Giải pháp phát triển mô hình xây dựng nông thôn mới của xã Dương Quang

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 33)

Quang trong giai đoạn hiện nay

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, tỷ lệ: Trong 3 thôn mỗi thôn chọn điều tra 10 hộ, 3 thôn này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và mô hình xây dựng NTM chung cho toàn xã Dương Quang.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

a) Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau: Văn phòng UBND thị xã, phòng NN & PTNT thị xã, UBND xã,…

b) Thu thập thông tin sơ cấp

Chọn 3 thôn đại diện cho xã làm điểm nghiên cứu, điều tra. Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi. Chọn hộ điều tra theo phươngpháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 10 hộ nông dân/xóm, tổng số mẫu điều tra/xã là 30 hộ.

Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi để có được có thể đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi. Từ đó đưa ra những đánh giá về tình xây dựng nông mới trên địa bàn xã Dương Quang.

3.4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.

Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế xã hội. Căn cứ vào thực trạng của địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đề ra các phương hướng duy trì và phát triển cho thời gian tới.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xã Dương Quang.

- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.

- Phương pháp SWOT: Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy được các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội mà xã Dương Quang đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của xã.

Phần 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Dương Quang nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn, cách trung tâm thị xã 8,0 km, địa giới hành chính được xác định như sau:

-Phía Bắc giáp xã Huyền Tụng và huyện Bạch Thông.

-Phía Nam giáp phường Sông Cầu.

-Phía Đông giáp phường Nguyễn Thị Minh Khai.

-Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Dương Quang là xã miền núi , có độ cao trung bình từ 200 – 500m so với mực nước biển, với nhiều đỉnh núi cao trên 700 m như: Núi Thiềng Phu, núi Thôm Toóng, núi Khau Lang… nhìn chung địa hình của xã thấp dần từ Tây Bắc tới Đông Nam với độ dốc lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, giao thông đi lại khó khăn.

4.1.1.3. Khí hậu

Dương Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô:

- Mùa mưa: Được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 80% lượng ẩm cả năm, lũ lụt thường xảy ra với tốc độ nhanh, mạnh, nhiệt độ bình quân trong tháng 26 – 270C, chế độ gió chủ yếu là gió Đông Nam.

- Mùa khô: Được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thường có sương mù và sương muối. tổng tích ôn bình quân cả năm là 8.3000C, nhiệt độ bình quân trong tháng là 220C, lượng mưa từ 1,470mm đến 1,650mm/năm, độ ẩm trung bình cả năm là 65%, chế độ gió chủ yếu là gió Đông Bắc.

- Những lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, tác động đến đời sống dân sinh:

- Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Quá trình phong hoá đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng

khác nhau do quá trình phân giải các chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định đến việc trồng các loại cây thích hợp và hình thành những khu vực chuyên canh.

- Nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và cho cây trồng vật nuôi.

- Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 gây xói mòn mạnh làm giảm độ phì của đất ở những vùng đất dốc và độ che phủ kém và gây ngập úng bởi dòng Sông Cầu, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, mùa màng và các công trình giao thông, thuỷ lợi.

4.1.1.4. Thủy văn

Nằm trong khu vực đồi núi nhưng xã Dương Quang có tới 3 nhánh sông lớn của sông Cầu chảy qua có chiều rộng 40m, chiều dài 7km, hệ thống suối, khe của xã khá dày đặc, có chế độ thủy văn khá phức tạp, đặc biệt là vào mùa mưa lũ thường ảnh hưởng đến khu vực dân cư ở hai bên bờ. Phù sa sông Cầu rất giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, đây cũng là nơi cung cấp nguồn nước chính phục vụ nước tưới cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa tốc độ dòng chảy lớn dễ gây sạt lở đất, lũ quét vùng dọc ven sông, suối. Mùa khô, nhiều dòng suối đã trở thành khe sâu, lượng nước suy giảm cạn kiệt dẫn đến ảnh hưởng bất lợi cho năng suất cây trồng.

Ngoài ra còn có suối Nặm Cắt và một số con suối khác, có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây ngập úng.

Dòng chảy suối chính theo hướng Bắc – Nam, mùa lũ thường có hiện tượng sạt lở ven bờ nhưng đã có biện pháp khắc phục như xây dựng hệ thống đê kè ở một số tuyến hay sạt lở trước kia như khu vực thôn Quan Nưa, thôn Phặc Tràng, thôn Nà Cưởm…

- Địa chất thủy văn:

Mực nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu từ 15 – 20m tùy theo mùa. Lượng nước khá dồi dào, chất lượng nước chưa được kiểm tra.

- Công trình thủy lợi cơ bản đã có các kênh mương dẫn nước vào đồng ruộng nhưng vẫn còn một số kênh mương bằng đất, thiếu trạm bơm nước nên khả năng phục vụ tưới tiêu và thoát nước mặt còn hạn chế rất nhiều.

- Nước ngầm:

Chưa có tài liệu khảo sát nước ngầm, chỉ có nước mặt từ sông suối. trên địa bàn xã Dương Quang có hệ thống sông Nặm Cắt và sông Cầu là nơi cung cấp nước chính, ngoài ra còn có hệ thống các khe suối nhỏ dọc theo các khe núi là cung cấp nước cho các bề chứa xử lý nước sinh hoạt cho người dân theo chương trình nước sạch của UNICEF trước kia.

Đặc biệt sông Nặm Cắt chảy qua địa bàn thôn Bản Bung có rất nhiều cảnh đẹp có thể trở thành địa điểm du lịch.

