Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất quan trọng góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển (Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng, 2009, trang 245)
1.2.2 Bản chất của hiệu quả:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến
khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
1.2.3 Vai trò của hiệu quả:
Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Mỗi doanh nghiệp có nhiều mục tiêu khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng được thể hiện ở các mặt sau:
- Đối với nền kinh tế: Việc nâng cao hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả nền kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống người dân, góp phần giữ vững trật tự, an sinh xã hội, góp phần tạo sự tăng trưởng cho đất nước
- Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh quyết định khả năng cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
- Đối với người lao động: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ đem lại cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định, đời sống ngày càng được nâng cao từ đó họ sẽ yên tâm hết lòng phục vụ cho doanh nghiệp
1.2.4 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh:
Phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm từ đó họ ra quyết định có cơ sở khoa học và hữu ích:
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được thực trạng tài chính, thực trạng quản lý tài chính của doanh nghiệp mình, nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh… Đồng thời đưa ra được các quyết định về mặt chiến lược và chiến thuật, tổ
chức thực hiện các quyết định đó một cách kịp thời và khoa học, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
- Đối với nhà quản trị (Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, trưởng các phòng ban…): giúp cho họ đánh giá được thực trạng, thấy được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
- Đối với các nhà đầu tư (các công ty liên doanh, liên kết, cổ đông…): giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn là có đầu tư hay không?.
- Đối với các đối tượng bên ngoài (Kho bạc, ngân hàng, công ty tài chính…): giúp họ quyết định cho vay ngắn hạn hay dài hạn, cho vay ít hay cho vay nhiều hoặc không cho vay.
- Đối với các cơ quan Nhà nước (Thuế, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thống kê…): giúp kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, thực hiện các chế độ tài chính có đúng không? Đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp….
Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn giúp cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp biết được hiệu quả kinh doanh thực tế mà doanh nghiệp đã đạt được, chiến lược kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp để họ yên tâm làm việc. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh có lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó khi phân tích hiệu quả phải xây dựng chỉ tiêu, hệ thống và các phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng đối tượng để đưa ra các quyết định phù hợp
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, để phân tích hiệu quả kinh doanh tác giả dùng phương pháp thẻ điểm cân bằng, là một phương pháp khác với phương pháp truyền thống trước đây
1.3 Các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: 1.3.1 Các nhân tố bên trong: 1.3.1 Các nhân tố bên trong:
Trình độ bộ máy quản lý tốt sẽ giúp phát huy tối đa năng lực các thành viên trong tổ chức để đạt mục tiêu như mong muốn, nó còn thể hiện uy tín và năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó cần phải tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn nhẹ, sử dụng tốt nguồn lực để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp:
Tình hình vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn, vòng quay vốn, là những vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp cần quan tâm để mang lại hiệu quả cao nhất.
Năng suất lao động
Năng suất lao động thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ chuyên môn của người lao động và việc bố trí lao động hợp lý. Ngoài ra năng suất lao động còn chịu ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất, điều kiện và môi trường làm việc tại doanh nghiệp
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
Chính sách và pháp luật
Đây là biện pháp mang tính vĩ mô, bao gồm các chính sách thuế, tài chính, luật doanh nghiệp…để điều chỉnh hoạt động nền kinh tế theo định hướng phát triển của nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng, tác động gián tiếp đến thị trường nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
Giá cả
Giá cả là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến các yếu tố chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thị trường:
Thị trường là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có sự đánh giá đúng đắn những ảnh
hưởng của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc tìm kiếm và duy trì thị trường thu hút khách hàng hiện nay được xem như một nghệ thuật có liên quan đến nhiều vấn đề như: tìm hiểu nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng để từ đó có phương pháp tiếp thị hợp lý.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì cạnh tranh ngày càng quyết liệt, phạm vi ngày càng rộng lớn không chỉ trong cùng ngành trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Do đó các doanh nghiệp phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại được trên thị trường.
Rủi ro:
Rủi ro là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao. Hiệu quả kinh doanh có quan hệ tỉ lệ thuận với rủi ro. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh cần đề cập đến mối quan hệ với rủi ro. Hiệu quả kinh doanh được xem là tốt hơn khi khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc hiệu quả không đổi nhưng mức rủi ro thấp hơn.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày khái niệm, bản chất, vai trò về hiệu quả kinh doanh. Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng như: khái niệm, cấu trúc, bản đồ chiến lược, các chỉ số KPI trong các phương diện tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và đào tạo - phát triển. Đây là các cơ sở lý luận, nội dung các chỉ số cần thiết cho phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác định được các KPI chính trên các phương diện của mô hình thẻ điểm cân bằng sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn bao quát và tốt hơn về tình hình của doanh nghiệp sản xuất từ đó đưa ra giải pháp đúng và hiệu quả hơn.
