Một hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh nếu chưa đến mức bị truy cứu trác nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc, trình tự áp dụng tuân thủ theo Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012. Hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh có thể chịu các hình thức xử lý vi phạm hành chính như: Cảnh cáo, phạt tiền, ngoài ra thì còn có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung.
Cảnh cáo được hiểu là sự khiển trách công khai của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân đối với người vi phạm pháp luật hoặc có hành vi, việc làm sai trái. Cảnh cáo là một hình thức xử phạt chính nhẹ nhất
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với vi phạm hành chính do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Biện pháp cảnh cáo được áp dụng trong lĩnh vực xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh được áp dụng thường xuyên đối với những đối tượng phục hình, quay clip mà không xin phép chủ thể hình ảnh. Ví dụ như: Việc chụp trộm hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ sau đó đăng lên trang Facebook cá nhân của một số bạn trẻ đã bị cơ quan công an mời lên trụ sở và áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở.
Phạt tiền là một hình thức xử lý vi phạm do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước. Phạt tiền là một hình thức phạt chính và được coi là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn với đa số vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Do phạt tiền tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản nên hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.
Ví dụ như: Trường hợp cá nhân anh An là khách du lịch đã có hành vi
quay clip quá trình pha chế bột nặn tượng nghệ thuật của anh Bình, là một nghệ nhân tượng. Xong việc làm này đã vi phạm hành chính về quyền cá nhân trong sử dụng hình ảnh. Vì, tại địa điểm làng nghề này đã ghi rõ là không cho phép chụp hình, quay clip công đoạn pha chế bột, nếu ai vi phạm thì sẽ phạt tiền.
phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh có thể được áp dụng như:
Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở khi có những hành vi trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ như: Trong giấy phép kinh doanh của hiệu chụp ảnh X có ghi là “Không chụp những hình ảnh xâm phạm đến quyền hình ảnh của các ca sỹ, diễn viên nổi tiếng” xong ngay tại biển hiệu quảng cáo của cửa hàng đã sử dụng hình ảnh của ca sỹ M.H không những thế ở phần ảnh quảng cáo trong cửa hiệu cũng dán rất nhiều hình ảnh nhạy cảm của ca sỹ M.H mà không hề có sự xin phép từ ca sỹ M.H. Cơ quan thanh tra nhà nước sau khi xuống kiểm tra định kỳ đã phát hiện ra hành vi trái phép này của cửa hàng và đã tiến hành tịch thu giấy phép kinh doanh của cửa hàng trong vòng 6 tháng.
Tịch thu tang vật, phương tiện đã vi phạm hành chính trong việc xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính thì: Việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm...[8, Điều 3].
Ví dụ như: Trong một buổi phỏng vấn ca sỹ của mình thì người phóng
đĩa của ca sỹ nhằm mục đích cá nhân phát tán hình ảnh, clip ca sỹ ra bên ngoài. Sau đó đã bị người quản lý của ca sỹ này phát hiện. Hành vi này của người phóng viên đã xâm hại đến quyền cá nhân về hình ảnh của ca sỹ đang thực hiện bản thu của ca khúc sắp phát sóng và đã bị xử lý hành chính, lúc này người phóng viên bị tịch thu máy quay phim, máy chụp ảnh bởi hành vi của mình gây ra.
Ngoài ra thì trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho cá nhân vi phạm hành chính về quyền cá nhân đối với hình ảnh như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu về hình ảnh đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính về quyền cá nhân về hình ảnh gây nên
+ Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại
Ví dụ như: Cuộn phim, hình ảnh làm ảnh hưởng đến quyền hình ảnh
của cá nhân
+ Ngoài ra thì còn có những trường hợp người nước ngoài vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh thuộc vào các trường hợp xử lý hành chính còn có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định các biện pháp xử lý hành chính khác như: Giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào các trường giáo dưỡng; các cơ sở chữa bệnh.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về: Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm, thanh tra chuyên ngành...Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quy định các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm.