Phân tích tương quan và hồi quy

Một phần của tài liệu Nhân thức của nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn công việc và gắn bó tổ chức, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 35)

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA và các giả thuyết được phân tích bằng phương pháp hồi quy. Phương pháp thực hiện hồi quy là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter), đây là phương pháp mặc định trong chương trình. Có hai phương trình hồi quy cần thực hiện, phương trình thứ nhất (hồi quy đa biến) nhằm xác định vai trò quan trọng của từng thành phần trong việc đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần của nhận thức nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn công việc; Phương trình thứ hai (hồi quy đơn) nhằm xác định sự tác động của yếu tố thỏa mãn công việc đối với gắn bó tổ chức.

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R2 (R-square). Hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R2 có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có một biến giải thích trongmô hình. Như vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng R-square điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Bên cạnh đó, cần kiểm tra hiện tượng tương quan bằng hệ số Durbin-Watson (1< Durbin-Watson < 3) và không có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 2,5). Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó càng lớn. (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).

Tóm tắt chương 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sợ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự ở ngân hàng Vietcombank và giảng viên để điều chỉnh và hoàn thiện bảng khảo sát. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được dùng cho bước nghiên cứu này với kích thước mẫu n = 315. Nhận thức của nhân viên về hệ thống HRM được đo lường thông qua 4 thành phần với 17 biến quan sát; sự thỏa mãn công việc được đo lường thông qua 6 thành phần gồm 26 biến quan sát và để đo lường mức độ gắn bó tổ chức, nghiên cứu sử dụng 3 thành phần gồm 17 biến quan sát. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS phiên bản 16.0 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu. Các thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá. Tiếp theo đó, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy tuyến tính.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương trước, nghiên cứu đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Trong chương này sẽ trình bày thông tin về mẫu khảo sát và kiểm định các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Sau đó, nghiên cứu sẽ kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích các ảnh hưởng của các thành phần của nhận thức nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực lên sự thỏa mãn công việc và gắn bó tổ chức.

Một phần của tài liệu Nhân thức của nhân viên về hệ thống quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn công việc và gắn bó tổ chức, nghiên cứu trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 35)