Giới thiệu về VNPT Vĩnh Long:

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại VNPT vĩnh long (Trang 33)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tên đầy đủ: VIỄN THÔNG VĨNH LONG Tên viết tắt: VNPT VĨNH LONG

Trụ sở chính: số 03 đường Trưng Nữ Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Website: http://vinhlong.vnpt.vn

Tiền thân của Viễn thông Vĩnh Long là Bưu điện tỉnh Vĩnh Long, ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975. Lúc đầu cơ sở vật chất khá cũ kỹ, lạc hậu được tiếp quản từ chính quyền Sài Gòn, Bưu điện tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị thông tin, bắt tay vào nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc, xây dựng kết nối thông tin khắp các huyện thị thuộc tỉnh Vĩnh Long. Do tái cấu trúc lại Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình mới, Hội đồng quản trị đã ra quyết định số: 697/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 tách Bưu điện tỉnh Vĩnh Long ra thành 2 đơn vị là Bưu điện tỉnh Vĩnh Long và Viễn thông Vĩnh Long (VNPT Vĩnh Long). VNPT Vĩnh Long chính thức hoạt động vào ngày 01/01/2008

VNPT Vĩnh Long là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Group) có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

 Hoạt động sản xuất kinh doanh:

 Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn tỉnh.

 Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin.

 Sản xuất kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng.

 Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.

 Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin.

 Các dịch vụ viễn thông bao gồm:

 Các dịch vụ cơ bản:

- Dịch vụ thoại: Điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây (Gphone), điện thoại di động Vinaphone

- Dịch vụ truyền số liệu: Dịch vụ truy cập Internet (Mega VNN), dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao (Fiber VNN), dịch vụ kênh thuê riêng, truyền số liệu, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (My TV),...

 Dịch vụ giá trị gia tăng:

Là những dịch vụ sử dụng hạ tầng sẵn có để tạo những dịch vụ có giá trị bổ sung, phụ trội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá trị gia tăng đó là: dịch vụ điện thoại hội nghị ba bên, dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến (Mega E Meeting), dịch vụ học tập trực tuyến (Mega E-learning), dịch vụ giải trí trực tuyến (Mega Fun), dịch vụ chữ ký số (VNPT-CA)…

VNPT Vĩnh Long có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và luôn được cập nhật ngang tầm với sự tiến bộ của khu vực. Vùng phục vụ không ngừng được mở rộng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi đối tượng khách hàng.

2.1.2 Bộ máy tổ chức

Hiện nay bộ máy tổ chức VNPT Vĩnh Long gồm có 7 phòng chức năng và 10 trung tâm trực thuộc được phân chia như sau:

 Văn phòng Viễn thông ( gồm 7 phòng chức năng: Phòng hành chính - tổng hợp, Phòng tổ chức - lao động, Phòng tài chính - kế toán, Phòng kế hoạch - kinh doanh, Phòng đầu tư - XDCB, Phòng mạng và dịch vụ, Phòng công nghệ - thông tin)

 Trung tâm kinh doanh

 Trung tâm điều hành thông tin

 Trung tâm Viễn thông thành phố Vĩnh Long

 Trung tâm Viễn thông thị xã Bình Minh

 Trung tâm Viễn thông huyện Long Hồ

 Trung tâm Viễn thông huyện Mang Thít

 Trung tâm Viễn thông huyện Vũng Liêm

 Trung tâm Viễn thông huyện Trà Ôn

 Trung tâm Viễn thông huyện Tam Bình

 Trung tâm Viễn thông huyện Bình Tân

Bộ máy quản lý của VNPT Vĩnh Long được thể hiện trên sơ đồ ở hình 2.1

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý VNPT Vĩnh Long Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động. VNPT Vĩnh Long

Ban Giám đốc Phòng Hành chính- Tổng hợp Phòng Tổ chức- Lao động Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Phòng Đầu tư- XDCB Phòng Mạng- Dịch vụ Trung tâm Kinh doanh Trung tâm Điều hành thông tin Trung tâm Viễn thông huyện Phòng Công nghệ- thông tin

2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của VNPT Vĩnh Long theo các phương diện của thẻ điểm cân bằng: của thẻ điểm cân bằng:

Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều dựa vào các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận… để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá thành quả hoạt động bằng thẻ điểm cân bằng vẫn còn mới mẻ, để hướng tới sự chuyên nghiệp trong công tác quản trị, tác giả vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động của VNPT Vĩnh Long. Bắt đầu từ sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược, vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá trên 4 phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển.

