikipedia.org.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Triết học Mác- Lênin, NXB Chính trị

quốc gia.

4. Ngọc Bình (2009), Sinh viên trộm đồ siêu thị bị dán ảnh bêu xấu,

http://www.baomoi.com.

5. Chính Phủ (2002), Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của

Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.

6. Chính Phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NÐ-CP ngày 26/04/2002 của

Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2011), Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Hà Nội.

9. Chính Phủ (2013), Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 hướng dẫn một số điều Luật Hành Chính năm 201, Hà Nội.

10. Văn Dũng - Phượng Vũ (2013), Nữ sinh sư phạm bị tung ảnh nóng tố

cáo bạn trai cũ, http://dantri.com.vn.

11. Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (2013), Khái quát hệ thống pháp

luật Hoa Kỳ chương 6: Thủ tục tại tòa án dân sự, http://vietnamese.

12. Chu Tuấn Đức (2008), “Quyền cá nhân đối với hình ảnh trong pháp

luật một số nước phương tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam”. Tạp

chí Nhà nước và pháp luật, (4).

13. Bùi Đăng Hiếu (2009), “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”, Tạp

chí luật học (7), tr.14.

14. Nguyễn Văn Hiếu (2011), Cần làm rõ mục đích của công ty Trò Chơi

Việt, Báo Đời sống & Pháp luật http://www.baomoi.com.

15. Lê Thị Hoa (2006), Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân

theo quy định trong BLDS năm 2005, tr.14, Luận văn thạc sỹ Luật học.

16. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB Bách Khoa

17. Võ Khối – Lê Na (2004), Phát tán hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng

dễ bị ra Tòa, Báo Thanh niên online http://www.thanhnien.com.vn.

18. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt nam

tập 1, NXB Tư pháp.

19. Hoài Nam (2014) Lãnh án vì phát tán “Ảnh nóng” của người tình,

http://www.tin247.com.

20. Lê Đình Nghị (2008), “Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền

nhân thân trong pháp luật dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9, 10.

21. Phùng Thị Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lý

luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định trong pháp luật Dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ trường

Đại học Luật Hà Nội.

22. Phanletrungtin chia sẻ (2012), Hình ảnh và vai trò của hình ảnh trong

tác phẩm truyền hình, http://idoc.vn.

23. Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh (2011), Tình huống dân sự về quyền nhân

24. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

25. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)