Đời sống của sản phẩm quyết định đời sống của dự án vì vậy theo phạm vi tiêu thụ sản phẩm của dự án cần lập bản cân đối nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, khả năng đáp ứng của các nguồn cung cấp hiện có và xu hướng phát triển các nguồn cung cấp. Từ đó đánh giá mức độ tham gia và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường mà dự án có thể đạt được. Nếu kết quả phân tích cho thấy triển vọng thị trường chỉ mang tính chất nhất thời hay đang dần thu hẹp lại, cần thận trọng trong việc xem xét đầu tư cho dự án.
Thẩm định phạm vi tiêu thụ sản phẩm của dự án
Thẩm định phạm vi tiêu thụ sản phẩm của dự án là thẩm định dự án sẽ được tiêu thụ ở đâu, thị trường nội địa hay thị trường nước ngoài hay cả hai thị trường đó.
Nếu sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước nhằm đảm bảo sự cân đối cung cầu hoặc thay thế hàng nhập khẩu mà trong nước chưa đáp ứng thì xem xét, đánh giá về:
- Quy mô và triển vọng phát triển của nhu cầu hiện tại và tương lai? Nhu cầu có bị thay đổi theo mùa vụ hay không? Có sản phẩm khác thay thế sản phẩm trong hiện tại và tương lai hay không?
- Ai là khách hàng chủ yếu của sản phẩm
- Nhu cầu đã được thỏa mãn hay chưa? Cách thỏa mãn?
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường? Sử dụng công cụ cạnh tranh nào là chủ yếu? - Dự kiến họat động của dự án, giải pháp đối phó với sự thay đổi về thị trường và đối tượng tiêu thụ?
- Kế hoạch với trường hợp hàng giả hay hàng nhập khẩu bất thường ngoài dự kiến Đối với thị trường nước ngoài thì xem xét về:
- Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường nước nào, với những điều kiện nào? Có khả năng phát triển ở thị trường đó hay không?
- Quy mô dự kiến xuất khẩu? Khả năng phát triển quy mô sản phẩm ở thị trường đó?
- Khu vực thị trường xuất khẩu có ổn định không? Quan hệ kinh tế và chính trị đối với nước ta như thế nào?
- Mức độ cạnh tranh bình thường hay gay gắt? - Mức độ bền vững của sản phẩm?
- Sản phẩm xuất khẩu có phải thay đổi về tính năng kỹ thuật, điều kiện hoạt động, bao bì để phù hợp điều kiện sử dụng chúng ở ngoài hay không? Chi phí cho việc sửa đổi?
Để đánh giá chính xác nhu cầu của từng vùng, khi thẩm định phạm vi tiêu thụ sản phẩm của dự án, cần chú ý đến các đặc điểm: dân số, thu nhập, sức mua, thị hiếu, tâm lý tiêu dung, tập quán tiêu thụ, văn hóa tiêu dùng…
Thẩm định nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của dự án
Đánh giá tổng quan về sản phẩm của dự án
- Sản phẩm của dự án hiện có hay được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm hay sản phẩm mới hoàn toàn
- Chu kì sống của sản phẩm, tức là xác định sản phẩm được sản xuất hiện đang nằm trong giai đọan nào của chu kỳ đời sống của nó. Nếu sản phẩm đang nằm trong giai đọan lụi tàn thì rõ ràng việc sản xuất sẽ không còn có lợi nữa.
Thẩm định nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai
Khi thẩm định nhu cầu hiện tại và tương lai cần chú ý thẩm định:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trong thời gian qua - Tính thay đổi theo mùa vụ của nhu cầu
Trên cơ sở nhu cầu thị trường hiện tại, mức gia tăng trong quá khứ và khả năng sản phẩm của dự án bị thay thế bởi các sản phẩm cùng loai khác, dự đoán nhu cầu tương lai của sản phẩm dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường. Ngoài ra, có thể dựa vào các căn cứ xác đáng như: đơn đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ… để dự báo nhu cầu. Đồng thời cũng cần tính đến những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu như giá cả, tâm lý tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách lương bổng, trợ cấp…
Thẩm định khả năng cung cấp hiện có và xu hướng của các nguồn cung cấp trong tương lai
Xác định năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án. So sánh tương quan giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa.
Số lượng các sản phẩm thay thế.
Số lượng các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trên thị trường hiện nay.
Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm đầu ra của dự án:
- Số lượng các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trên thị trường tương lai và khả năng phát triển của các nhà cung cấp này.
- Sản lượng dự kiến nhập khẩu trong thời gian tới.
Thẩm định tình hình cạnh tranh của thị trường
Thẩm định các đối thủ cạnh tranh
Đây là vấn đề quan trọng bởi nó cho phép ước tính được tương lai hoạt đông của các dự án đầu tư trong các điều kiện cạnh tranh khác nhau. Đồng thời phân tích các đối thủ cạnh tranh còn giúp cho người thẩm định biết được điểm mạnh, điểm yếu của dự án trước các đối thủ này cũng như lợi thế cạnh tranh của họ.
Thẩm định các đối thủ cạnh tranh được thưc hiện bằng cách:
- Xem xét những nhà sản xuất sản phẩm cùng loại trong nước về thời gian họat động, sở trường, uy tín, mức sản xuất hàng năm, chính sách tiếp thị, sự thay đổi gần đây nhất về hoạt động của họ. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của những nhà sản xuất này.
- Ước tính khối lượng nhập khẩu hàng năm cua những nhà nhập khẩu sản phẩm cùng loại. Xem xét thuận lợi và trở ngại trong hoạt động của họ về chất lượng sản phẩm, hàng rào thuế quan và các chính sách bảo hộ mậu dịch khác.
- Nghiên cứu các nhà sản xuất những sản phẩm thay thế cạnh tranh với sản phẩm dự án đang hướng vào đầu tư.
Thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án
Sau khi thẩm định mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai, các nhà thẩm định cần thẩm định chỗ đứng của sản phẩm trên môi trường cạnh tranh đó:
- So sánh giá bán dự kiến của sản phẩm dự án với giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường để biết đươc khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án về phương diện giá cả.
- Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dự án trước các sản phẩm nhập khẩu cùng loại về thuế quan, chi phí chuyên chở, bảo hiểm, các hàng rào bảo hộ mậu dịch khác…
- So sánh những đặc điểm nổi bật về hình thức và chất lượng, đặc tính ưu việt, tiện nghi sử dụng… của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại khác.
- Cũng cần xem xét đến sở trường của chủ đầu tư. Mỗi doanh nghiệp thường có một sở trường riêng. Sở trường này đôi khi đã trở thành truyền thống nhiều năm hoặc từ đời này sang đời khác. Khi lựa chọn sản phẩm nên quan tâm đến điều này để có thể phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Nhờ có sở trường truyền thống nên doanh nghiệp có thể tạo được các đặc trưng độc đáo cho sản phẩm của mình. Điều đó rất có lợi trong cạnh tranh.
Thẩm định chiến lược tiếp thị của dự án
Việc thẩm định chiến lược tiếp thị của dự án là cực kì quan trọng bởi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì có thể nói chính sách tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp quyết định sựthành công hay thất bại của việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Cần xem xét đánh giá trên các mặt:
- Các đối tượng khách hàng tiềm năng
- Phương thức phân phối, hệ thống phân phối sản phẩm của dự án - Đối chiếu với hệ thống hiện có và đặc điểm của thị trường
- Xem xét kĩ mạng lưới phân phối trong trường hợp sản phẩm hàng tiêu dùng - Đánh giá các biện pháp tăng cường khả năng tiêu thụ của sản phẩm của dự án: quảng cáo, khuyến mãi, giao hàng tận nơi, bảo hành sản phẩm, cung cấp phụ tùng thay thế.
Thẩm định khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án và chiến lược tiếp thị, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án theo các chỉ tiêu:
- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm
- Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm - Mức biến động giá bán hàng năm
Thẩm định thị trường đầu vào của dự án
Thị trường đầu vào của dự án đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại, phát triển bền vững và sức cạnh tranh của sản phẩm dự án. Vì vậy cần thiết phải đánh giá khả năng đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào cho dự án nhằm biết được sự chủ động của dự án đối với nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào và những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động được nguồn nguyên liệu này:
- Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Số lượng các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào; mối quan hệ giữa các nhà cung ứng này với chủ dự án; khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của các nhà cung ứng.
- Ảnh hưởng của chính sách nhập khẩu, sự thay đổi của tỷ giá… đối với tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.
- Khả năng phát triển nguồn nguyên liệu thay thế.