Nhận thức về hệ thống quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nhân thức của nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn công việc và gắn bó tổ chức, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28)

Nhận thức của nhân viên về các khía cạnh khác nhau của hệ thống HRM bao gồm: lập kế hoạch nhân sự, thiết kế công việc, bố trí nhân sự, môi trường làm việc, lương, thăng tiến, phát triển, mối quan hệ quản lý - lao động, hệ thống động

viên, thưởng cổ phiếu, đánh giá hiệu suất và thông tin quản lý. Bài nghiên cứu này dựa trên hệ thống HRM của Huang’s (2004) bao gồm 4 thành phần: quản trị định hình nhân sự, quản trị phát triển, quản trị bù đắp và quản trị duy trì. Các câu hỏi đo lường 4 thành phần này cũng dựa vào thang đo của Huang’s (2004) và sau khi thảo luận nhóm, xác định thang đo cho mỗi thành phần, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Thang đo nhận thức của nhân viên về hệ thống HRM

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

Staff Nhận thức của nhân viên về hệ thống quản trị định hình nhân sự (staffing)

Staff1 Nhiệm vụ của tôi được xác định rõ ràng

Staff2 Tôi được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc

Staff3 Hệ thống đánh giá trách nhiệm công việc của tôi là phù hợp

Staff4 Số lượng nhân viên được tuyển phù hợp với khối lượng công việc của ngân hàng

Staff5 Toàn thể cán bộ nhân viên đều được thông tin về các chính sách của ngân hàng

De Nhận thức của nhân viên về hệ thống quản trị phát triển (development)

De1 Tôi được đào tạo đầy đủ các kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện công việc De2 Các chương trình đào tạo, phát triển ở ngân hàng tôi có chất lượng cao

De3 Các chương trình đào tạo, phát triển ở ngân hàng tôi phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công việc

De4 Tôi được đánh giá dựa trên kết quả công việc cụ thể của mình De5 Nhân viên có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình

Com Nhận thức của nhân viên về hệ thống quản trị bù đắp (compensation)

Com1 Ngân hàng có chính sách về cổ phiếu dành cho nhân viên để giữ chân nhân viên

Com2 Ngân hàng có chính sách về cổ phiếu dành cho nhân viên để tăng cường hiệu quả công việc của nhân viên

Com3 Ngân hàng có chế độ phúc lợi tốt đối với nhân viên

Main Nhận thức của nhân viên về hệ thống quản trị duy trì (mantainence)

Main1 Ngân hàng luôn tạo sự giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới Main2 Ngân hàng luôn xem xét và chú trọng tới môi trường làm việc Main3 Cấp trên luôn động viên tinh thần làm việc của nhân viên

Main4 Ngân hàng luôn quan tâm và coi trọng ý kiến của nhân viên trong việc đưa ra quyết định

3.2.2. Sự thỏa mãn công việc

Bài nghiên cứu này dựa theo quan điểm của Wexly và Yukl (1997), sự thỏa mãn công việc được chia thành 4 khía cạnh: sự thỏa mãn về nhiệm vụ, sự thỏa mãn về khen thưởng, sự thỏa mãn về thăng tiến và sự thỏa mãn về lãnh đạo. Ngoài ra, dựa vào nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng TMCP tại Tp.HCM của Nguyễn Nhật Tân (2009), thang đo mức độ thỏa mãn công việc JDI của Smith (1969) và sau khi thảo luận nhóm, đề xuất thêm thành phần sự thỏa mãn về môi trường làm việc và sự thỏa mãn về đồng nghiệp. Các câu hỏi đo lường sự thỏa mãn công việc này được dựa chủ yếu vào bảng câu hỏi về sự thỏa mãn công việc Minnesota của Weiss và các cộng sự (1967). Cụ thể, thang đo sự thỏa mãn công việc gồm các thành phần và các biến quan sát như sau:

Bảng 3.2: Thang đo sự thỏa mãn công việc

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

TS Sự thỏa mãn về nhiệm vụ (task satisfaction)

TS1 Công việc cho phép tôi sử dụng tốt các năng lực cá nhân TS2 Công việc hiện tại của tôi rất đa dạng

TS3 Tôi có cơ hội để làm việc phù hợp với khả năng của mình

TS4 Tôi có cơ hội chịu trách nhiệm về công việc của mình với những người khác TS5 Tôi cảm thấy tự hào về công việc tôi đang làm

RS Sự thỏa mãn về khen thưởng (reward satisfaction)

RS1 Tôi được trả lương tương xứng với kết quả làm việc của tôi RS2 Tôi được trả lương công bằng

RS3 Thu nhập của tôi phụ thuộc vào năng lực bản thân tôi

RS4 Ngân hàng tôi có chính sách chia lợi nhuận và cổ phiếu cho nhân viên RS5 Tôi hài lòng về chính sách phúc lợi của ngân hàng dành cho nhân viên

PS Sự thỏa mãn về thăng tiến (promotion satisfaction)

PS1 Tôi có nhiều cơ hội để thăng tiến

PS2 Tôi được tạo cơ hội, điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn PS3 Tôi hiểu rõ điều kiện để thăng tiến, nâng bậc lên vị trí cao hơn

Lead Sự thỏa mãn về lãnh đạo (leadship satisfaction)

Lead1 Tôi tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của cấp trên Lead2 Tôi nhận được sự hỗ trợ của cấp trên

Lead3 Mọi người đều được đối xử công bằng, không phân biệt Lead4 Cấp trên và tôi có thể hiểu nhau

