Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 77)

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình dạy học, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập của HS ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

- Ở lớp TN: Học sinh tích cực phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm sôi nổi. Trong mỗi hoạt động trên lớp, các em chủ động nghiên cứu trong SGK, nghiêm túc trao đổi với các thành viên trong nhóm hoặc với GV để giải quyết vấn đề. Khi tiến hành thảo luận, làm việc nhóm các em chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét. Nhiều HS đã thể hiện được sự nhạy bén trong tư duy và khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Học sinh cũng đã có trao đổi qua lại tích cực với GV trong quá trình hoạt động, có ý thức đào sâu và mở rộng vấn đề, chủ động phát triển thêm các nội dung kiến thức và đặt ra những câu hỏi phản hồi lý thú cho giáo viên.

70

- Ở lớp ĐC: Không khí lớp học trầm hơn, các em ít tham gia vào bài học một cách chủ động mà chăm chú vào việc lắng nghe, ghi chép những gì GV dạy.Sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh rất ít có do các em không hề đặt ra các câu hỏi hay chủ động phân tích nội dung bài học để giải quyết vấn đề. Khi GV đặt câu hỏi, cũng có một vài học sinh tham gia xây dựng bài tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào nội dung đã có sẵn trong SGK.

Hầu hết các giáo viên tham gia dự giờ cùng chúng tôi đều cho ý kiến nhận xét là chất lượng giờ học ở các lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng cả về hiệu quả lĩnh hội tri thức cũng như thái độ tích cực chủ động của học sinh.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dạy học theo định hướng TCHT giúp HS hệ thống hóa, khái quát hóa được các dấu hiệu đặc trưng ở cấp cơ thể nhằm hình thành các khái niệm sinh học cấp độ cơ thể.

Kết quả thu được sau đợt thực nghiệm, cả về mặt định lượng lẫn mặt định tính, tuy phạm vi TN chưa rộng nhưng cho phép kết luận: Dạy học theo định hướng TCHT chương IV. Sinh sản đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Sinh học. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học định hướng TCHT chương IV nói riêng và cho chương trình Sinh học 11 nói chung và rộng hơn nữa là toàn bộ chương trình Sinh học THPT.

72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Đã hệ thống hóa được hệ thống cơ sở lí luận của việc dạy học theo định hướng TCHT bao gồm các vấn đề về lịch sử nghiên cứu, các khái niệm về hệ thống, TCHT và ý nghĩa của TCHT trong dạy học Sinh học.

2. Xác định được các cơ sở thực tiễn của đề tài, trong đó tỉ lệ GV sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận hệ thống sống cấp cơ thể khá cao, chiếm 86 %. Tuy nhiên, tỉ lệ GV không nắm vững bản chất của TCHT trong dạy học các cấp TCS cấp cơ thể lại tương đối lớn. Phần lớn GV chưa nắm vững bản chất của định hướng TCHT trong dạy học Sinh học chiếm khoảng 80%.

3. Xây dựng được quy trình thiết kế giáo án dạy học theo định hướng TCHT. Quy trình gồm 5 bước theo trình tự khoa học, trong đó bước quan trọng nhất chính là xác định các dấu hiệu đặc trưng đồng thời ở TV và ĐV thể hiện rõ tính hệ thống của cấp cơ thể.

4. Thực nghiệm cho thấy kết quả học tập ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học theo định hướng TCHT chương IV nói riêng và cho chương trình Sinh học 11 nói chung và rộng hơn nữa là toàn bộ chương trình Sinh học THPT.

KHUYẾN NGHỊ

Từ các kết luận trên, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Mặc dù đã có hệ thống cơ sở lí luận của đề tài khá hoàn chỉnh, tuy nhiên việc cập nhật các thông tin về vấn đề này cần được bổ sung liên tục nhằm giúp cho hướng nghiên cứu này luôn được mới.

