Các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Trang 38)

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng, mỗi ngân hàng sẽ có những chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô... đúc kết lại chủ yếu tuỳ thuộc vào khả năng của ngân hàng thương mại. Khả năng này tập trung vào các nội dung khái quát như sau:

- Khả năng nắm bắt kịp thời nhu cầu, cung ứng tiện lợi các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng có nhu cầu. Vấn đề thông tin là một vấn đề nhạy cảm và có tính quyết định đến thành công hay thất bại của công việc kinh doanh. NHTM hoạt động trong một lĩnh vực rất nhạy cảm với những thay đổi của nền kinh tế và mang tính rủi ro cao. Do vậy, việc nắm bắt thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng. Khi đã nắm bắt được nguồn cung và nhu cầu thì các ngân hàng thương mại sẽ góp phần thúc đẩy sự gặp nhau của cung và cầu, từ đó có giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng thích hợp.

- Khả năng của ngân hàng đó còn là vốn chủ sở hữu. Vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Khả năng và trình độ quản trị điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ, trình độ công nghệ… là các điều kiện không thể thiếu được khi mở rộng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại cũng như khi thành lập các công ty kinh doanh của ngân hàng; vừa đa dạng hơn vừa mở rộng hơn nên đòi hỏi trình độ

quản trị điều hành và trình độ cán bộ phải tương ứng. Cùng một điều kiện về cơ sở vật chất như nhau nhưng dịch vụ ngân hàng cung cấp bởi những nhân viên khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và mức độ thỏa mãn dịch vụ ngân hàng của khách hàng là khác nhau. Các dịch vụ ngân hàng phần lớn đòi hỏi trình độ công nghệ cao nên phải đạt được trình độ công nghệ theo yêu cầu mới đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng của thị trường.

- Các dịch vụ ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tồn tại và phát triển của dịch vụ này là cơ sở để tồn tại và phát triển dịch vụ kia. Do vậy ngân hàng cần phải khai thác tốt mối quan hệ này để tạo ra một hệ thống hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển từng dịch vụ, và xây dựng một hệ thống dịch vụ mạnh có thể cung cấp cho khách hàng theo phương thức trọn gói.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

- Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện ở nhiều nhân tố khác nhau tác động đến sự phát triển của dịch vụ trong ngân hàng. Nhưng có thể khái quát và phân thành một số nhóm chủ yếu sau đây:

Trình độ và tính chất phát triền của nền kinh tế đó. Đó là nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế thị trường đang phát triển, hay nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế chậm phát triển…Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng ra đời và phát triền là do nhu cầu của các doanh nghiệp, các khách hàng cá nhân, các cơ quan, các tổ chức khác về dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, ngân quỹ, ngoại hối…Hay nói cách khác là phải do nhu cầu của thị trường. Nền kinh tế ở các nước có nền kinh tế phát triền đòi hỏi phát triền nhiều dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao và đó cũng là điều kiện để các ngân hàng thương mại mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và ngược lại. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

người ở mức độ cao, mức độ tiền tệ hoá cao, các chu chuyển tài chính, giao dịch vốn, thanh toán diễn ra ở quy mô lớn đòi hỏi tốc độ nhanh và chính xác thì có thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển và ở trình độ cao. Việc nghiên cứu mức thu nhập của dân cư cũng như năng lực của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có thể phân loại từng nhóm khách hàng để lựa chọn việc cung cấp những sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm khách hàng.

Trình độ dân trí ở đây được hiểu như khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của công chúng cũng như sự nhận thức được những tiện ích của dịch vụ. Nếu người dân ít hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng, họ sẽ không thấy được lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ này. Từ đó làm hạn chế quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp và dân cư là một nhân tố quan trọng để các NHTM có thể phát triển các dịch vụ.

Sự ổn định kinh tế vĩ mô, mức độ lạm phát thấp, đồng tiền có khả năng chuyển đổi hay không, đồng tiền có phải là loại ngoại tệ mạnh hay không, cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, thả nổi hay cố định,…có ảnh hưởng lớn và tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng. Ví dụ: Nếu chúng ta không quản lý tốt để lạm phát ở con số cao thì các ngân hàng sẽ là người chịu thiệt thòi nhất do đồng tiền mất giá. Như vậy, chất lượng dịch vụ phi tín dụng hay tín dụng cũng đều bị giảm sút nghiêm trọng.

Mức độ hoàn thiện của môi trường pháp lý và chấp hành nghiêm luật pháp, sự kiểm soát buôn lậu và tình trạng tham nhũng

Các yếu tố khác của nền kinh tế như: mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường du lịch, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và lao động, mức độ mở cửa và hội nhập của thị trường dịch vụ ngân hàng, sự phát triển của các loại hình dịch vụ khác như: dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hải, dịch vụ hàng không, dịch vụ bảo hiểm…

Sự sẵn sàng chấp nhận và hợp tác của các cơ quan, các đơn vị tổ chức cung ứng các dịch vụ quy mô lớn và ổn định cho đông đảo người dân, đông đảo khách

hàng như: điện, nước sạch, thuế, hải quan, xăng dầu, giao thông vận tải, trường học, hệ thống kho bạc nhà nước, y tế…

Mức độ, trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, bưu điện trong nước, đặc biệt là mức độ sử dụng và phổ cập Internet…

Ngoài ra, do chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ưu tiên hay hạn chế phát triển một số ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ ngân hàng. Nhưng so với phi tín dụng, mức độ tác động đến của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đến các dịch vụ tín dụng thể hiện rõ nét hơn

Ví dụ: Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động tới chất lượng tín dụng. Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh trì trệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm, gây ra tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng cũng khó được hoàn trả. Ngược lại, trong thời kỳ hưng thịnh, các doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn lớn. Đối với chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu đang ở giai đoạn tăng trưởng sẽ có nhu cầu vốn lớn hơn thời kỳ suy thoái, không tiêu thụ được sản phẩm, hàng ứ đọng, thị phần giảm sút....

- Môi trƣờng pháp lý

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn phát triển đều phải được thực hiện trên cơ sở một môi trường pháp lý đồng bộ, rõ ràng. Đặc biệt là „trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, môi trường pháp lý có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng. Một hệ thống pháp luật không đầy đủ, không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho hành vi làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng” [27]. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, không ổn định khiến cho các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ lụy là nhu cầu vốn tín dụng cũng giảm theo. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao.

Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD…Nhìn chung đó là các luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng. Theo đó luật chuyên ngành này phải được quy định rõ và có cho phép thực hiện cung ứng dịch vụ ngân hàng…Hoặc Luật cũng có thể quy định những điều cấm hoạt động dịch vụ ngân hàng, còn luật không cấm thì ngân hàng vẫn được làm. Bên cạnh đó luật còn điều chỉnh về trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi và chế tài đối với các bên tham gia giao dịch dịch vụ ngân hàng

- Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM nói chung và NHNo nói riêng đều phải tìm mọi cách để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, để tăng cường năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Nâng cao chất lượng các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng chính là điều kiện để phát triển các dịch vụ, đó cũng là tất yếu của con đường phát triển của các ngân hàng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)