Đây là biện pháp được các chủ thể bị xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh sau khi tự tiến hành các hành vi tự bảo vệ mà không có hiệu quả thì các cá nhân có quyền nhân thân về hình ảnh bị xâm phạm sẽ có quyền áp dụng các biện pháp kiện dân sự. Điều 25 BLDS năm 2005 cũng quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm có quyền khởi kiện tại Tòa án để buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai; hoặc yêu cầu buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây ra. Lúc này, chủ thể bị xâm phạm về hình ảnh được khởi kiện người có hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh của mình tại Tòa án. Trình tự thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu sau khi xét xử Tòa án xác định quyền cá nhân về hình ảnh của chủ thể khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa án sẽ yêu cầu chủ thể vi phạm thực hiện một hoặc đồng thời nhiều các hành vi sau đây:
Một là: Chấm dứt hành vi vi phạm. Thì tùy thuộc vào từng biểu hiện
của hành vi xâm phạm đối với hình ảnh mà người xâm phạm phải chấm dứt hành xâm phạm đó theo nhiều cách khác nhau. Nếu là hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh là phát tán, công bố thì sẽ yêu cầu người này phải dừng ngay việc công bố, phát tán...
Hai là: Xin lỗi người bị xâm phạm. Tùy vào từng trường hợp mà người
xâm phạm có thể trực tiếp đến gặp người bị xâm phạm để xin lỗi hoặc dùng cách thức khác gián tiếp gửi lời xin lỗi đến người bị xâm phạm như: Đăng báo, gửi thư...
Ba là: Cải chính công khai. Theo đó bản thân người xâm phạm quyền
đối với hình ảnh của một cá nhân cụ thể sẽ phải tiến hành cải chính lại hình ảnh, thông tin trước đây mà họ đã đăng lên. Việc cải chính này có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc có thể thông qua các kênh thông tin đại chúng như: Đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, báo in...
Bốn là: Bồi thường thiệt hại. Tùy vào từng vụ kiện dân sự cụ thể về
quyền hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Nếu hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên trong quan hệ Hợp đồng với người bị xâm phạm hình ảnh là một bên của hợp đồng thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Còn nếu giữa bên xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh với chủ thể bị xâm phạm không tồn tại quan hệ hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài Hợp đồng. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hành vi xâm phạm hay mức độ bồi thường trên thực tế.
phạm đối với quyền hình ảnh của cá nhân chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Thứ nhất là: Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế
Thiệt hại ở đây được hiểu là những tổn thất mà người bị xâm phạm về quyền cá nhân gắn với hình ảnh phải gánh chịu trên thực tế.Tùy vào từng trường hợp mà thiệt hại được xác định là thiệt hại về vật chất hoặc những thiệt hại về mặt tinh thần. Yếu tố cốt lõi phải bảo đảm là phải có chứng cứ để chứng minh các hành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh đã gây ra thiệt hại cụ thể. Hay nói cách khác hành vi xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh thường dẫn đến những hậu quả là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Cụ thể các thiệt hại mà cá nhân có thể bồi thường gồm:
Các chi phí dùng để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại xảy ra. Trong nhiều trường hợp người bị xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh đã bỏ ra các chi phí như: chi phí thuê người đi gom những bức ảnh, ấn phẩm, bài báo để tiêu hủy. Chi phí để ngăn chặn sự phát tán, lan rộng của các thông tin ảnh hưởng đến các hình ảnh của cá nhân đó.
Thu nhập đã bị giảm sút hoặc bị mất, liên quan đến hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh. Trong trường hợp nếu trước khi quyền cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm chủ thể bị xâm phạm đó có thu nhập thực tế nhưng do hình ảnh bị xâm phạm mà công việc của họ đã bi hạn chế, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất, bị giảm sút thì chủ thể bị xâm phạm này sẽ được bồi thường các khoản thu nhập bị mất, bị giảm sút đó.
Ngoài ra thì khoản thiệt hại thực tế mà chủ thể vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh còn có thể phải bồi thường như các chi phí cho việc chữa bệnh cho người bị xâm phạm nếu có căn cứ hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh đó đã tác động tiêu cực đến chủ thể bị xâm phạm khiến họ bị ốm và
phải tiến hành điều trị, chi phí thuê người chăm sóc, tri phí thuê luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án...