2.2.1 Phương diện tài chính

Mục tiêu của phương diện tài chính đó là: tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Tổng hợp kết quả kinh doanh của VNPT Vĩnh Long từ năm 2012 đến 2014 được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (tóm tắt)

Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cuối kỳ Cuối kỳ Cuối kỳ

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 26.386 19.678 15.948

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.188 1.357 1.632

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 12.726 11.181 9.661

IV Hàng tồn kho 140 8.463 7.109 4.648

V Tài sản ngắn hạn khác 150 10 31 7

B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 217.901 179.522 144.472

I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0

II Tài sản cố định 220 212.661 173.405 139.235

III Bất động sản đầu tư 240 0 0 0

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 0

V Tài sản dài hạn khác 260 5.241 6.117 5.236 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 244.288 199.201 160.420 A NỢ PHẢI TRẢ 300 55.233 41.730 39.414 I Nợ ngắn hạn 310 45.661 41.730 39.414 II Nợ dài hạn 330 9.572 0 0 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 189.054 157.470 121.006 I Vốn chủ sở hữu 410 189.054 157.470 121.006

II Nguồn kinh phí và quỹ 430 0 0 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 244.288 199.201 160.420 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. VNPT Vĩnh Long

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng T

T Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 274.535 252.499 257.105

2 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 11 246.452 226.423 227.848

3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 28.083 26.076 29.257

4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 80 60 21

5 Chi phí tài chính 22 2.491 1.106 76

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.491 1.074 76

6 Chi phí bán hàng 24 3.989 3.569 6.083

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 17.998 17.986 15.230

8 Lợi nhuận/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.685 3.475 7.889

9 Thu nhập khác 31 394 5.412 355

10 Chi phí khác 32 237 1.268 257

11 Lợi nhuận/(lỗ) khác 40 157 4.144 98

12 Tổng lợi nhuận/(lỗ) trước thuế 50 3.842 7.619 7.987

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán. VNPT Vĩnh Long

Dựa vào số liệu của bảng 2.2 ta thấy rằng doanh thu của VNPT Vĩnh Long năm 2012 rất cao là 274.535 triệu đồng, đến năm 2013 giảm xuống còn 252.499 triệu đồng, sang năm 2014 tăng lên một ít so với năm 2013 là 257.105 triệu đồng. Nguyên nhân là từ năm 2013 trở về trước để chạy theo kế hoạch doanh thu nên VNPT Vĩnh Long đã bán thẻ di động trả trước với lượng lớn nhưng lợi nhuận rất ít. Từ năm 2013 về sau, VNPT Vĩnh Long đảm bảo hoàn thành kế hoạch tăng doanh thu nhưng phải tiết kiệm chi phí. Ngoài ra thị trường Viễn thông ngày càng cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà mạng, giá cước liên tục giảm đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm

Dựa vào số liệu ta thấy VNPT Vĩnh Long đang thực hiện tốt cho mục tiêu tăng doanh thu, giảm chi phí. Cụ thể trong 2 năm 2013 và 2014, doanh thu tăng 4.606 triệu đồng (257.105 - 252.499), trong khi đó giá vốn chỉ tăng 1.425 triệu đồng

(227.848 – 226.423). Về hoạt động kiểm soát chi phí, thì chi phí của VNPT Vĩnh Long chủ yếu là chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỉ lệ các chi phí này còn cao nhưng các chi phí này đã giảm dần qua các năm

Từ bảng 2.1 và 2.2 tổng hợp được các kết quả ở bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính T

T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

1 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 1,57% 3,82% 4,98%

2 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 2,03% 4,84% 6,60%

3 Lợi nhuận biên (P) 1,40% 3,02% 3,11%

II KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1 Khả năng thanh toán tổng quát – Ktq 4,42 4,77 4,07

2 Khả năng thanh toán ngắn hạn – Kng 0,58 0,47 0,40

3 Khả năng thanh toán nhanh – Knh 0,39 0,30 0,29

III CƠ CẤU VỐN, TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG TỰ TÀI TRỢ

