Biện pháp nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á (Trang 75)

c. Chất lượng thẩm định chưa cao

4.4.1.Biện pháp nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động thẩm định

Để có thể có đủ, kịp thời và chính xác thông tin cần thiết cho việc đánh giá dự án, trước tiên cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu và lưu trữ thông tin nhằm tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin lịch sử của khách hàng, từ đó bổ sung cho việc phân tích đánh giá khách hàng từ các lần hợp tác sau.

- Tăng cường năng lực hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng nhằm đánh giá năng lực khách hàng giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào dự án.

- Ngoài thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp, còn rất nhiều thông tin khác mà cán bộ thẩm định cần sưu tầm, thu thập từ thị trường giá cả, báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng, internet, đối tác của khách hàng, … đặc biệt là các thông tin

từ cơ quan quản lý nhà nước như Bộ kế hoạch đầu tư, cơ quan thống kê, cơ quan thuế… Các thông tin thu thập được về cùng một vấn đề nhưng cũng có thể thuận chiều, trái chiều, mâu thuẫn, không hợp lý… Vấn đề ở đây là cán bộ thẩm định bằng khả năng nhận thức, hiểu biết của mình để chọn lọc, phân tích đánh giá, tổng hợp đối chiếu, xác minh lại các thông tin mà mình thu thập được nhằm đưa ra được nhận xét thỏa đáng nhất phục vụ cho mục đích thẩm định của mình.

- Ngân hàng thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản pháp quy, thông tin tình hình kinh tế thị trường trong nước và trên thế giới, thông tin khách hàng, cung cấp thông giá cả thị trường, dự báo theo từng ngành nghề, nhóm mặt hàng, ngành hàng, thông tin cảnh báo,… nhằm đưa ra những thông tin mới nhất, đáng tin cậy nhất cho cán bộ làm công tác thẩm định.

- Cần có bộ phận nghiên cứu riêng, độc lập của mình dựa trên tất cả các kênh thông tin, các nguồn nghiên cứu và dự báo kinh tế vĩ mô khác, phục vụ cho chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

4.4.2. Biện pháp nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ thẩm định

Vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất quyết định chất lượng thẩm định là vấn đề con người, vấn đề cán bộ làm công tác thẩm định và quyết định đầu tư. Để nâng cao chất lượng thẩm định cần thiết phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có đủ tài đức, tức là đội ngũ cán bộ thẩm định có đủ trình độ nâng lực chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản có khả năng phân tích đánh giá một cách tổng hợp, bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc, tâm huyết với nghề nghiệp. Quá trình thẩm định và quyết định tín dụng cần phải khách quan, trung thực .

Để nâng cao chất lượng thẩm định thì trong công tác quản lý điều hành phải bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả cán bộ thẩm định theo năng lực, trình độ và yêu cầu công việc, kết hợp với công tác quy hoạch, đào tạo lâu dài theo chiến lược của Ngân hàng, xây dựng các tiêu chuẩn hóa trình độ cán bộ để có biện pháp quy hoạch, đào tào phát triển nguồn nhân lực.

Đối với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngành hàng mà tại ngân hàng chưa có kinh nghiệm trong thẩm định, không có những tiêu thức tường tự để so sánh, trong khi các chi nhánh khác lại có kinh nghiệm thẩm định trong cùng lĩnh vực đó, thì cần

phải có sự liên hệ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Ngân hàng phải tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định được đi học để nâng cao kiến thức, có khả năng phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá các dự án một cách chính xác.

4.4.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một dự án trước khi tiến hành đầu tư đòi hỏi phải được xem xét đầy đủ các nội dung cần thiết, bởi mọi nội dung của dự án đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện và giúp cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Việc thẩm định dự án đầu tư phức tạp, đòi hỏi kỹ năng của CBTĐ phải cao hơn nhiều so với việc thẩm định một phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn.

Đối với mỗi nội dung cần thẩm định, CBTĐ cần đưa ra những nhận xét, đánh giá về mức độ tốt, xấu dựa trên những căn cứ, số liệu, lý luận logic nhất định chứ không thể chỉ là những nhận xét cảm tính, suy diễn đơn thuần, hời hợt. Để đảm bảo mục tiêu an toàn vốn đặt lên hàng đầu, phải thẩm định tất cả các nội dung theo quy định, không được xem nhẹ bất cứ nội dung nào. Sau khi thẩm định, cán bộ chỉ nên đưa ra đề nghị lãnh đạo chấp thuận quyết định đầu tư khi tất cả các yếu tố về hiệu quả dự án, về năng lực khách hàng được đảm bảo đủ điều kiện theo quy chế cả về chất và lượng.

Bên cạnh đó CBTĐ cần phải nghiên cứu thêm một số yếu tố sau:

- Cần tổ chức chương trình tập huấn “Sổ tay tín dụng” cho CBTĐ trong đó sẽ quy định rõ: quy trình thẩm định chung, thống nhất, các tiêu thức, nội dung cần phải thẩm định, phương pháp thẩm định,… một cách cụ thể, chi tiết.

- Cần phải thẩm định đánh giá bộ máy quản lý điều hành của khách hàng, xem xét trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, bản lĩnh, tư cách phẩm chất, uy tín trong kinh doanh và quan hệ với các TCTD, khả năng tổ chức quản lý của đội ngũ lãnh đạo có gắn liền với việc kiểm tra giám sát những thành phần công việcđã được giao cho người lao động trên các phương diện thực tế, kiểm tra, báo cáo…

- Bám sát mục tiêu phát triển của từng ngành, từng địa phương, từng vùng kinh tế, nắm được kế hoạch triển khai các dự án đầu tư mới gắn với vùng quy hoạch để xây dựng định hướng đầu tư trọng điểm.

- Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật, với những dự án phức tạp vượt ra ngoài khả năng của cán bộ thẩm định thì cần thiết phải biết kết hợp hoặc thuê chuyên gia, tránh tình trạng chấp nhận ngay những kết quả kỹ thuật doanh nghiệp đưa đến.

- Thẩm định dự án không những để đảm bảo cho Ngân hàng sử dụng đồng vốn hiệu quả mà còn là giúp tư vấn cho khách hàng có thể sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau tốt hơn.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Có thể nói lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng là loại hình hoạt động nhạy cảm, mang tính năng động và rủi ro cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Qua kết quả hoạt động của Ngân hàng Việt Á ta thấy rằng hoạt động đầu tư vào các dự án đã mang lại hiệu quả cho Ngân hàng. Tuy nhiên qua thực trạng hoạt động thẩm định của Ngân hàng ta thấy rằng công tác thẩm định các dự án còn nhiều yếu điểm. Do đó, đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á cần không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động của Ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển hiệu quả cho nền kinh tế.

Trước thực tế đó bằng đề tài của mình tôi mong rằng bản thân mình cũng như các anh chị trực tiếp làm công tác thẩm định có thể nắm rõ kỹ năng thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn đồng thời nhận thấy được những hạn chế còn tồn tại trong quá trình ứng dụng việc phân tích vào thực tiễn của cán bộ thẩm định trong Ngân hàng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định góp phần hạn chế rủi ro hoạt động an toàn và có hiệu quả hơn.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định đòi hỏi phải kết hợp cả sự nỗ lực, cố gắng của bản thân Ngân hàng và sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan. Trong phạm vi bài luận của mình, tôi mong rằng nội dung đề cập trên sẽ có thể đóng góp phần nào cho VAB trong việc nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế bớt rủi ro cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT Á (Trang 75)