Một số giải pháp phát huy tác động tích cực

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với DN VN - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - K49E - Nguyễn Tiến Hoàng - 8,8 (Trang 71)

3.3.1 Tích cực thúc đẩy sự hợp tác quốc tế

Chính phủ Việt Nam cần tích cực thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác với các doanh

nghiệp nước ngoài nhằm tìm kiếm và học hỏi các nguồn lực sẵn có.

Cơ sở đề xuất: Hiện nay Việt Nam đã kí kết Hiệp định Hàng hải thương mại với 21 quốc gia. Tuy nhiên, để có thể đưa ngành hàng hải trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, cần tích cực đẩy mạnh vai trò của hợp tác quốc tế hơn nữa. Khi vai trò của hợp tác quốc tế được thúc đẩy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận với các thị trường quốc tế và giúp cho đội tàu biển Việt Nam dễ dàng hơn trong việc khai thác các tuyến hàng hải quốc tế. Đồng thời, hợp tác quốc tế tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và các nước, các khu vực trên thế giới để đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải.

Nội dung giải pháp: Chính phủ Việt Nam cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào vận tải biển như giảm bớt các rào cản về hành chính hay tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Đặc biệt, hợp tác quốc tế cần được chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Việc đào tạo nguồn nhân lực và công nghệ kĩ thuật trong nước vẫn còn hạn chế, chính vì vậy Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích hợp tác quốc tế về đầu tư và phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ tích cực kí kết và tham gia các Hiệp định song phương và đa phương thúc đẩy và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia về vận tải biển, để các doanh nghiệp Việt Nam được tạo thuận lợi nhiều hơn.

Điều kiện triển khai: Chính phủ tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển dựa trên cơ sở bình đẳng và hợp tác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chủ động hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và kĩ năng quản lí từ các doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường hợp tác phát triển về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, v.v.

Kết quả đạt được: Tích cực hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường vận tải, hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, v.v từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tê.

3.3.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về dịch vụ vận tải biển

Cơ sở đề xuất: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh và hoàn thiện dần dần, phù hợp với các quy định quốc tế để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển kinh doanh và hoạt động. Những xung đột về các

quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cần được thống nhất để giúp cho các doanh nghiệp không bị nhầm lẫn hay bối rối trong hoạt động. Ví dụ, khoản 4 điều 29 của Luật đầu tư 2005 quy định điều kiện để “Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước” đó là các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên. Trong khi đó, khoản 3 Điều 11 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP lại quy định “Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước”. Sự không thống nhất về chủ thể trong các nội dung được quy định này gây ra những bối rối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mặt khác, như đã phân tích trong phần tác động tích cực, hệ thống pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện để phù hợp với các cam kết của Việt Nam về vận tải biển nhằm tạo ra hệ thống pháp luật hiện đại, minh bạch, rõ ràng và thống nhất, từ đó thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển.

Nội dung giải pháp: Chính phủ hoàn thiện và thống nhất những văn bản luật chuyên ngành như Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Hải quan, Luật Đầu tư, v.v và bổ sung, sửa đổi hoặc các văn bản dưới luật để đảm bảo hệ thống pháp luật chuyên ngành rõ ràng, cụ thể, khả thi và thống nhất, phù hợp với các Công ước và Hiệp định quốc tế, tạo điều kiện cho ngành vận tải biển phát triển.

Kết quả đạt được: Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý sẽ giúp tạo ra môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, là nền tảng vững chắc cho việc đầu tư và kinh doanh của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển, góp phần đạt được những mục tiêu đã được đề ra trong Quy hoạch chiến lược phát triển vận tải biển đến năm 2020.

3.3.3 Thúc đẩy áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật để tăng hiệu quả và năng suất của vận tải biển quả và năng suất của vận tải biển

Cơ sở đề xuất: Ngày nay, công nghệ tiên tiến và hiện đại được phát triển một cách nhanh chóng, giúp quá trình thông tin được truyền tải nhanh chóng hơn cũng như tăng cường cơ giới hóa trong hoạt động của doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật vào vận hành và quản lí doanh nghiệp sẽ giúp các

doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí, giúp cho quy trình vận tải biển được thông suốt.

Nội dung giải pháp: Các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật vào các khâu trong quy trình vận tải biển, vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày để tăng cường năng suất và hiệu quả quản lý doanh nghiệp như hệ thống quản lý container CMS vào quản lý việc xếp dỡ container, phần mềm TOPX, hệ thống định vị toàn cầu vi sai DGPS, v.v. Các công nghệ này giúp quá trình cung cấp dịch vụ vận tải biển của các doanh nghiệp được nhanh chóng, chính xác và đảm bảo sự thông suốt trong cả quá trình. Công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các đối tác trong và ngoài nước để cập nhật kịp thời dữ liệu của đối tượng vận tải biển cũng như giảm các chi phí không cần thiết như lưu trữ giấy tờ, công văn, v.v.

Điều kiện triển khai: Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thành công công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật vào quản lý quy trình vận tải biển như đầu tư vào nghiên cứu, phát minh các công nghệ hiện đại hoặc hỗ trợ nguồn tài chính cho các doanh nghiệp vận tải biển.

Kết quả đạt được: Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật vào vận hành và quản lí vận tải biển, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được những chi phí không cần thiết, đảm bảo quy trình vận tải biển được thông suốt, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

3.4 Một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực 3.4.1 Phát triển mô hình cluster ngành vận tải biển 3.4.1 Phát triển mô hình cluster ngành vận tải biển

Cơ sở đề xuất: Mô hình cluster (cụm) ngành được Michael E. Porter xây dựng và phát triển. Theo định nghĩa của Porter, “Mô hình cụm ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ thể, quy tụ trong một khu vực địa lý, được kết nối với bởi những sự tương đồng và tương hỗ. Phạm vi địa lý của một cụm ngành có thể là một thành phố hay tiểu bang đơn nhất, hoặc là cả một quốc gia hay mạng lưới các nước láng giềng”.

Sơ đồ 3.1: Mô hình cụm ngành vận tải biển

Mô hình cụm ngành có thể bao gồm: các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay dịch vụ, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà phân phối, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ có liên quan, các thể chế xã hội như trường đại học hay các trung tâm đào tạo nghề, các cơ quan tiêu chuẩn và hiệp hội thương mại ngành, các cơ quan nhà nước có liên quan.

Phát triển mô hình cụm ngành giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau tạo ra chuỗi giá trị lớn hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng năng suất, cải tiến quy trình sản xuất sản

DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN CẢNG BIỂN KĨ THUẬT HÀNG HẢI VẬN CHUYỂN BẰNG TÀU BIỂN Hàng hóa/Hành khách/ Kho Cảng/ Dv cung ứng tàu biển Vận tải nội địa

Giao nhận vận tải Lƣu kho, lƣu bãi

Cung ứng nhiên liệu Nhà xuất khẩu

Dv Bảo hiểm/dv Pháp lý /dv Tài chính/ Giáo dục và Đào tạo/ Nghiên cứu và phát triển R&D/ CNTT/ Dv Logistic và hỗ trợ VTB/

Cơ quan chính quyền

Đội tàu biển/ quản lí tàu biển Môi giới/Đại lý Chủ tàu Ngƣời gởi hàng Dịch vụ logistic Dv cung ứng trang thiết bị Đóng tàu và sửa chữa Nguồn nhân lực

xuất để hoạt động hiệu quả hơn. Khi cụm ngành phát triển dẫn đến các doanh nghiệp của các lĩnh vực liên quan phát triển, gia tăng cơ hội các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong cụm ngành tiếp cận với nguồn vốn đầu tư và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mặt khác, mô hình cụm ngành tạo ra sự tương tác và trao đổi thông tin, tạo ra môi trường mang tính xây dựng giữa các doanh nghiệp, chính phủ và các thể chế xã hội khác. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình cụm ngành vận tải biển Việt Nam nói chung và cụm ngành của từng địa phương và khu vực là vô cùng cần thiết.

Sơ đồ 3.2: Các chủ thể trong mô hình cụm ngành vận tải biển

Nội dung giải pháp: Ngành vận tải biển Việt Nam hiện nay phát triển thiếu sự liên kết và đồng bộ giữa các doanh nghiệp trong ngành và ngành liên quan, giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Phát triển mô hình cụm ngành vận tải biển tạo ra mối quan hệ tương tác hai chiều cho các chủ thể tham gia vào mô hình. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực như các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp vận tải biển. Doanh nghiệp vận tải biển được

VẬN TẢI BIỂN Đội tàu biển

Tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu container, v.v

Cảng biển

Cầu cảng, bến cảng, kho bãi, kho ngoại quan, v.v

Dịch vụ VTB khác

Dv logistic, dịch vụ sửa chữa tàu, v.v

Chủ hàng

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistic, v.v

Nội địa

Quốc tế

Đông Nam Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, v.v

Nhà cung cấp

Chủ tàu, đại lý hãng Tàu, môi giới

Các công ty khai thác cảng biển, công ty logistic

Các công ty cung ứng trang thiết bị, nhiên liệu

Các ngành hỗ trợ liên quan và các thể chế chính trị - xã hội

Ngân hàng, Bảo hiểm

Trường ĐH – CĐ, TT huấn luyện nghề

Viện nghiên cứu khoa học Bộ GTVT, Cục

Hàng hải Việt Nam

Công ty cung cấp CNTT

Chính quyền địa phương

hưởng lợi từ nguồn nhân lực do các trường đào tạo ra. Ngược lại, sinh viên các trường đại học sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm tại các doanh nghiệp vận tải biển. Không chỉ có vậy, sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và trường đại học sẽ giúp năng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực ngành vận tải biển.

Điều kiện triển khai: Chính phủ và các doanh nghiệp, các thể chế xã hội cần hợp tác chặt chẽ; ưu tiên và tạo điều kiện cho các chủ thể trong mô hình cụm vận tải biển, đảm bảo cho các chủ thể này đạt được những lợi ích lâu dài.

Kết quả đạt được: Phát triển mô hình cụm ngành vận tải biển giúp các doanh nghiệp vận tải biển có những lợi ích sau: Mô hình cluster tạo ra môi trường tốt để thúc đẩy cải tiến để phát triển; là chiến lược cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp khác không nằm trong mô hình cluster; các doanh nghiệp trong mô hình tìm được nguồn cung nhân lực có trình độ chuyên môn cao, được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu khoa học; v.v. Từ đó các doanh nghiệp vận tải biển từng bước giành lại thị phần vận tải. Do đó, mô hình cụm ngành vận tải biển đã được xây dựng và áp dụng thành công như Singapore, cộng đồng EU, v.v. Theo ông Dũng, “một mô hình “cluster” cho vận tải biển là cần thiết để tập hợp các nguồn lực và đảm bảo sự phát triển đồng bộ, bền vững”.

3.4.2 Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vận tải biển

Cơ sở đề xuất: Đội tàu biển hay hệ thống cảng biển không phải là lợi thế của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam trong cạnh tranh, các doanh nghiệp này muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải có tiềm lực tài chính ổn định. Tuy nhiên, với thực trạng như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tiếp cận được nguồn vốn lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang rất cần các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước để tái cơ cấu lại doanh nghiệp và hoạt động hiệu quả. Một số chính sách hỗ trợ tài chính mà Chính phủ có thể ban hành là giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp vận tải biển, hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp, v.v.

Nội dung giải pháp: Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển được vay vốn với lãi suất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển là các công ty vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính của họ không lớn. Bên cạnh đó, tình trạng thị phần vận tải biển rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài khiến các doanh nghiệp bị lỗ vốn.

Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp vận tải biển đầu ngành cũng trong tình trạng tương tự. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài, các doanh nghiệp vận tải biển chấp nhận là vay vốn ngân hàng đầu tư vào đội tàu biển và cảng biển với mức độ rủi ro cao vì “đòn bẩy tài chính” (tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao). Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải biển kinh doanh không hiệu quả, trong khi đó nguồn vốn vay ngân hàng lớn, lợi nhuận kinh doanh không thể bù đắp cho khoản chi phí tài chính và lãi vay ngân hàng, do đó “lãi mẹ sinh lãi con”. Khi các doanh nghiệp không còn đủ khả năng trả nợ, các doanh nghiệp sẽ nộp đơn xin phá sản. Khi đó, không chỉ gây thiệt hại cho ngành vận tải biển mà còn ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng vì thanh lí tài sản thế chấp của các doanh nghiệp này (tàu, cảng biển, v.v) cũng không đủ bù lại số vốn cho vay. Do đó, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển. Chính sách hỗ trợ lãi vay không chỉ giúp các doanh nghiệp vận tải biển có thể tiếp tục hoạt động mà còn giúp các ngân hàng có thể thu hồi đủ vốn vay.

Chính phủ cũng nên giảm các khoản thuế cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển. Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải biển phải phải chịu rất nhiều loại thuế: thuế GTGT, thuế nhập khẩu tàu biển, phí trước bạ nhập khẩu tàu biển, v.v.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên có những chính sách khuyến khích sử dụng đội tàu biển trong nước vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp tăng thị phần của các doanh nghiệp vận tải biển. Cụ thể, Chính phủ triển khai thực hiện cụ thể Quyết định 149/2003/QĐ-TTg tại các cấp Bộ ngành: các doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với DN VN - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - K49E - Nguyễn Tiến Hoàng - 8,8 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)