Thu thập thông tin và phân tích kết quả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ di động của Viettel tại thành phố Vũng Tàu (Trang 50)

Đề tài sử dụng công cụ bảng hỏi để thu thập số liệu. Có hai loại bảng câu hỏi dùng để nghiên cứu đó là bảng câu hỏi mở dùng trong nghiên cứu định tính và bảng câu hỏi có sẵn câu trả lời dùng trong nghiên cứu định lượng.

Trong quá trình tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết, từ các thông tin thu thập được, quá trình phân tích dữ liệu được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước. Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6.

- Bước 2: Từ kết quả điều tra, dữ liệu được đưa vào phân tích thành phần chính thông qua đó loại bỏ đi những biến không quan trọng và xác định được cấu trúc của những nhân tố cơ bản trong chất lượng dịch vụ thông tin di động. Kết quả của bước này cho phép xác định những trị số tương ứng của các biến tổng hợp (nhân tố) để sử dụng trong bước phân tích tiếp theo. Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Tất cả các biến trừ các biến bị loại qua phương pháp hệ số Cronbach’s

Alpha sẽ được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Component Principle và phép quay Varimax. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0.5, nhân tố trích được có Eigenvalue lớn hơn 1. Kết quả xử lý như sau: các biến có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Sau đó, phân tích nhân tố được lặp lại cho đến khi thỏa mãn các yêu cầu trên với phương sai trích tốt nhất, yêu cầu phương sai trích lập lớn hơn 50%.

- Bước 3: Các biến tổng hợp được xác định ở bước trên được sử dụng làm các biến độc lập và cùng với một biến phụ thuộc từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến tổng hợp được đánh giá trích xuất ra ảnh hưởng đến nhận định của KH về nâng cao chất lượng dịch vụ Viettel tại thành phố Vũng Tàu. Sau đó kiểm định trung bình (One Sample T-Test) được sử dụng để kiểm định mức độ mà KH đồng ý với nhận định các tiêu chí đưa ra. Tiếp theo là kiểm định Independence-Samples T-Test được sử dụng để kiểm định có hay không mối quan hệ giữa hai biến độc lập và biến phụ thuộc. Mục tiêu của phân tích này là xác định ảnh hưởng của hai nhân tố độc lập đến kết quả của đề tài. Cuối cùng tiến hành kiểm định mô hình theo các biến phân loại về đặc trưng cá nhân bằng phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α bằng 0,05, cụ thể là biến phân loại theo các đặc điểm về KH.

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết liên quan

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính Mô hình và thang đo hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng

Thống kê mô tả

Đánh giá thang đo Mô hình và thang đo phù hợp

Kiểm định mô hình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ di động của Viettel tại thành phố Vũng Tàu (Trang 50)