2. Cần mở rộng phạm vi điều tra thực trạng việc dạy học theo định hướng TCHT để tăng tính khách quan và có cái nhìn toàn diện hơn về thực

73

trạng dạy học Sinh học, đặc biệt là Sinh học 11 với các kiến thức mang tính đặc trưng phù hợp với hướng tiếp cận hệ thống tại trường THPT.

3. Xây dựng thư viện giáo án cũng như các diễn dàn để GV và các nhà giáo dục có thêm nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình dạy học cũng như đóng góp những ý kiến hữu ích cho việc xây dựng bộ SGK Sinh học mới.

4. Kết quả TN sư phạm đã khằng định hiệu quả của việc dạy học theo định hướng TCHT. Chính vì vậy, cần áp dụng rộng rãi và phổ biến phương pháp này tới các GV nhất là các GV đang dạy học Sinh học 11. Các cơ quan quản lí cần có những tập huấn về TCHT cho giáo viên dạy Sinh học các cấp khác nhau.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá (2007), Hình thái học thực vật. Nxb Giáo dục

2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), Lý luận dạy học Sinh học(Phần đại cương). Nxb Giáo dục.

3. Đinh Quang Báo, Nguyễn Thị Nghĩa (2011), Dạy học Sinh học theo hướng tiếp cận hệ thống. Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng (2007), Những vấn đề đổi mới giáo

dục THPT môn Sinh học. Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Phúc Chỉnh (2013), Lí luận dạy học sinh học. Nxb Giáo dục.

6. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

7. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương pháp

học tập tích cực trong bộ môn sinh học. Nxb Giáo dục.

8. Trương Vũ Thu Hằng (2013), Vận dụng tiếp cận hệ thống để tích hợp

giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh thái học cấp độ trên cơ thể, Sinh học 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo Dục.

9. Nguyễn Như Hiền (2009), Sinh học cơ thể. Nxb Giáo dục.

10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên

cứu môi trường và phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Mai Văn Hưng (2008), Sinh học sinh sản người. Nxb Đại học Sư phạm. 12. Mai Văn Hưng (2009), Sinh học phát triển cá thể động vật. Nxb Đại học

Sư phạm.

13. Mai Văn Hưng (Chủ biên) (2012), Sinh lý học người và động vật tập 1, 2.

Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

14. Ngô Văn Hưng, Trần Văn Kiên (2007), Bài tập Sinh học. xb Giáo dục. 15. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo

khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí giáo dục (160), tr.39 - 41.

16. Nguyễn Thế Hưng (2012), Phương pháp dạy học sinh học ở trường

75

17. Nguyễn Thị Nghĩa (2009), Vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học

Sinh học cơ thể lớp 11 THPT phân ban. Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà

Nội.

18. Nguyễn Kiều Oanh (2011), Vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống và

quan điểm sinh thái, tiến hóa trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và nawmg lượng, Sinh học 11 THPT. Luận văn thạc sỹ, Đại học Giáo dục.

19. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội.

20. Philip,W.D. - Chilton, I.I. (1999), Sinh học, tập I + II. Nxb Giáo dục. 21. Nguyễn Đức Thành (2005), Bài giảng về chuyên đề tổ chức các hoạt

động dạy học Sinh học ở trường phổ thông.

22. Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái học

lớp 11 phổ thông trung học. Luận án tiến sĩ

23. Dương Tiến Sỹ (2006),Quán triệt tư tưởng cấu trúc - hệ thống và tư

tưởng tiến hoá sinh giới trong dạy học sinh học ở trường phổ thông.

24. Vũ Văn Vụ (Chủ biên) (2009), Sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục Việt

Nam.

25. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (đồng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (đồng chủ biên), Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn

76 PHỤ LỤC Phiếu điều tra

Câu 1: Theo thầy (cô) việc quán triệt TCHT trong dạy học STH cấp trên cơ thể trong chương trình sinh học THPT:

A. Rất cần thiết B. Cần thiết

C. Không cần thiết

Câu 2: Theo thầy (cô) hiểu, TCHT là:

A. Đặt mọi sự vật, hiện tượng trong hệ thống ở trạng thái không ngừng vận động nhưng theo quy luật vốn có của nó.

B. Đưa sự vật, hiện tượng vào hệ thống để nghiên cứu.

C. Xem xét các sự vật, hiện tượng trong một hệ thống không đổi. D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có tính toàn vẹn và thống nhất.

