Các tài nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Xã Dương Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.593,70 ha, chiếm 18,95% diện tích thị xã Bắc Kạn. Bao gồm các loại đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, được hình thành trên nền đá mẹ là phiến thạch, đất có màu đỏ vàng, tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Hàm lượng chất dinh dưỡng NPK ở mức trung bình, loại đất này dược khai thác trồng rừng, trồng cây lâu năm và làm khu dân cư.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, được hình thành do sự rửa trôi đất từ các triền đồi tích tụ, đất có màu xám, tầng đất dày, có hàm lượng NPK từ trung bình đến giàu.

- Đất đai có vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp và có vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Nhìn chung tài nguyên đất của xã tương đối phong phú và đa dạng do vậy mang lại những thuận lợi đáng kể cho phát triển các loại cây trồng. tuy nhiên xã cũng có những hạn chế nhất định do độ dốc của đại hình gây khó khăn cho quá trình canh tác và khả năng bị rửa trôi xói mòn tương đối cao.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là khai thác từ sông, suối, ao, hồ có trên địa bàn xã. Trong đó, sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Vào mùa mưa lũ thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sử dụng cần phải xử lý làm sạch.

Lượng mưa: Có lượng mưa lớn (trung bình khoảng 1800 - 2000mm/năm). Nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết, khí hậu và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi nguồn nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô, mực nước ở sông, suối đều ở mực nước thấp. Các công trình thuỷ lợi thiếu nước hoạt động, nhiều con suối nhỏ bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa mưa, lưu lượng nước và mực nước ở các, sông, suối tăng nhanh, lũ lụt thường xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất. Về môi trường nước mặt của xã Dương Quang nhìn chung là tốt, ít bị ô nhiễm, chưa có thay đổi gì lớn về môi trường nước. Song trong những năm tới cần có biện pháp tích cực trong việc quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch, cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc để hạn chế sự xói mòn đất trong mùa mưa. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo giữ gìn môi trường nước mặt không bị ô nhiễm.

- Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò trên địa bàn xã cho thấy nguồn nước ngầm trong, không mùi, chất lượng nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên do địa hình cao, bậc thang nên giữ nước bị hạn chế.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Theo thống kê đến ngày 01/01/2015, diện tích đất lâm nghiệp là 2.300,31 ha chiếm 88,69%tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó đất rừng phòng hộ là 608,75 ha chiếm 23,47% diện tích đất tự nhiên, đất rừng sản xuất là 1.414,84 ha (Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1120,43 ha, đất có rừng trồng sản xuất 294,41 ha) chiếm 54,55% diện tích đất tự nhiên.

Những năm gần đây với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2014 trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã là 14,88 ha. Chất lượng rừng được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là những diện tích rừng trồng có trữ lượng gỗ chiếm đa

số và rừng tái sinh sau nương rẫy rừng non có trữ lượng, đảm bảo chức năng cung cấp hàng hóa, lâm sản cho nhu cầu xã hội, vừa bảo vệ vốn rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Các loại cây lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã là keo, mỡ, trám, lát…

4.1.2.4.Tài nguyên nhân văn

Là một xã có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, truyền thống vẻ vang đó luôn là hào khí cho nhân dân xã Dương Quang xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc an em sinh sống như Kinh, Tày, Dao trong đó chủ yếu là dân tộc Tày với 77,00% dân số. Do vậy, phong tục tập quán rất đa dạng nhưng vẫn mang đậm nét của miền núi phía Bắc. Nhân dân có tinh thần đoàn kết quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là nhân tố cơ bản, là sức mạnh tinh thần để hướng tới phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)