Biểu tượng dưới hình thức cái biểu đạt của thương hiệu

Một phần của tài liệu THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC (Trang 53)

2.1.1. Khái niệm về biểu tượng

Biểu tượng (symbole: tiếng Pháp; symbol: tiếng Anh) là thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng. Thuật ngữ biểu tượng được bắt nguồn từ Hi Lạp, có nghĩa là kí hiệu, hiện vật, lời nói, vật tượng trưng, triện chứng hợp đồng giữa các quốc gia… Cũng có ý kiến cho rằng, biểu tượng bắt nguồn từ một động từ “symballo” có nghĩa là liên kết, so sánh, thỏa thuận…

Trải qua thời gian, biểu tượng đã trở nên phong phú, đa dạng, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Nhưng, biểu tượng không đơn thuần chỉ là sự thay thế, qua biểu tượng, chúng ta có thể đọc thấy được cả bề dày văn hóa của cả cá nhân, cộng đồng và rộng hơn là của cả dân tộc. Hay nói cách khác, đi qua thế giới biểu tượng, chúng ta có thể thấy được chốn thiêng liêng của văn hóa.

Biểu tượng biểu hiện vô cùng nhiều dạng vẻ trong cuộc sống, khi thì hữu hình, vô hình, khi thì tĩnh, động… Do đó, người ta cũng đã có nhiều cách phân chia biểu tượng nhưng để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là thương hiệu, chúng tôi phân chia các biểu tượng: (1) Danh xưng, chữ viết (2) Dạng thể, (3) Các hình ảnh, (4) Màu sắc, (5) Con số, (6) Âm thanh.

Thứ nhất, biểu tượng hiểu theo nghĩa từ nguyên, thông dụng

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ

biên, biểu tượng có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: “hình ảnh tượng trưng”. Nghĩa thứ 2 là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự

vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [34, tr.12]

Thứ hai, biểu tượng hiểu theo thuật ngữ/ chuyên dụng

Theo Từ điển biểu tượng (Dictionary of Symbols) của Liungman

thì:“Những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [34,

tr.12]

Carl Gustav Jung trong tác phẩm Man and his symbols giải thích: “biểu

tượng là một từ, một cái tên, một sự kiện, một hình ảnh nói lên ý nghĩa mà ta quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, ngoài nghĩa ước định hiển nhiên, nó còn gợi nên những nghĩa khác nhưng lại mờ mịt, xa lạ đối với nhiều người” [60, tr.67]

Luc Benoist trong Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại thu gọn: “Biểu

tượng (symbol) có nghĩa là dấu hiệu (sign) để nhận biết. Nghĩa này, lại được mở ra khi tác giả cho biết nó tương ứng với động từ symblallein (trong tiếng Hy Lạp) có nghĩa là “nối lại, kết hợp lại với nhau” [48, tr.3]

Theo Jean Chevalier và Alain Gheerbran trong Từ điển biểu tượng văn

hoá thế giới cho rằng:

Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, biểu tượng dùng để chỉ một vật được cắt thành hai mảnh. Hai người - mỗi bên giữ một phần, sau này gặp lại, ráp hai mảnh lại với nhau họ sẽ nhận ra mối dây liên hệ cũ, tình bạn xưa, chủ nhận tớ, người cho vay kẻ đi vay, cha mẹ nhận ra con cái... Về sau bằng lối loại suy, từ biểu tượng được mở rộng nghĩa hơn dùng để chỉ tấm thẻ mà người cầm chúng có thể lãnh lương, phụ cấp, hoặc chỉ mọi dấu hiệu tập hợp, tái hợp, đoàn tụ” [11, tr.XXIII]

A.A Radughin trong Văn hóa học - những bài giảng xem biểu tượng là

ký hiệu nhưng là loại ký hiệu đặc biệt: “Nó dẫn ta đi vào thế giới của các ý niệm, của tâm hồn và gắn bó mọi người theo kiểu cảm nhận thống nhất đối

với thế giới và bản thân mình [1, tr.25].

Như vậy, hiện nay có nhiều quan niệm về biểu tượng. Tuy định nghĩa về biểu tượng có những cách khác nhau nhưng vẫn có sự tương đồng nhất định:

- Khi nói đến biểu tượng là một sự sáng tạo đặc thù của con người, được dùng để hàm ý một cái khác trừu tượng, đó là thế giới ý niệm của con người. Cho nên, sự ra đời và vận hành của biểu tượng là được học hỏi và truyền đạt.