1 Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu – Ncsh 0,29 0,27 0,33

2 Hệ số nợ so với tài sản - Ntts 0,23 0,21 0,25

3 Vốn CSH/nguồn vốn 0,77 0,79 0,75

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngoài ra ta tìm hiểu thêm tình hình tài chính của VNPT Vĩnh Long thông qua một số chỉ tiêu như sau:

 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Hay nói cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực thu lợi của doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ các nguồn kinh tế của mình. Cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh là phải có tài sản nhất định và phải được bố trí hợp lý để các tài sản có thể được sử dụng và phát huy một cách có hiệu quả. Trong một thời kỳ nhất định, nếu doanh nghiệp chiếm hữu và hao phí ít tài sản, mà lợi nhuận thu

được càng nhiều thì năng lực thu lợi của tài sản là ước lượng việc vận dụng có hiệu quả các tài sản và là một phương thức phản ánh hiệu quả đầu tư về tổng thể, đồng thời quan trọng đối với những người quản lý và những người đầu tư. Những người quản lý doanh nghiệp thường quan tâm tới năng lực thu lợi của tài sản có cao hơn mức lợi nhuận bình quân của tài sản xã hội và cao hơn mức lợi nhuận tài sản trong ngành hay không. Và trong một thời kỳ nhất định, do đặc điểm kinh doanh và các nhân tố hạn chế khác nhau, năng lực thu lợi của các ngành nghề khác nhau cũng sẽ khác nhau. Đây là tỷ số thể hiện tổng lãi ròng đạt được so với tổng số vốn bỏ vào kinh doanh. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị và mức lợi nhuận do một đồng vốn mang lại.

Theo bảng 2.3 Tỷ số này có xu hướng tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014, đây là một biểu hiện tốt đáng mừng. Cụ thể năm 2012 tỷ số này là 1,57%, tức là trong 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,57 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ số này tăng 3,82%. Đến năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng 4,98%, cho thấy trong 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra 4,98 đồng lợi nhuận. Trong thời gian tới đơn vị cần phát huy tối đa năng suất của các tài sản đưa vào sử dụng, nâng cao khả năng sử dụng vốn nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ số này phản ánh khả năng tự tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của đơn vị tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 tỷ số này là 2,03%, tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 2,03 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ số này tăng lên 4,84%, đến năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng lên 6,6% tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 6,6 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ngày càng tăng. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất vì khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào đơn vị, họ muốn tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó, đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị trong những năm tiếp theo.

 Lợi nhuận biên (P):

Tỷ số này phản ánh cứ một trăm đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu tỷ số này giảm thì doanh nghiệp cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp. Lợi nhuận biên của VNPT Vĩnh Long tăng qua các năm, năm 2012 tỷ số này là 1,40%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 1,40 đồng lợi nhuận cho đơn vị. Đến năm 2013 tỷ số này tăng lên 3,02% và đến cuối năm 2014 tỷ số này tiếp tục tăng lên 3,11% có nghĩa là chi phí cho 1 đồng doanh thu của năm 2014 ít hơn năm trước, chứng tỏ hiệu quả của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng dịch vụ của năm 2014 cao hơn năm trước, từ đó tăng khả năng thu lợi của đơn vị.

 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khi giá trị này giảm nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Ngược lại, khi giá trị này cao hơn nghĩa là khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp tăng. Tuy nhiên, khi giá trị của tỷ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động. Điều này có thể do sự quản trị tài sản lưu động chưa hiệu quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhiều nợ phải đòi… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán ngắn hạn nằm trong khoảng từ 1 đến 2 tùy theo đặc điểm ngành nghề và các yếu tố khác như: cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp, năng lực biến động thực tế của tài sản lưu động…

Từ bảng 2.3 cho thấy qua 3 năm (2012-2014), khả năng thanh toán ngắn hạn đều nhỏ hơn 1 và ngày càng giảm ( 0,58 – 0,47 – 0,40) có nghĩa là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị còn rất hạn chế, rủi ro về tài chính tương đối

cao, đơn vị phải cố gắng nhiều trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Trong thời gian tới, đơn vị cần xem chính sách tín dụng ngắn hạn hợp lí, cũng

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại VNPT vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)