Ngoài những thiệt hại về vật chất trên đây thì chủ thể bị xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh còn phải gánh chịu những tổn thất về mặt tinh thần do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra như: đau thương, buồn phiền, giảm sút danh dự, uy tín cá nhân từ bạn bè, gia đình, người thân... Lúc này cần bù đắp, bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Xong trên thực tế việc xác định thiệt hại về mặt tinh thần này cụ thể là bao nhiêu là rất khó xác định. Chủ yếu là sự tự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết, nhưng mức bồi thường tối đa là không quá mười tháng lương cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2005.
Yếu tố thứ hai để buộc người có hành vi xâm phạm quyền cá nhân phải bồi thường là hành vi tạo nên những thiệt hại trên thực tế đó phải là những hành vi trái pháp luật. Hành vi được xem là trái pháp luật như:
Hành vi vi phạm những cam kết mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất những điều khoản liên quan đến quyền cá nhân về hình ảnh trong hợp đồng.
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong các trường hợp cụ thể liên quan đến việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh như: Hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không xin phép, hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Có một trường hợp ngoại lệ là nếu nhà nước thực hiện các hành vi trên vì lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng theo một trình tự luật định.
Ví dụ như: Việc đăng hình của tội phạm bị truy nã.
Yếu tố thứ 3 để buộc người gây ra thiệt hại phải bồi thường khi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại trên thực tế.
Nếu nguyên nhân gây ra thiệt hại được hiểu là sự tác động qua lại giữa các mặt, các hiện tượng với nhau thì hậu quả được hiểu là sự biến đổi hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật, hiện tượng khác. Do đó, hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh là nguyên nhân gây ra thiệt hại được hiểu là nguyên nhân, còn thiệt hại được coi là kết quả. Xét trong mối nhân quả thì hành vi gây ra thiệt hại có trước, thiệt hại xảy ra sau là kết quả tất yếu của những hành vi xâm phạm đó. Và ngược lại thì hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh cũng là nguyên nhân gây ra thiệt hại đó.
Yếu tố thứ tư đảm bảo trách nhiệm bồi thường của chủ thể vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh là phải có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Lỗi tồn tại dưới hai dạng, đó là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý gây thiệt hại được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác xong vẫn mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý gây ra thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết hoặc biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại không thể xảy ra hoặc tự tin vào khả năng ngăn chặn được thiệt hại.
Vậy, trong hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh thì lỗi cũng tồn tại dưới hai dạng và lỗi sử dụng hình ảnh của người khác một cách cố ý và vô ý. Lỗi sử dụng hình ảnh cố ý được hiểu là hành vi của chủ thể đã nhận thức được sử dụng hình ảnh của người khác là sai phạm xong họ vẫn cố tình thực hiện.
Ví dụ như: Thợ ảnh A chụp ảnh chị B và tiến hành bán bức tranh của
chị mà chưa được sự cho phép của chị B. Đây là lỗi cố ý của anh A, mặc dù chưa có sự đồng ý của chị B xong anh A vẫn tiến hành chụp và bán bức ảnh có hình chị B.
Lối vô ý trong việc sử dụng hình ảnh của người khác được hiểu là việc chủ thể gây ra hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân không thấy trước được hành vi sử dụng hình ảnh đó sẽ gây ra thiệt hại, hoặc tự tin cho rằng bản thân mình có thể khắc phục ngay những thiệt hại nếu nó xảy ra.
Ví dụ như: Anh C tình cờ chụp hình ảnh ca sỹ K trong buổi đi ăn tối
thân mật riêng cùng với diễn viên Q, sau đó anh này đã đăng lên facebook cá nhân của anh ta. Chỉ vài phút sau hình ảnh này đã được phát tán rộng rãi, gây nên một làn sóng dư luận về mối quan hệ của ca sỹ K và diễn viên Q. Chỉ 5 phút sau khi đăng hình ảnh C đã xóa đi xong hình ảnh đó đã được phát tán đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ca sỹ K và diễn viên Q vì cả hai đã lập gia đình và quan hệ khá độc lập với nhau. Vậy anh C trong trường hợp này đã vô ý sử dụng hình ảnh trái phép mà chưa có sự đồng ý của chủ thể trong bức ảnh. Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh chỉ đặt ra khi đầy đủ bốn yếu tố tạo thành là: Có thiệt hại xảy ra, hành vi tạo ra thiệt hại đó phải là những hành vi trái luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại là thiệt hại cụ thể trên thực tế; hành vi gây thiệt hại phải là hành vi có lỗi. Khi hội tụ đầy đủ những yếu tố trên đây thì chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và có trách nhiệm bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thân cho chủ thể bị xâm phạm.