- Biểu tượng hình thành không nằm trong trật tự tự nhiên mà hình thành từ nhu cầu nhận thức thế giới của con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người luôn tìm cách lý giải và tìm hiểu về thế giới xung quanh bản thân. Có những yếu tố con người có thể nhận thức được bằng con đường tư duy lí trí thông qua các khái niệm, các phạm trù… theo tư duy logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều hiện tượng khó lý giải bởi sự trừu tượng, nên con người đã sáng tạo ra một hình ảnh, một vật nào đó thay thế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, đó chính là biểu tượng.

- Khả năng chuyển tải của biểu tượng phải phụ thuộc vào bối cảnh. Hay nói cách khác, sự hình thành biểu tượng chịu ảnh hưởng từ điều kiện sống, tâm lý, văn hóa của cộng đồng xã hội. Cho nên, thông qua thế giới biểu tượng, có thể thấy được chốn thiêng liêng của văn hóa.

- Biểu tượng được hình thành từ nhiều thành tố của cấu trúc, tạo thành một hệ thống. (Chẳng hạn như một biểu tượng ngôn ngữ được hình thành từ ngữ pháp, nghĩa từ, từ vựng…)

2.1.2. Chức năng của biểu tượng

Khi đề cập đến chức năng của biểu tượng, Jean Chevalier và Alain

Gheerbran đề cập đến một cách có hệ thống trong “Từ điển biểu tượng văn

hóa thế giới” [11]. Theo các tác giả, biểu tượng có các chức năng cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức năng thăm dò hay chính là chức năng nhận thức, chức năng thay thế hay có thể gọi là chức năng biểu hiện, chức năng trung chuyển, chức năng giáo dục và trị liệu, chức năng xã hội hóa, chức năng siêu nghiệm hay chức năng thanh lọc (catharsis) và chức năng thẩm mỹ. Các chức năng của biểu tượng có nhiều nét tương đồng của chức năng văn hóa và ở chừng mực nào đó góp phần tạo ra chức năng của văn hóa. Khi nói tới tính đa chức năng của biểu tượng ta càng thấy sự tác động đa chiều và tính chất đa dạng của biểu tượng. Carl Gustav Jung đã nói đến chức năng thẩm mỹ của các mẫu gốc và biểu tượng với vai trò là nguồn chất liệu dồi dào sản sinh ra các hình tượng nghệ thuật. Có thể nói, tầm quan trọng của biểu tượng “đã đạt đến một mức độ cao

với những tác động mang tính “quyền năng” [34, tr.131]

- Chức năng nhận thức

Biểu tượng là sản phẩm của quá trình nhận thức của con người về tự nhiên, thế giới và trong chính con người. Trong quá trình nhận thức, có những hiện tượng con người có thể nhận thức được nhưng cũng có những hiện tượng bất khả tri giác. Do đó, biểu tượng ra đời như một sự thay thế. Cho nên, người ta thường nói đến việc đi qua thế giới của biểu tượng sẽ đến được chốn thiêng liêng của văn hóa. Biểu tượng chứa đựng những ý niệm, những giá trị, truyền thống… văn hóa của một cộng đồng. Khi muốn nhận thức được những chiều sâu của văn hóa của dân tộc, của cộng đồng, chúng ta có thể lí giải hoặc “giải mã” những biểu tượng. Có khi, chỉ cần thông qua một biểu tượng nào đó, chúng ta nhận thức được rất nhiều những tri thức có ý nghĩa không chỉ trong quá khứ mà còn trong hiện tại. Những nhà nhân học quan sát những biểu

tượng gì được con người sử dụng thực sự, giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu và sự lí giải trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội [34, tr.37]

- Chức năng thay thế

Biểu tượng ra đời là xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người. Trong quá trình nhận thức thế giới, con người đã biết sử dụng biểu tượng để thay thế cho những điều “bất khả tri giác”. Tuy nhiên, điều bất khả tri giác không có nghĩa là siêu hình mà chính là những hiện tượng đó khó đong đếm bằng các thao tác tư duy khoa học. Khi đó con người đã sáng tạo ra một hình ảnh, một vật nào đó thay thế cho một vật, một hình ảnh khác theo hướng đơn giản, dễ hiểu. Biểu tượng không chỉ đơn giản là cái biểu thị, cũng không phải là sự thay thế cơ học. Bản thân biểu tượng cũng có ý niệm, có sức mạnh riêng. Cho nên, khi sử dụng biểu tượng cần phải có sự lựa chọn phù hợp để thay thế, chuyển tải cho những ý niệm, những giá trị. Từ đó, sẽ cộng hưởng thêm, làm rõ hơn những gì mà biểu tượng biểu đạt.

