Thực trạng triển khai dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và

Một phần của tài liệu Dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Trang 49)

Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô

Trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã từng bước triển khai hệ thống hiện đại hoá ngân hàng, và đã cơ bản hoàn thành hệ thống Core banking, là một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cho phép cung cấp số liệu chi tiết để ngân hàng có thể quản lý các sản phẩm dịch vụ, giúp cho công tác đánh giá thị trường, phân tích phát triển sản phẩm, đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm…thuận lợi.

Tính đến ngày 31/12/2010, Agribank đang sử dụng 186 sản phẩm dịch vụ, trong đó 166 SPDV cung cấp tới khách hàng và 20 SPDV cung cấp tới các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. Theo tiêu chí nghiệp vụ và theo cách phân chia SPDV của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới, hệ thống SPDV của Agribank được phân chia thành các nhóm sản phẩm dịch vụ, cụ thể (10 nhóm): Nhóm sản phẩm tiền gửi, huy động vốn; nhóm sản phẩm cấp tín dụng; nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước; nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế; nhóm sản phẩm dịch vụ TREASURY; nhóm sản phẩm đầu tư; nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ; nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (E-BANKING); nhóm SPDV ngân quỹ và

Hệ thống SPDV của Agribank được phân phối chủ yếu qua ba kênh: phân phối qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch (tại quầy); phân phối qua mạng lưới ATM/EDC/POS; phân phối qua điện thoại di động của khách hàng (Mobile)

Tuy số lượng SPDV của Agribank còn chưa xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động, nhưng sau một thời gian ngắn triển khai, một số SPDV đã thể hiện tính vượt trội so với các ngân hàng khác như dịch vụ quản lý dòng tiền, thu hộ cho khách hàng trên toàn quốc qua mạng lưới Agribank, dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn SMS (Apaybill)…

Tính đến 31/12/2011, Agribank có tổng số 2.102 ATM chiếm 16,4% thị phần ATM toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam và 4.2010 EDC chiếm 6,4% thị trường. Dịch vụ Mobile Banking đã đi vào hoạt động ổn định và hoàn thiện trên tất cả mạng di động đồng thời có sự phát triển mạnh mẽ về cả dịch vụ tiện ích. Số lượng dịch vụ NHNo cung cấp trên kênh Mobile Banking là 13 dịch vụ cũng như số lượng khách hàng sử dụng là 1.866.389 khách hàng tính đến 31/12/2011.

Năm 2010, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai thành công được các sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ thanh toán hóa đơn điện thoại di động trả sau hàng tháng cho các thuê bao trả sau của mạng Viettel, hợp tác với VNPAY phát triển dịch vụ thanh toán nhờ thu hóa đơn tự động, dịch vụ thu hộ tiền bán vé máy bay của Việt Nam Airline,...

Trong năm 2011, NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai đồng loạt kết nối với khách hàng để thực hiện thu hộ và quản lý dòng tiền cho các khách hàng như thu hộ hóa đơn điện lực, FPT, thu hộ học phí sinh viên,... ở hầu hết các chi nhánh trên cả nước

Một phần của tài liệu Dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô (Trang 49)