Thực tiễn hiện nay cho thấy có rất nhiều vụ kiện Dân sự liên quan đến quyền cá nhân về hình ảnh điển hình như:
Vụ việc: Minh Khôi là ca sĩ nhí được nhiều người yêu mến và có
nhiều bức ảnh với khuôn mặt bầu bĩnh, nụ cười hồn nhiên, kháu khỉnh, đúng với tính chất trẻ thơ. Công ty Biti’s liên tục sử dụng những bức hình của bé mà không có sự đồng ý của bé và gia đình bé. Những hình ảnh đó thường xuyên xuất hiện trên bìa lịch, áp phích, tạp quảng cáo. Sự việc lên đỉnh điểm
khi những bức ảnh của bé Minh Khôi được in trên nhãn mác các sản phẩm của công ty và những bức hình bị xé ngang xé dọc, vứt vương vãi khắp những cửa hiệu của công ty Biti’s. Đến đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi khởi kiện công ty Biti’s vì hành vi sử dụng hình ảnh của bé một cách tùy tiện vào mục đích quảng cáo của công ty và vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân của cá nhân bé Minh Khôi. Gia đình yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại là 154 triệu đồng, đồng thời công ty phải xin lỗi công khai gia đình bé trên các phương tiện thông tin đại chúng và chấm dứt việc sử
dụng hình ảnh của bé để quảng cáo.
Đơn kiện của gia đình bé đã được Tòa án nhân dân quận 6 thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải quyết. Tòa án nhân dân quận đã ra quyết định buộc Công ty Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép ảnh của bé, và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình gần 3 triệu đồng [23]. Thông qua vụ kiện trên chúng ta thấy cách giải quyết của tòa án trong trường hợp trên là hợp lý bởi vì: Theo quy định của pháp luật thì chưa có quy định cụ thể như thế nào là đồng ý của cá nhân có hình ảnh. Do vậy, khẳng định là công ty Biti’s vi phạm Điều 31 BLDS năm 2005 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh là chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.Và quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh không có trường hợp quy định trong trường hợp nào thì được sử dụng hình ảnh cá nhân.Vậy nên, việc công ty Biti’s sử dụng liều hình ảnh của bé vào mục đích thương mại nhằm quảng bá hình ảnh cho thương hiệu của mình là điều khó tránh khỏi. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì tòa án xác định là công y Biti’s đã có hành vi xâm hại quyền của hình ảnh của bé Minh Khôi (theo quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005) là hợp tình.Tòa án ra quyết định yêu cầu công ty Biti’s phải công khai xin lỗi gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép
hình ảnh của bé và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình là việc bảo vệ quyền nhân thân theo biện pháp dân sự là hoàn toàn hợp lý theo Điều 25 BLDS năm 2005. Nhưng việc Tòa án giảm mức bồi thường từ 154 triệu đồng xuống còn gần 3 triệu đồng là không hợp lý. Theo quy định của pháp luật thì bên vi phạm được xin phép giảm tiền bồi thường trong các các trường hợp vi phạm không chú ý và mức bồi thường quá lớn so với khả năng tài chính của bị đơn mà làm cho bên bị đơn không trả được. Trong trường hợp này thì công ty Biti’s hoàn toàn có thừa khả năng tài chính để bồi thường cho gia đình bé Minh khôi và công ty đã sử dụng hình ảnh của bé để quảng bá cho thương hiệu của mình,do vậy đây hoàn toàn do chủ ý. Do vậy Tòa án quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại từ 154 triệu đồng xuống 3 triệu đồng là chưa phù hợp. (Đơn cử nếu chúng ta áp dụng quy định tại Điều 611 BLDS năm 2005 quy định về mức bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh chỉ bằng mười tháng lương tối thiểu vào thời gian đó là 7.300.000 đồng). Còn tính đến thời điểm của năm 2014 thì quy định của chính phủ về mức lương tối thiểu đã là 1.150.000 đồng trên tháng. Vậy, nếu 10 tháng lương tối thiểu đã là 11.500.000 đồng.