- Chức năng giáo dục

Nhận thức của con người về tự nhiên, thế giới và trong chính con người là cả một quá trình và trong đó có khi con người dùng đến biểu tượng. Cho nên, người ta thường nói đến việc đi qua thế giới của biểu tượng sẽ đến được chốn thiêng liêng của văn hóa. Biểu tượng không đơn thuần là một sự thay thế cơ học mà các biểu tượng chính là sự biểu đạt cho những ý niệm trong cuộc sống, trong đó có những giá trị, chuẩn mực, khát vọng… Nhận thức biểu tượng là nhận thức cả “chốn thiêng liêng của văn hóa” hay nói cách khác là

“giải mã các thành tố văn hóa trong đời sống con người” [34, tr.41]. Do đó,

những ý niệm ẩn chứa trong biểu tượng có sức lan tỏa trong mỗi cá nhân và trong cộng đồng. Từ đó, biểu tượng tác động vào trong hành vi, tình cảm, lối

sống của xã hội, giáo dục cho con người về tri thức, lối sống, nhằm hướng tới

những giá trị Chân – Thiện – Mỹ.

- Chức năng xã hội hóa

Các nhà khoa học nghiên cứu về biểu tượng thường quan tâm đến việc con người sử dụng những biểu tượng gì, họ nói gì về biểu tượng ấy, mang ý nghĩa gì và đặt trong tình huống nào. Những lí giải đó như phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội, trong quá khứ và cả hiện tại. Việc sáng tạo biểu tượng đầu tiên là của một cộng đồng người và mỗi một biểu tượng đều chứa đựng những ý niệm nhất định. Khi sáng tạo các giá trị văn hóa, chủ thể văn hóa có nhu cầu đưa các giá trị lan tỏa trong cộng đồng, nhằm in đậm dấu ấn trong tâm trí của cộng đồng. Thông qua cơ chế tồn tại là trao truyền và giáo dục nhận thức, biểu tượng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Tuy nhiên, ý niệm và giá trị lại trừu tượng, khó nhận biết, khó để nối kết các thành viên lại với nhau. Việc sử dụng chung các biểu tượng chính là thể hiện sự đồng thuận, nối kết các thành viên của cộng đồng xã hội với nhau. Vì vậy, thông qua hệ thống biểu tượng chuyển tải những ý niệm, những giá trị ấy đến cộng đồng đơn giản, dễ hiểu, mang tính xã hội hóa cao.

- Chức năng thẩm mỹ

Chức năng thẩm mỹ của biểu tượng được thể hiện tập trung qua các biểu tượng trong nghệ thuật. Biểu tượng muốn gây được ấn tượng, in đậm dấu ấn trong cộng đồng, bản thân biểu tượng phải có chức năng thẩm mỹ. Thẩm mỹ ở đây không chỉ thông qua hình thức bên ngoài của biểu tượng mà bản thân biểu tượng cũng có sức mạnh tự thân của nó. Do đó, về mặt hình thức biểu tượng không chỉ đẹp, phù hợp và gây ấn tượng mà còn là sản phẩm chịu sự ảnh hưởng của những điều kiện vật chất của chủ thể sáng tạo. Chức năng thẩm mỹ của biểu tượng còn được thể hiện ở việc khám phá biểu tượng sẽ làm cho con người được thụ hưởng cái đẹp về nghệ thuật. Nghiên cứu về cái

đẹp của biểu tượng trong nghệ thuật không chỉ cảm nhận về cái đẹp bó hẹp trong đối tượng được mô tả mà còn thể hiện cả tác giả của nó. Hơn thế nữa, là bối cảnh ra đời, quá trình hình thành tác phẩm, nhân cách tác giả cùng môi trường xã hội và nền tảng tri thức mà tác giả nó trải nghiệm trước khi cho ra đời tác phẩm. Bên cạnh đó, nghiên cứu biểu tượng đem lại những hiểu biết về nguồn tri thức vô tận của loài người, để từ đó có cách ứng xử tốt đẹp hơn. Không dừng lại ở đó, biểu tượng sẽ lại là nguồn cảm hứng để sáng tạo ra những biểu tượng thẩm mỹ mới [34, tr.190].

