Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 49)

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014 xã Dương Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.593,70 ha, chiếm 18,95% diện tích thị xã Bắc Kạn.

Đất đai của xã được sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp là 2.300,31 ha, chiếm 88,69% diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp là 82,39 ha, chiếm 3,18% diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng là 211,00 ha, chiếm 8,14% diện tích tự nhiên.

Bảng 4.5: hiện trạng sử dụng đất xã Dƣơng Quang năm 2014 STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 2,593.70 100% 1 Đất nông nghiệp NNP 2,300.31 88,69% 1.1 Đất lúa nước DLN 129.12 4,98%

Đất chuyên trồng lúa nước LUC 87.28 3,37%

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 10.00 0,39%

1.3 Đất trồng cây hàng năm HNK 90.72 3,50%

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 45.94 1,77%

1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 608.75 23,47% 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 1,414.22 54,53% 1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.56 0,06% 1.9 Đất làm muối LMU 0 0 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0

1.11 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 82.39 3,18%

2.1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 0.31 0,01%

2.2 Đất quốc phòng CQP 8.75 0,34%

2.3 Đất an ninh CAN 0 0

2.4 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0 0

2.5 Đất khu công nghiệp SKK 0 0

2.6 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0 0 2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 0 0

2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0 0

2.9 Đất di tích danh thắng DDT 0 0

2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0 0

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0.51 0,02%

2.12 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 0 0

2.13 Đất sông, suối SON 40.32 1,55%

2.14 Đất phát triển cơ sở hạ tầng DHT 9.74 0,38% 2.15 Đất phi nông nghiệp còn lại, trong đó: 22,76 0,88%

Đất ở tại nông thôn ONT 22,76 0,88%

Đất ở tại đô thị ODT 0 0

3 Đất chƣa sử dụng DCS 211.00 8,14%

4 Đất đô thị DTD 0 0

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0 0

6 Đất khu du lịch DDL 106.30 4,10%

7 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 132.30 5,10%

(Nguồn: Ban địa chính xã Dương Quang năm 2014) 4.2.2.1. Đất nông nghiệp

tích tự nhiên, trong đó:

- Đât lúa nước 129,12 ha, chiếm 4,98% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 87,28 ha.

- Đất lúa nương 10,00 ha, chiếm 0,39% diện tích tự nhiên.

- Đất trồng cây hàng năm còn lại 90,72 ha, chiếm 3,50% diện tích đất tự nhiên.

- Đất trồng cây lâu năm có 45.94 ha, chiếm 1,77% diện tích tự nhiên.

- Đất rừng phòng hộ 608,75ha, chiếm 23,47% diện tích tự nhiên.

- Đất rừng sản xuất 1.414,22 ha, chiếm 54,53% diện tích tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thủy sản 1,56 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên.

4.2.2.2. Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp của xã năm 2014 là 82,39 ha, chiếm 3,18% diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 0,31 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

- Đất quốc phòng 8.75 ha, chiếm 0,34% diên tích tự nhiên.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,51 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên.

- Đất sông suối 40,32 ha, chiếm 1,55% diện tích tự nhiên.

- Đất phát triển hạ tầng 9,74 ha, chiếm 0,38% diện tích tự nhiên, trong đó: đất cơ sở văn hóa 0,18 ha, đất cơ sở y tế 0,02 ha, đất cơ sở giáo dục – đào tạo 1,10 ha, đất cơ sở thể dục – thể thao 0,58 ha.

- Đất phi nông nghiệp còn lại ( đất ở nông thôn ) 22,76 ha, chiếm 0,88% diện tích tự nhiên.

4.2.2.3. Đất chưa sử dụng

Năm 2014 diện tích đất chưa sử dụng là 211,00 ha, chiếm 8,14% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất bằng chưa sử dụng là 86,35 ha, chiếm 3,33% diện tích tự nhiên.

- Đất đồi núi chưa sử dụng 124,65 ha, chiếm 4,81% diện tích tự nhiên.