Lead5 Cấp trên luôn quan tâm đến những nguyện vọng của nhân viên

We Sự thỏa mãn về môi trường làm việc (work environment)

We1 Tôi được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện công việc We2 Bầu không khí nơi tôi làm việc rất thoải mái

We3 Phong cách làm việc tại ngân hàng tôi rất chuyên nghiệp

Co Sự thỏa mãn về đồng nghiệp (Co-worker)

Co1 Các đồng nghiệp của tôi có tinh thần hợp tác tốt với nhau để thực hiện công việc Co2 Những người đồng nghiệp của tôi rất thân thiện

Co3 Các đồng nghiệp tôi có thể dễ dàng kết bạn với nhau

Co4 Những người mà tôi làm việc chung thường giúp đỡ lẫn nhau

3.2.3. Gắn bó tổ chức

Như đã trình bày ở chương 2, các thành phần gắn bó tổ chức trong bài nghiên cứu này gồm có 3 thành phần và thang đo cho từng thành phần được trích từ thang đo của Meyer và Allen (1990). Cụ thể thang đo các thành phần gắn bó tổ chức và các biến quan sát sau khi thảo luận nhóm như sau:

Bảng 3.3: Thang đo các thành phần gắn bó tổ chức (Meyer và Allen, 1990; R: biến nghịch)

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

AC Gắn bó tình cảm (affective commitment)

AC1 Tôi sẽ rất hạnh phúc để trải qua phần còn lại của sự nghiệp mình với ngân hàng này

AC2 Tôi rất hào hứng khi nói về ngân hàng mình với những người bên ngoài

AC3 Tôi thực sự cảm thấy như thể những khó khăn của ngân hàng cũng chính là của tôi

AC4 Tôi không cảm thấy như thể là một phần của gia đình tại ngân hàng tôi (R) AC5 Tôi không cảm thấy dễ dàng yêu thích ngân hàng này (R)

CC Gắn bó tiếp tục (continuance commitment)

CC1 Tôi không có e ngại rằng nếu tôi từ bỏ công việc của mình bây giờ thì sẽ khó tìm được một công việc khác thay thế (R)

CC2 Tôi sẽ rất khó khăn để rời khỏi ngân hàng tôi ngay bây giờ, ngay cả khi tôi muốn CC3 Có quá nhiều thứ trong cuộc sống của tôi sẽ gián đoạn nếu tôi quyết định tôi

muốn rời khỏi ngân hàng tôi bây giờ

CC4 Ngay bây giờ, tôi ở lại ngân hàng là điều cần thiết như mong muốn

CC5 Tôi cảm thấy tôi có quá ít sự lựa chọn để xem xét đến việc rời khỏi ngân hàng này

CC6

Một trong những lý do chính mà tôi tiếp tục làm việc cho ngân hàng này là việc rời khỏi sẽ yêu cầu sự hi sinh lợi ích cá nhân đáng kể mà ngân hàng khác có thể không bằng tổng lợi ích mà tôi có ở đây

NC Gắn bó đạo đức (normative commitment)

NC1 Nhảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác không có vẻ như là phi đạo đức đối với tôi (R)

NC2

Một trong những lý do chính mà tôi tiếp tục làm việc cho ngân hàng này là tôi tin rằng lòng trung thành là quan trọng và vì vậy tôi cảm thấy có một cảm giác nghĩa vụ đạo đức để tiếp tục ở lại

NC3 Nếu tôi có một đề nghị khác cho một công việc tốt hơn ở nơi khác thì tôi sẽ không cảm thấy điều đó là đúng để rời khỏi ngân hàng tôi

NC4 Tôi được dạy để tin vào giá trị của việc tiếp tục giữ lòng trung thành đối với ngân hàng tôi

NC5 Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn trong những ngày tới khi mọi người ở lại một ngân hàng vì hầu hết sự nghiệp của mình

Trong thang đo trên của Meyer và Allen (1990) tác giả sử dụng biến đảo nghịch (reversed items) nhằm tránh hiện tượng trả lời đồng ý theo quán tính. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi điểm của việc sử dụng biến đảo nghịch không bù được nhược điểm của nó vì đối tượng không chú ý và cho rằng chúng cùng là biến thuận. Điều này sẽ tạo nên những nhân tố giả không thể giải thích được (Schriesheim và cộng sự, 1991) (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Do đó, sau khi thảo luận nhóm có sự điều chỉnh lại các biến nghịch này và không sử dụng biến quan sát đảo nghịch nữa, cụ thể như sau:

Ký hiệu biến Biến nghịch (R) Biến nghịch sau khi điều chỉnh

AC5

Tôi không cảm thấy như thể là một phần của gia đình tại ngân hàng tôi (R)

Tôi cảm thấy như thể là một phần của gia đình tại ngân hàng tôi

AC6 Tôi không cảm thấy dễ dàng yêu thích ngân hàng này (R)

Tôi cảm thấy yêu thích ngân hàng này

CC1

Tôi không có e ngại rằng nếu tôi từ bỏ công việc của mình bây giờ thì sẽ khó tìm được một công việc khác thay thế (R)

Tôi sợ rằng nếu tôi từ bỏ công việc của mình bây giờ thì sẽ khó tìm được một công việc khác thay thế

NC3

Nhảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác không có vẻ như là phi đạo đức đối với tôi (R)

Nhảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có vẻ như là phi đạo đức đối với tôi

Một phần của tài liệu Nhân thức của nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn công việc và gắn bó tổ chức, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)