2.1.3. Phân loại biểu tượng

- Như các mục trên đã trình bày, thuật ngữ biểu tượng được nhiều lý thuyết khoa học sử dụng hay nói cách khác biểu tượng là một đối tượng chung của nhiều khoa học khác nhau. Tùy theo lý thuyết của mình mà mỗi học giả lại có cách phân loại khác nhau, với nhưng tiêu chí không thống nhất. Các nhà nghiên cứu ở những chuyên ngành khác nhau đã đề xuất những cách phân loại rất khác nhau về biểu tượng:

a. Có thể phân chia biểu tượng theo đặc tính lịch sử của biểu tượng

Biểu tượng là sản phẩm của quá trình tư duy, nhận thức về thế giới. Qua những thời kỳ phát triển lịch sử của loài người, biểu tượng cũng chịu sự tác động của những thời kỳ lịch sử phát triển đó [35, tr.66-71]:

+ Thời kỳ nguyên thủy: Đây là thời kỳ mà các biểu tượng mang yếu tố huyền ảo và thần bí. Bởi lẽ thời kỳ này con người chưa đủ trình độ giải thích mọi hiện tượng có trong tự nhiên, xã hội và tư duy nên họ đã gắn những cái có thật một hình ảnh hão huyền

+ Thời kỳ nông nghiệp: Lúc này loài người đã biết kiến tạo được sự sống của mình khi nền văn minh nông nghiệp ra đời, chấm dứt một giai đoạn của thời kỳ mông muội. Nhận thức về thần linh đã nhường chỗ cho nhận thức về vai trò con người trong đời sống, chẳng hạn như những lý giải về mối quan

hệ con người với tự nhiên, với xã hội như thanh gươm, vương trượng, vòng nguyệt quế, cờ hiệu… Do đó, các biểu tượng của giai đoạn này vừa mang yếu tố ảo, vừa mang yếu tố thực

+ Thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp. Đây là thời kỳ của khoa học và chiến tranh. Lúc này vai trò cá nhân của con người được coi trọng và có sự đấu tranh giữa cái đúng và sai, giữa cái biết và chưa biết. Các biểu tượng trong thời kỳ này đại bộ phận đã gắn với yếu tố thực, thay dần cho yếu tố ảo và nửa ảo trước đây. Giai đoạn này các biểu tượng liên quan đến số phận con người như hòa bình (chim bồ câu), tự do (tượng nữ thần tự do), dân chủ, bác ái được xây dựng..

+ Bước sang thời kỳ hậu công nghiệp, khoa học phát triển cao, đồng thời phải đối mặt với chiến tranh hạt nhân cũng như là sự tàn phá môi trường, điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ sự tự hủy diệt. Thế nên biểu tượng thời kỳ này là đáp ứng nhu cầu hòa bình và hòa nhập trên toàn thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và thể thao. Chẳng hạn những biểu tượng trong các kỳ đại hội thể thao (ngọn đuốc) trên thế giới, điện ảnh (cành cọ vàng)

b. Biểu tượng được sắp xếp theo hệ thống khoa học nhân văn. Raymond Firth trong công trình Biểu tượng Chung và riêng đã sắp xếp biểu

tượng trong nghệ thuật; biểu tượng trong văn học, biểu tượng trong tôn giáo

để khảo cứu [34, tr.191-238]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số cách phân chia khác [60, tr. 75]

c. Theo hai mô hình tư duy: Lucien Lévy - Bruhl chia biểu tượng thành

hai loại: tư duy nguyên thủy và tư duy lý trí. .

d. Dựa trên tiêu chí về không gian: Luc Benoist chia biểu tượng thành

bảy loại: thế giới trên trời, trung tâm và trục của thế giới; những yếu tố trung gian cơ bản; những yếu tố trung gian vũ trụ; thế giới trên mặt đất: kiến trúc;

thế giới trên mặt đất: nông nghiệp và cuối cùng là thế giới dưới lòng đất: luyện kim .

e. Carl Gustav Jung dựa vào đặc điểm tâm lí và cách tư duy, chia biểu tượng thành hai loại: (1) trực quan tạo nên biểu tượng tự nhiên (nature) và (2) phi trực quan / trí tưởng tượng tạo nên biểu tượng văn hóa (culture) .

f. Jean Chevalier và Alain Gheerbran dựa vào hình thức biểu hiện, chia biểu tượng thành tám loại: (1) huyền thoại, (2) chiêm mộng, (3) phong tục, (4) cử chỉ, (5) dạng thể, (6) các hình, (7) màu sắc, (8) con số...

Như vậy, có rất nhiều cách phân chia biểu tượng và để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thương hiệu, chúng tôi lựa chọn cách phân chia biểu tượng của Jean Chevalier và Alain Gheerbran. Tuy nhiên, đối với

Một phần của tài liệu THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC (Trang 53)