Từ cơ sở lý luận các vấn đề tổng quan trên, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của VNPT Vĩnh Long ở Chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT VĨNH LONG THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
2.1 Giới thiệu về VNPT Vĩnh Long: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Tên đầy đủ: VIỄN THÔNG VĨNH LONG Tên viết tắt: VNPT VĨNH LONG
Trụ sở chính: số 03 đường Trưng Nữ Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Website: http://vinhlong.vnpt.vn
Tiền thân của Viễn thông Vĩnh Long là Bưu điện tỉnh Vĩnh Long, ra đời sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975. Lúc đầu cơ sở vật chất khá cũ kỹ, lạc hậu được tiếp quản từ chính quyền Sài Gòn, Bưu điện tỉnh Vĩnh Long tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị thông tin, bắt tay vào nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc, xây dựng kết nối thông tin khắp các huyện thị thuộc tỉnh Vĩnh Long. Do tái cấu trúc lại Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình mới, Hội đồng quản trị đã ra quyết định số: 697/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 tách Bưu điện tỉnh Vĩnh Long ra thành 2 đơn vị là Bưu điện tỉnh Vĩnh Long và Viễn thông Vĩnh Long (VNPT Vĩnh Long). VNPT Vĩnh Long chính thức hoạt động vào ngày 01/01/2008
VNPT Vĩnh Long là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Group) có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp dịch vụ Viễn thông, công nghệ thông tin.
Sản xuất kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin.
Các dịch vụ viễn thông bao gồm:
Các dịch vụ cơ bản:
- Dịch vụ thoại: Điện thoại cố định có dây, điện thoại cố định không dây (Gphone), điện thoại di động Vinaphone
- Dịch vụ truyền số liệu: Dịch vụ truy cập Internet (Mega VNN), dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao (Fiber VNN), dịch vụ kênh thuê riêng, truyền số liệu, dịch vụ truyền hình theo yêu cầu (My TV),...
Dịch vụ giá trị gia tăng:
Là những dịch vụ sử dụng hạ tầng sẵn có để tạo những dịch vụ có giá trị bổ sung, phụ trội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá trị gia tăng đó là: dịch vụ điện thoại hội nghị ba bên, dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến (Mega E Meeting), dịch vụ học tập trực tuyến (Mega E-learning), dịch vụ giải trí trực tuyến (Mega Fun), dịch vụ chữ ký số (VNPT-CA)…
VNPT Vĩnh Long có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và luôn được cập nhật ngang tầm với sự tiến bộ của khu vực. Vùng phục vụ không ngừng được mở rộng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi đối tượng khách hàng.
2.1.2 Bộ máy tổ chức
Hiện nay bộ máy tổ chức VNPT Vĩnh Long gồm có 7 phòng chức năng và 10 trung tâm trực thuộc được phân chia như sau:
Văn phòng Viễn thông ( gồm 7 phòng chức năng: Phòng hành chính - tổng hợp, Phòng tổ chức - lao động, Phòng tài chính - kế toán, Phòng kế hoạch - kinh doanh, Phòng đầu tư - XDCB, Phòng mạng và dịch vụ, Phòng công nghệ - thông tin)
Trung tâm kinh doanh
Trung tâm điều hành thông tin
Trung tâm Viễn thông thành phố Vĩnh Long
Trung tâm Viễn thông thị xã Bình Minh
Trung tâm Viễn thông huyện Long Hồ
Trung tâm Viễn thông huyện Mang Thít
Trung tâm Viễn thông huyện Vũng Liêm
Trung tâm Viễn thông huyện Trà Ôn
Trung tâm Viễn thông huyện Tam Bình
Trung tâm Viễn thông huyện Bình Tân
Bộ máy quản lý của VNPT Vĩnh Long được thể hiện trên sơ đồ ở hình 2.1
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý VNPT Vĩnh Long Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động. VNPT Vĩnh Long
Ban Giám đốc Phòng Hành chính- Tổng hợp Phòng Tổ chức- Lao động Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kế hoạch- Kinh doanh Phòng Đầu tư- XDCB Phòng Mạng- Dịch vụ Trung tâm Kinh doanh Trung tâm Điều hành thông tin Trung tâm Viễn thông huyện Phòng Công nghệ- thông tin
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của VNPT Vĩnh Long theo các phương diện của thẻ điểm cân bằng: của thẻ điểm cân bằng:
Phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam đều dựa vào các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận… để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá thành quả hoạt động bằng thẻ điểm cân bằng vẫn còn mới mẻ, để hướng tới sự chuyên nghiệp trong công tác quản trị, tác giả vận dụng thẻ điểm cân bằng đánh giá thành quả hoạt động của VNPT Vĩnh Long. Bắt đầu từ sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược, vận dụng