4.1.2. Các tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Xã Dương Quang có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.593,70 ha, chiếm 18,95% diện tích thị xã Bắc Kạn. Bao gồm các loại đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, được hình thành trên nền đá mẹ là phiến thạch, đất có màu đỏ vàng, tầng đất dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Hàm lượng chất dinh dưỡng NPK ở mức trung bình, loại đất này dược khai thác trồng rừng, trồng cây lâu năm và làm khu dân cư.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, được hình thành do sự rửa trôi đất từ các triền đồi tích tụ, đất có màu xám, tầng đất dày, có hàm lượng NPK từ trung bình đến giàu.

- Đất đai có vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp và có vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã. Nhìn chung tài nguyên đất của xã tương đối phong phú và đa dạng do vậy mang lại những thuận lợi đáng kể cho phát triển các loại cây trồng. tuy nhiên xã cũng có những hạn chế nhất định do độ dốc của đại hình gây khó khăn cho quá trình canh tác và khả năng bị rửa trôi xói mòn tương đối cao.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là khai thác từ sông, suối, ao, hồ có trên địa bàn xã. Trong đó, sông Cầu là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Vào mùa mưa lũ thường bị nhiễm bẩn, trước khi đưa vào sử dụng cần phải xử lý làm sạch.

Lượng mưa: Có lượng mưa lớn (trung bình khoảng 1800 - 2000mm/năm). Nhưng do đặc điểm của địa hình, chế độ thời tiết, khí hậu và hậu quả của nạn phá rừng từ nhiều năm trước đã làm thay đổi nguồn nước mặt giữa hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô, mực nước ở sông, suối đều ở mực nước thấp. Các công trình thuỷ lợi thiếu nước hoạt động, nhiều con suối nhỏ bị cạn kiệt gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Trong mùa mưa, lưu lượng nước và mực nước ở các, sông, suối tăng nhanh, lũ lụt thường xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất. Về môi trường nước mặt của xã Dương Quang nhìn chung là tốt, ít bị ô nhiễm, chưa có thay đổi gì lớn về môi trường nước. Song trong những năm tới cần có biện pháp tích cực trong việc quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch, cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc để hạn chế sự xói mòn đất trong mùa mưa. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo giữ gìn môi trường nước mặt không bị ô nhiễm.

- Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò trên địa bàn xã cho thấy nguồn nước ngầm trong, không mùi, chất lượng nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên do địa hình cao, bậc thang nên giữ nước bị hạn chế.

4.1.2.3. Tài nguyên rừng

Theo thống kê đến ngày 01/01/2015, diện tích đất lâm nghiệp là 2.300,31 ha chiếm 88,69%tổng diện tích tự nhiên của xã. Trong đó đất rừng phòng hộ là 608,75 ha chiếm 23,47% diện tích đất tự nhiên, đất rừng sản xuất là 1.414,84 ha (Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1120,43 ha, đất có rừng trồng sản xuất 294,41 ha) chiếm 54,55% diện tích đất tự nhiên.

Những năm gần đây với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng. Tăng cường công tác quản lý việc khai thác, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2014 trồng rừng sản xuất trên địa bàn xã là 14,88 ha. Chất lượng rừng được tăng lên rõ rệt, đặc biệt là những diện tích rừng trồng có trữ lượng gỗ chiếm đa

số và rừng tái sinh sau nương rẫy rừng non có trữ lượng, đảm bảo chức năng cung cấp hàng hóa, lâm sản cho nhu cầu xã hội, vừa bảo vệ vốn rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Các loại cây lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn xã là keo, mỡ, trám, lát…

4.1.2.4.Tài nguyên nhân văn

Là một xã có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, truyền thống vẻ vang đó luôn là hào khí cho nhân dân xã Dương Quang xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc an em sinh sống như Kinh, Tày, Dao trong đó chủ yếu là dân tộc Tày với 77,00% dân số. Do vậy, phong tục tập quán rất đa dạng nhưng vẫn mang đậm nét của miền núi phía Bắc. Nhân dân có tinh thần đoàn kết quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là nhân tố cơ bản, là sức mạnh tinh thần để hướng tới phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế.

4.1.3. Thực trạng môi trường

Trong những năm gần đây với sự gia tăng dân số, cùng với sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như hình thành nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, có tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô như than đá, củi,… các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí ở các mức độ khác nhau như:

- Suy thoái môi trường đất: Môi trường đất đã và đang bị thoái hóa ở mức độ nhất định, nguyên nhân chủ yếu là do lũ lớn, gây ra hiện tượng xói mòn bề mặt đất. mùa mưa lũ, các chất thải ở thượng nguồn tràn về gây ô nhiễm môi trường, đất bị rửa trôi, làm cho thảm thực vật bị phá vỡ, nguồn nước ngầm cạn kiệt, gây ra hiện tượng cát bay, bụi vào mùa khô tác động xấu đến sản xuất, môi trường và đời sống của người dân.

- Môi trường nước: Gồm nước mặt, nước ngầm, nước mưa được đánh giá chung là đạt về tiêu chuẩn lý, hóa nhưng hạn chế về trữ lượng.

- Môi trường không khí: Nhìn chung môi trường không khí trong lành. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm như:

- Công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn. - Nguồn nước ngầm dần dần bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của người dân.

4.1.4. Tình hình thiên tai

Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và đời sống nhân dân. Mùa hè chịu ảnh hưởng bởi gió mùa mùa hè thổi theo hướng Tây Nam làm nhiệt độ không khí tăng cao có khi lên tới 40 - 410C, mùa đông chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông bắc gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây nên thiệt hại lớn về kinh tế.

4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã. nhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã.

4.1.5.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai màu mỡ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Với tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá dồi dào ít bị ô nhiễm đảm bảo hoạt động sản xuất và cuộc sống của người dân.

- Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, cây lâm sản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã dương quang thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)