Câu 3: Các thầy cô có hay vận dụng TCHT trong soạn bài giảng không? A. Không vận dụng

B. Có vận dụng nhưng không thường xuyên C. Thường xuyên vận dụng

Câu4: Khi vận dụng TCHT để soạn bài giảng, thầy (cô) có gặp khó khăn không?

A. Thường xuyên B. Ít khi C. Không bao giờ

Câu 5: Theo thầy cô, một trong những hướng tiếp cận xây dựng SGK hiện nay là:

A. Chia theo các phân môn trong sinh học bao gồm: tế bào học, vi sinh vật học, sinh lý thực vật, sinh lý động vật, di truyền học, tiến hóa và sinh thái.

B. Nghiên cứu thế giới sống từ cấp độ nhỏ đến cấp độ lớn: cấp phân tử, cấp tế bào, cấp cơ thể, cấp trên cơ thể.

C. Xem xét hệ thống sống như một hệ thống toàn vẹn, được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc gồm các TCS từ nhỏ đến lớn.

77

Câu 6: Theo thầy cô việc vận dụng TCHT trong dạy học Sinh học nói chung và sinh học cơ thể nói riêng có thuận lợi không?

A. Có B. Không

Theo thầy cô những thuận lợi đó là:

A. Hiểu được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. B. Xâu chuỗi được các sự vật, hiện tượng với nhau. C. HS dễ dàng hiểu bài và thuộc bài hơn.

Câu 7: Thầy cô có vận dụng TCHT vào dạy các khái niệm về các hệ thống sống cấp độ cơ thể không?

A. Có vận dụng B. Ít vận dụng C. Không vận dụng Câu 8: Theo thầy cô việc phân tích các dấu hiệu đặc trưng, bản chất của hệ thống sống để hình thành các khái niệm cảm ứng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển là:

A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết

Câu 9: Khi phân tích các đặc trưng sống để hình thành khái niệm cảm ứng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển thầy cô có gặp khó khăn không?

78

ĐỀ KIỂM TRA 15’ LẦN 1

Câu 1: Sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực

và giao tử cái.

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 2: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết. C. Quyết, hạt kín. D. Quyết, hạt trần. Câu 3: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:

A. Dễ trồng và ít công chăm sóc. B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều. C. Để tránh sâu bệnh gây hại.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính

của quả

Câu 4: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng:

A. Rễ phụ. B. Lóng. C. Thân rễ. D. Thân bò.

Câu 5: Sinh sản bào tử là:

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ

thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.

D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

79

A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường. B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể. C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn.

D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

Câu 7: Sinh sản vô tính ở động vật là:

A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết

hợp giữa tinh trùng và trứng.

D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 8: Hạn chế của sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.

B. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.

C. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng

kém trước điều kiện môi trường thay đổi.

D. Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 9: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn gian nhất?

A. Nảy chồi. B. Trinh sinh. C. Phân mảnh. D. Phân đôi.

Câu 10: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá

thể nhất từ một cá thể mẹ?

80

ĐỀ KIỂM TRA 15’ SỐ 2

Câu 1: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ

trứng đến đẻ con.

B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

Câu 2: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi:

A. Hệ thần kinh. B. Các nhân tố bên trong cơ thể.

C. Các nhân tố bên ngoài cơ thể. D. Hệ nội tiết.

Câu 3: Những yếu tố nào sau đây gây rối loạn quá trình sinh trứng và làm

giảm khả năng sinh tinh trùng?

A. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và

nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý.

B. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và thiếu ăn, suy dinh dưỡng.

C. Căng thẳn thần kinh (Stress), sợ hải, lo âu, buồn phiền kéo dài và chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể.

D. Chế độ ăn không hợp lý gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý.

Một phần của tài liệu Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)