b) Phân tích và kiểm soát rủi ro của dự án
4.3.1. Thụân lợi
Những thuận lợi trong công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Á:
Mỗi cán bộ thẩm định tại Ngân hàng được trang bị một máy tính, các máy tính này được nối mạng cục bộ trực tiếp với nhau. Điều này đem lại nhiều tiện ích cho hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin về doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn và giúp cho việc phân tích tình hình tài chính được nhanh hơn, giúp giảm áp lực công việc cho các cán bộ.
Đa số cán bộ thẩm định tại Phòng Đầu tư liên doanh của Ngân hàng VAB có tuổi đời trẻ, có lòng nhiệt huyết đối với công việc, có trình độ chuyên môn, đa phần tốt nghiệp từ các trường Đại học chuyên về Tài chính – Tín dụng do đó họ có thể hiểu được phải làm những gì và vì sao phải làm công việc như vậy. Điều này sẽ giúp cho việc phân tích có hiệu quả và chất lượng hơn. Không dừng ở vốn kiến thức tự có của cán bộ thẩm định, VAB luôn quan tâm đến công tác đào tạo và tập huấn về những kỹ năng thẩm định cũng như những kỹ năng liên quan khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán… Ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao trình độ cho cán bộ thẩm định.
Khi thẩm định dự án đầu tư mới, cán bộ thẩm định không những chú trọng thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng mà còn tìm hiểu rất kỹ lịch sử phát triển, khả năng quản lý, khả năng tài chính của khách hàng.
Ngoài việc tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính của dự án, quy trình còn đề cập đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dư án. Đây là những nhân tố rất quan trọng trong việc thành bại của một dự án đầu tư.
Quá trình tổ chức phân tích dự án tập trung vào một người thực hiện nên có thuận lợi là giúp cho quá trình phân tích được liên tục, có hệ thống, giúp tiết kiệm thời
gian và chi phí cho việc phân tích. Tuy nhiên cách này sẽ mang tính chủ quan cao do phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh của người phân tích.
4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng cũng không tránh khỏi những hạn chế tồn tại do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định các dự án:
a. Hạn chế về nguồn thông tin và độ chính xác của thông tin trong hoạt động thẩm định
Các nguồn thông tin ở nước ta hiện nay không ít nhưng thông tin không chính xác và không có hệ thống. Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta chưa có thói quen với việc mua bán thông tin.
Sự không minh bạch về tài chính của doanh nghiệp: các BCTC của doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng thường không kịp thời, không được kiểm toán, thiếu chính xác, chỉ mang tính chất đối phó. Tại thời điểm báo cáo doanh nghiệp có thể có tới 3 – 4 báo cáo quyết toán gửi các ngành tùy theo mục đích cụ thể.
Thông tin lưu trữ tại Ngân hàng hạn chế.
Thông tin từ các khách hàng khác cùng ngành nghề để tham khảo chủ yếu từ tạp chí chuyên ngành, báo và phương tiện thông tin đại chúng, chưa có bộ phận nghiên cứu, tổng hợp thông tin dự báo nên việc tìm hiểu thông tin không phải dễ. Nhiều doanh nghiệp chưa có trang Web riêng, nếu có thì thông tin đăng tải có liên quan cần tìm hiểu không có nên không thể tìm thông tin về doanh nghiệp qua mạng.
Việc tìm hiểu thông tin từ cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán… khó khăn, chủ yếu do mối quan hệ. Một phần chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, một phần do việc ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan này còn hạn chế.
Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách: sự thiếu đồng bộ và thay đổi thường xuyên của hệ thống văn bản pháp luật gây ra sự bất ổn cho mọi thành phần kinh tế trong việc ra quyết định đầu tư. Việc gia nhập WTO, AFTA, ASEAN… đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam cả về hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Từ những hạn chế về nguồn thông tin thu thập được gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa kể đến những hạn chế do trình độ phân tích của các cán bộ thẩm định và các yếu tố ảnh hưởng khác.