4.2.2.4. Đất khu dân cư

Theo kết quả thống kê năm 2014, diện tích đất khu dân cư nông thôn là 132,30 ha, chiếm 5,10% diện tích tự nhiên, trong đó, đất ở 22,76 ha, chiếm 17,20%

diện tích đất khu dân cư nông thôn.

4.2.4. Các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông thôn và mô hình phát triển nông thôn mới trong những năm gần đây

4.2.4.1 Các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước

Có thể tóm tắt các chủ chương lớn đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn từ các văn kiện một số Đại hội Đảng trong thời gian qua:

- Đại hội VI : Bảo đảm cho nông, lâm ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng về nhu cầu hang tiêu dùng thông thường… [6]

- Đại hội VII: Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội…[7]

- Đại hội VIII: Đặc biệt coi trọng CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn

- Đại hội IX: Đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn… Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới.

- Đại hội X: Đẩy mạnh hơn nữa CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. Giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân….

Qua định hướng của Đảng qua các Đại hội Đảng có thể thấy Đảng và chính phủ trong những năm gần đây đã quan tâm và dành những ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong các chủ chương của Đảng đã có những chuyển biến về chiến lược trong việc phát triển các mô hình nông thôn bắt đầu từ việc coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, rồi phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là công nghiệp, hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

4.2.4.2. Các chủ chương chính sách của thị xã Bắc Kạn và Tỉnh Bắc Kạn

- UBND tỉnh Bắc Kạn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2006 - 2020 của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

- Quyết định số 750/2009/QĐ-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn Về việc quy định một số nội dung cụ thể trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai áp dụng trong tỉnh Bắc Kạn.

- Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-UBND ngày 06/6/2011 của UBND tỉnh Bắc kạn Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc kạn năm 2011.

- Căn cứ các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về nông thôn mới của các Bộ, ngành liên quan.

- Căn cứ nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/09/2011 của Thị ủy Bắc Kạn về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM thị xã bắc Kạn giai đoạn 2011 – 2020

- Căn cứ Quyết định số 3162/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của UBND this xã Bắc Kạn về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng NTM xã Dương Quang giai đoạn 2010- 2020.

- Căn cứ quyết số 3683/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 Của UBND thị xã Bắc Kạn về việc ban hành quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng NTM xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

4.2.4.3. Nhận định về các chủ chương chính sách liên quan đến phát triển nông thôn và mô hình phát triển nông thôn mới có ảnh hưởng tới xã

Trong những năm gần đây, hầu hết các văn bản chính sách phát triển nông thôn đều tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển nông lâm nghiệp, trường học, y tế, giáo dục, thủy lợi, điện khí hóa….hầu như các văn bản chính sách không hề đề cập hoặc đề cập quá ít, quá chung chung đến cơ chế vận hành cấp xã trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Các văn bản chính sách của cấp huyện và xã chủ yếu là để thực hiện các văn bản cấp trên, còn thiếu tính phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể, tổ chức trong việc thực thi xây dựng mô hình nông thôn mới.

Có thể tóm tắt ưu điểm và hạn chế của các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển nông thôn mới của xã Dương Quang nói riêng và các xã miền núi nói chung như sau:

Ưu điểm:

- Hệ thống chính sách phát triển nông thôn tương đối đầy đủ và toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa

thông tin….đã tạo ra bước chuyển lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Nhiều chính sách đã được ban hành kịp thời và dần được bổ xung phù hợp với tình hình thực tế phát triển.

Hạn chế:

- Một số chính sách chưa gắn phát triển kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề văn hóa địa phương.

- Việc phối hợp tổ chức chính sách chưa đồng bộ, chưa hiệu quả

- Văn bản chính sách không đề cập hoặc đề cập quá ít, quá chung chung đến cơ chế vận hành cấp xã trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Thiếu cơ chế cho sự phát triển của các hình thức hợp tác sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)