Đây là trách nhiệm đặt ra khi có những thiệt hại thực tế từ hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh và nó xuất phát từ yêu cầu của phía bên cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh. Trách nhiệm bền bù tài chính ở đây được hiểu chính là trách nhiệm mà theo đó bên có gây ra thiệt hại cho chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm phải có trách nhiệm đền bù một khoản chi phí hợp lý nhất định cho bên bị thiệt hại để đền những tổn thất do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra. Nó thuộc vào trường hợp đền bù thiệt hại do hành
Điều 611 BLDS năm 2005 quy định
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a, Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục hiện đại; b, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hạ theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp những tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định [28, Điều 611]. Áp dụng quy định của điều luật trên khi quyền cá nhân về hình ảnh bị xâm phạm thì mức đền bù tài chính là do bên thiệt hại và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận được với nhau về phương thức bồi thường là bao nhiêu thì Tòa án sẽ là cơ quan quyết định. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng bồi thường một lần hoặc bồi thường theo tháng, quý cho đến khi thiệt hại được khắc phục. Trong trường hợp phải bồi thường trong một thời gian dài thì khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người gây thiệt hại hoặc người bị thiệt hại có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức đổi bồi thường.
Ví dụ: Sự "bùng phát" hành vi phát tán hình ảnh khỏa thân của những
người mẫu, diễn viên, ca sĩ đang có xu hướng lan rộng.
Hành vi này không chỉ bôi nhọ nhân phẩm, danh dự người bị tán phát mà làm tổn hại tinh thần của công chúng. Nguy hiểm hơn, nó đang "vẽ đường" tạo tiền lệ xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa, đạo lý của
người Việt Nam, cần phải lên án và xử lý nghiêm khắc. Nếu như ở các nước phương Tây khi những người nổi tiếng bị xâm hạm quyền cá nhân về hình ảnh thì họ sẽ thẳng thắn kiện ra tòa. Nhưng ở Việt Nam thì lại ngược lại. Dù tính chất nguy hiểm của hành vi không chỉ xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người bị tán phát mà sâu xa hơn, hành vi ảnh hưởng và có nguy cơ bào mòn giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống của cộng đồng. Điển hình như vụ việc:
Hoa hậu Hà Kiều Anh khi vào vai diễn nhân vật Kiều Nguyệt Nga, đạo diễn có yêu cầu cô thực hiện cảnh tắm suối. Đây là thao tác nghề nghiệp trong điện ảnh, và để vào vai có sức thuyết phục, đương nhiên, cả khi tắm suối, cô cũng phải diễn xuất thật tự nhiên. Nhưng hậu cảnh quay, cả Hà Kiều Anh và diễn viên Mỹ Uyên đã bị kẻ xấu lợi dụng, tung hình để ngực trần, ngâm mình dưới dòng nước lạnh... đưa lên mạng Internet. Cùng với đó là những câu bình phẩm, đánh giá hết sức khó nghe [41].
Sự việc diễn ra, dư luận đặt câu hỏi, ai là kẻ tán phát ảnh hoa hậu, diễn viên Hà Kiều Anh và diễn viên Mỹ Uyên lên mạng, bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của họ? Việc các cô trở thành nạn nhân để kẻ xấu lợi dụng, phát tán hình ảnh lên mạng thì ai bảo vệ quyền lợi cho họ? Đến nay vẫn chưa có lời giải đáp trong khi người tán phát ảnh vẫn bặt vô âm tín và hậu quả là những tai tiếng khó gì xóa nổi trong tâm thức dư luận.
Hầu hết các trường hợp sau khi bị tán phát đều bày tỏ trạng thái sốc và không thể ngờ tới. Để truy xét hay tìm ra manh mối kẻ phát tán chưa hẳn là việc khó làm nhưng thực tế, chúng ta cũng chưa xử lý việc này. Hầu như lâu nay, khi lẻ tẻ có những vụ bị phát tán hình ảnh khỏa thân lên mạng thì người gây ra hành vi sẽ không đứng ra nhận trách nhiệm. Có lẽ điều này đã dẫn đến tâm lý ngại không muốn khởi kiện và để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của mình. Đây cũng chính là tâm lý chung của các ca sĩ, người mẫu,
diễn viên khi rơi vào chuyện đã rồi và lý do tế nhị này khiến những kẻ thực hiện hành vi vô đạo đức vẫn không bị phát hiện hành vi của mình và chúng vẫn tiếp tục vi phạm. Vì trên thực tế khi nạn nhân không tự mình viết đơn tố cáo, đề nghị cơ quan pháp luật điều tra, xử lý thì những vụ việc như trên chỉ dừng lại ở quan hệ dân sự, các bên tự giải quyết. Nhưng hành vi tán phát đã làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa nói chung. Trong khi đó, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta đã quy định rõ việc xử lý những người vi phạm các quyền về nhân thân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân. Nếu xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thương về tinh thần cho người bị xâm hại, tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu. Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh ra bệnh tật... thì mức bồi thường cao nhất bằng 60 tháng lương tối thiểu. Điều
31 BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý nếu người đó đã chết” [28, Điều 31]. Nếu vi phạm đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý theo quy định Bộ luật Hình sự hiện hành, có thể bị truy cứu về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với các chế tài nghiêm khắc.
Quy định pháp lý là như vậy, nhưng hiếm thấy trường hợp quay phim, chụp ảnh khỏa thân (trường hợp không được người đó đồng ý), rồi phát tán lên mạng bị xử lý. Trong tình trạng việc phát tán hình ảnh đang gia tăng đến mức báo động như hiện nay, nếu vẫn giữ nguyên tiền lệ “đen ai người chịu”, không tố giác, đưa ra xử lý trước pháp luật, những kẻ có hành sai trái, làm mất danh dự, nhân phẩm người khác vẫn có môi trường thuận lợi để tiếp tục.
Trong vụ: Gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s sử dụng trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo Tháng 9 năm 2004 mà
chúng tôi đã nêu ở trên thì Tòa án đã bắt phía Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng [23].
Trên đây là những ví dụ điển hình về thực trạng xâm phạm danh dự,nhân phẩm, uy tín của người khác. Qua những ví dụ trên ta có thể thấy được vấn đề này đang ngày càng trở nên phổ biến. Những ví dụ trên đây là những ví dụ chúng ta gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng đã mấy ai biết cách bảo vệ mình khi bị xâm phạm danh dự,nhân phẩm, và uy tín của cá nhân cũng như tổ chức. Khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, bên bị xâm phạm thường chấp nhận hoặc thoả thuận với bên xâm phạm để giải quyết với yêu cầu bên xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, vấn đề bồi thường hầu như không được đặt ra. Nguyên nhân của tình trạng này là tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng” của các bên, thậm chí bên bị xâm phạm không muốn những người khác biết chuyện của mình, cho dù đó là chuyện không đúng sự thật.
Như vậy, vấn đề trách nhiệm xin lỗi hoặc công khai xin lỗi, cùng với trách nhiệm đền bù tài chính đang là một vấn đề lớn đặt ra hiện nay. Các trách nhiệm do xâm hại quyền cá nhân về hình ảnh sẽ được cụ thể hóa thông qua các các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh. Ở mỗi biện pháp sẽ ấn định các trách nhiệm riêng hoặc có sự xuất hiện đồng thời của các trách nhiệm với nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung cụ thể của các biện pháp để làm rõ các trách nhiệm cụ thể của các bên cũng như tình hình thực tế của việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh.