Chính sách và pháp luật
Đây là biện pháp mang tính vĩ mô, bao gồm các chính sách thuế, tài chính, luật doanh nghiệp…để điều chỉnh hoạt động nền kinh tế theo định hướng phát triển của nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng, tác động gián tiếp đến thị trường nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
Giá cả
Giá cả là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến các yếu tố chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thị trường:
Thị trường là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có sự đánh giá đúng đắn những ảnh
hưởng của thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc tìm kiếm và duy trì thị trường thu hút khách hàng hiện nay được xem như một nghệ thuật có liên quan đến nhiều vấn đề như: tìm hiểu nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng để từ đó có phương pháp tiếp thị hợp lý.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong xu thế hội nhập hiện nay thì cạnh tranh ngày càng quyết liệt, phạm vi ngày càng rộng lớn không chỉ trong cùng ngành trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Do đó các doanh nghiệp phải tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại được trên thị trường.
Rủi ro:
Rủi ro là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao. Hiệu quả kinh doanh có quan hệ tỉ lệ thuận với rủi ro. Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh cần đề cập đến mối quan hệ với rủi ro. Hiệu quả kinh doanh được xem là tốt hơn khi khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc hiệu quả không đổi nhưng mức rủi ro thấp hơn.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày khái niệm, bản chất, vai trò về hiệu quả kinh doanh. Lý thuyết về thẻ điểm cân bằng như: khái niệm, cấu trúc, bản đồ chiến lược, các chỉ số KPI trong các phương diện tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và đào tạo - phát triển. Đây là các cơ sở lý luận, nội dung các chỉ số cần thiết cho phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xác định được các KPI chính trên các phương diện của mô hình thẻ điểm cân bằng sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn bao quát và tốt hơn về tình hình của doanh nghiệp sản xuất từ đó đưa ra giải pháp đúng và hiệu quả hơn.
Từ cơ sở lý luận các vấn đề tổng quan trên, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của VNPT Vĩnh Long ở Chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT VĨNH LONG THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG