Chiến lƣợc phát triển của ngành vận tải biểnViệt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với DN VN - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - K49E - Nguyễn Tiến Hoàng - 8,8 (Trang 61)

Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước để phát triển ngành vận tải biển. Mục tiêu phát triển của ngành vận tải biển là “Phát triển vận tải biển theo hướng hiện tại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng, tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới”, cụ thể “ngành vận tải biển đến năm 2020 là kinh tế hàng hải đứng thứ 2 và sau năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ nhất trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển” (Quyết định số 1601/QĐ-TTg).

Mục tiêu cụ thể của ngành vận tải biển là “Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27 – 30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110 – 126 triệu tấn vào năm 2015; 215 – 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9 – 10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020” (Quyết định số 1601/QĐ-TTg). Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin hàng hải vào điều hành và quản lí để tăng cường hiệu quả hoạt động và các hoạt động quản lí của Nhà nước để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam phải đạt được những mục tiêu được xác định trong từng mốc thời gian cụ thể và trong từng lĩnh vực cụ thể.

Đội tàu biển:

Chú trọng hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam. Độ tuổi trung bình của đội tàu Việt Nam đến năm 2020 là 12. Tăng cường phát triển các loại tàu chuyên dùng với trọng tải lớn, đặc biệt là nhóm tàu chở dầu, tàu container, tàu hàng rời. Mục tiêu tổng trọng tải của đội tàu biển Việt Nam đến năm 2015 đạt từ 8,5 – 9,5 triệu DWT, đến năm 2020 đạt 11,5 – 13,5 triệu DWT. Khối lượng vận tải quốc

tế do đội tàu biển Việt Nam chuyên chở chiếm 62,8% - 63,5%.

Về cơ cấu đội tàu biển, đến năm 2020, tàu chở hàng bách hóa tổng hợp đạt 3,8 – 4,5 triệu DWT, tàu chở hàng rời đạt 2,7 – 3,2 triệu DWT, tàu container đạt 1,5 – 1,8 triệu DWT; tàu dầu thô 1,8 – 2,2 triệu DWT, tàu dầu sản phẩm 1,7 – 1,8 triệu DWT.

Cải thiện thị phần vận tải nội địa của đội tàu biển Việt Nam nhằm phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước, với mục tiêu đạt trên 35% đến năm 2015 và năm 2020 đạt trên 45% tổng sản lượng hàng hoá vận chuyển nội địa. Đồng thời, bảo đảm tốt nhu cầu lưu thông hàng hoá và hành khách giữa các vùng và các khu vực ven biển và từ nội địa ra các đảo xa bờ.

Về hệ thống cảng biển:

Cơ sở hạ tầng cảng biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vận tải biển. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2190/QĐ-TTg về quy hoạch cảng biển đến 2020, đặt ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Về chiến lược phát triển chung, đầu tư quy hoạch cảng biển một cách tổng thể và thống nhất trên quy mô toàn quốc để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cảng biển để khai thác tối đa năng suất hoạt động và tiềm năng phát triển của cảng biển, tăng năng lực cạnh tranh của cảng biển Việt Nam so với các nước trên thế giới. Hình thành và phát triển những mối liên kết quan trọng với kinh tế thế giới để thúc đẩy các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển phát triển.

Để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam chú trọng đầu tư và phát triển đồng bộ hệ thống cảng biển có trọng điểm, tại những khu vực có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và là đầu mối giao lưu quan trọng trong nước đồng thời giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, tập trung phát triển những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các cảng trung chuyển quốc tế lớn và các cảng cửa ngõ quốc tế tại các khu vực thích hợp nhằm tận dụng những lợi thế về vị trí và đặc điểm tự nhiên về biển.

Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể để hiện thực hóa chiến lược phát triển cảng biển.

+ Đảm bảo khối lượng hàng hóa lưu thông qua các cảng biển để phục vụ kinh tế - xã hội của đất nước với dự kiến đạt 500 – 600 triệu tấn/năm vào năm 2015 và đạt 900 – 1100 triệu tấn/năm vào năm 2020. Cụ thể theo từng nhóm cảng biển như sau: Khối lượng hàng hóa qua cảng thuộc nhóm 1 khoảng 86 ÷ 90 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 118 ÷ 163 triệu tấn/năm vào năm 2020, đối với nhóm đạt 69 ÷ 80 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 132 ÷ 152 triệu tấn/năm vào năm 2020, nhóm 3 đạt 41 ÷ 46 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 81 ÷ 104 triệu tấn/năm vào năm 2020, nhóm 4 dự kiến đạt 63 ÷ 100 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 142 ÷ 202 triệu tấn/năm vào năm 2020, khối lượng hàng hóa qua cảng dự kiến đạt 185 ÷ 200 triệu tấn/năm vào 2015 và 265 ÷ 305 triệu tấn/năm vào năm 2020 và nhóm 6 dự kiến khoảng 54 ÷ 74 triệu tấn/năm vào năm 2015 và 132 ÷ 156 triệu tấn/năm vào năm 2020.

+ Chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển các cảng nước sâu để phục vụ các tàu có trọng tải lớn theo tiêu chuẩn quốc tế. “Đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong – Khánh Hòa để tiếp nhận được tàu container sức chở 9.000 ÷ 15.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu chở dầu 30 ÷ 40 vạn DWT; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 ÷ 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 ÷ 8.000 TEU và vùng kinh tế trọng điểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp lọc hóa dầu, luyện kim, trung tâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10 ÷ 30 vạn DWT hoặc lớn hơn)” (Quyết định số 2190/QĐ-TTg). Bên cạnh đó, tiếp tục sửa chữa, cải thiện và nâng cấp các cảng biển đầu mối, xây dựng các cảng địa phương theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy mô, chức năng và mức độ huy động nguồn vốn của từng địa phương.

+ Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng (Quyết định số 2190/QĐ-TTg).

+ Cải thiện và hiện đại hóa các trang thiết bị của cảng biển để cải thiện năng lực xếp dỡ hàng hóa cũng như chất lượng phục vụ của cảng biển, cải thiện hiệu suất khai thác cảng biển và tăng năng lực cạnh tranh của cảng biển Việt Nam.

+ Cải thiện, nâng cấp các luồng hàng hải để để đảm bảo việc ra vào thuận lợi và an toàn cho các tàu có trọng tải lớn, đồng bộ hóa với quy mô và chức năng của cảng biển.

Các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển:

Xu hướng phát triển dịch vụ logistic trọn gói và vươn ra thị trường nước ngoài, phát triển một cách đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu Thực thi cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ vận tải biển và những tác động đối với DN VN - Nguyễn Thị Quỳnh Trang - K49E - Nguyễn Tiến Hoàng - 8,8 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)