Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự uy tín,

Một phần của tài liệu Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam (Trang 37)

nhân phẩm

Như chúng ta đã biết thì hình ảnh của cá nhân sẽ gắn liền với danh sự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Do đó, quyền nhân thân đối với mỗi cá nhân về hình ảnh cũng sẽ gắn bó mật thiết với quyền được bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín. Yếu tố liên hệ này thể hiện ở sự tăng giảm các giá trị cá nhân về danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Muốn hiểu được mối liên hệ này thì trước hết chúng ta phải hiểu khái niệm về danh dư, nhân phẩm, uy tín.

Danh dự trước hết được hiểu là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân cụ thể về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực của người đó từ khi sinh ra đến thời điểm hiện tại mà họ đang sống. Danh dự của một cá nhân được hình thành từ hành động và cách cư xử của người đó thông qua công cuộc lao động và thành tích học tập mà người đó có được thông qua những công việc và sự đóng góp cụ thể được ghi nhận theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội cụ thể.

Uy tín được hiểu là những giá trị về mặt đạo đức và tài năng của một cá nhân được công nhận trong hoạt động thực tiễn của mình mà tới mức mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính, tin tưởng và tự nguyện noi theo.

Ví dụ như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn có uy tín đặc biệt đối

với toàn thể nhân dân Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động các mạng trong kháng chiến cứu nước trước đây, cũng như công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.

Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi một con người đều có những giá trị cốt cách riêng của chính mình. Khi nói một người có nhân phẩm là một người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Người có phẩm chất sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng.

Như vậy, danh dự là một khái niệm rộng bao hàm cả uy tín lẫn nhân phẩm xong vẫn có những điểm khác biệt như: Nếu danh dự là một khái niệm áp dụng cho cả cá nhân lẫn tổ chức thì nhân phẩm lại là một khái niệm áp dụng cho mình chủ thể là cá nhân. Nếu nhân phẩm tồn tại ngay từ khi con người mới sinh ra, tồn tại ngay trong tính cách của mỗi cá nhân thì danh dự lại được hình thành thông qua năm tháng hoạt động của người đó.

Vậy khi nói quyền nhân thân về hình ảnh của mỗi cá nhân có mối liên hệ mật thiết với quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm là nói đến sự tác động hai chiều

Một là: Hình ảnh của một cá nhân làm tăng giá trị danh dự, uy tín của

cá nhân đó. Tức là hình ảnh của mỗi cá nhân khi xuất hiện trước công chúng thông qua các phương tiện thông tin, được phản ánh chân thực những thành công trong cuộc sống, sự nghiệp của một cá nhân đó thì cá nhân đó sẽ ngày càng được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ, từ đó các giá trị bản thân không ngừng được nâng cao.

ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân. Điều này thể hiện ở chỗ: Khi những hình ảnh xấu bị phát tán sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn về mặt tinh thân, cả những ảnh hưởng về mặt vật chất.

Ví dụ: Việc phát tán hình ảnh của một người trên mạng để làm tít quảng

cáo cho một nội dung không lành mạnh nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh của cá nhân đó. Lúc này danh dự, uy tín của cá nhân đó sẽ bị giảm sút, có thể là hủy hoại bởi những hình ảnh trên.

Bên cạnh sự tương tác với nhau thì quyền cá nhân về hình ảnh còn khác với quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm ở những đặc điểm sau đây:

Một là: Về chủ thể thực hiện hành vi, nếu chủ thể thực hiện quyền cá

nhân về hình ảnh có thể là cá nhân đầy đủ năng lực hành vi khi còn sống và đối với người đã chết, người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ mười lăm tuổi thì sẽ được cha, mẹ, chồng, vợ, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật quy định khác thì chủ thể của quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín chỉ được do chính chủ thể đó thực hiện và không ai có thể thực hiện thay họ.

Hai là: Nếu quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân và quyền bảo vệ

nhân phẩm chỉ áp dụng cho một cá nhân thì quyền bảo vệ nhân phẩm, uy tín lại có thể áp dụng cho cả tổ chức lẫn cá nhân.

Ba là: Về dạng hành vi xâm phạm: Nếu dạng hành vi xâm phạm quyền

nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân chỉ là đăng ảnh, quay phim, phát tán ảnh...khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu ảnh thì ngược lại quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín lại có dạng hành vi là những lời lẽ hoặc hành động thiếu văn hóa ứng sử khiến xã hội đánh giá sai về chủ thể đó.

Như vậy, quyền cá nhân về hình ảnh và quyền bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm của mỗi cá nhân có tuy có một số điểm khác nhưng hai quyền này

luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua những hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân sẽ ảnh hưởng đến quyền danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân theo các chiều hướng khác nhau. Nhưng có một thực tế đặt ra hiện này là: Ngày càng nhiều hình ảnh của cá nhân được cắt xén, thêm vào những nội dung không đúng với thực tế làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân đó. Chính bởi điều này mà khoản 2 Điều 31 BLDS năm 2005 đã bổ sung

thêm quy định: “nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm

phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” [28, Điều 31].

Điều này có nghĩa là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân dù hợp pháp, có sự đồng ý của cá nhân đó nhưng nếu xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Với quy định này của pháp luật nước ta cũng đã phần nào hạn chế được việc sử dụng hình ảnh cá nhân trái phép trên các phương tiện truyền thông hiện nay.

Chương 2

CÁC HÌNH THỨC XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH

Một phần của tài liệu Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)