Quy trình dạy học theo định hướng TCHT

Một phần của tài liệu Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 49)

Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Nhiệm vụ của các nhà lý luận dạy học là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tương tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng con đường logic trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học chương IV: Sinh sản nói riêng, cần phải thống nhất được 4 thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện. Bốn thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này thì quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao.

Logic của mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện là: Dựa vào quy định chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục & Đào tạo để xác định mục tiêu của một bài dạy. Mục tiêu là những tiêu chí về kiến thức mà HS phải đạt được khi thực hiện một hoạt động dạy học, có thể là cho

42

một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu cần phải tập trung vào nội dung cơ bản nào, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn nội dung bài học, mục tiêu và nội dung kiến thức là cơ sở để xác định phương pháp - phương tiện phù hợp, theo hướng phát huy cao độ tư duy tìm tòi khám phá của HS để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện trong việc thiết kế giáo án trong dạy học theo định hướng TCHT , GV phải trả lời các câu hỏi sau :

Câu hỏi 1. Cần đạt mục tiêu dạy học gì?

- HS phải đạt những gì sau khi kết thúc một bài hoặc một chương ? - Cần đặt các tình huống học tập nào để đạt được các mục tiêu đề ra?

Câu hỏi 2. Chương IV: Sinh sản gồm những nội dung nào?

- Nội dung cần được sắp xếp như thế nào để thể hiện được tính CT - HT? - Xác định các dấu hiệu có cùng bản chất sinh học?

- Các bản chất trong nội dung đó liên hệ với nhau như thế nào?

Câu hỏi 3. Giáo án được sử dụng cho những đối tượng HS nào (HS đại

trà, học sinh giỏi)

Câu hỏi 4. Cần lựa chọn phối hợp những phương pháp, phương tiện dạy

học nào để tổ chức quá trình dạy học theo định hướng TCHT?

Thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện trong quá trình dạy học theo định hướng TCHT là đặt ra và trả lời được các câu hỏi trên nhằm đạt yêu cầu của nội dung một bài học về logic khoa học và đảm bảo tính mục đích. Cụ thể, khi thiết kế giáo án, cần thực hiện theo quy trình sau

43

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thiết kế giáo án dạy học theo định hướng TCHT

Giải thích sơ đồ

Bước 1: Xác định mục tiêu và vị trí của bài dạy

Để định hướng cho việc tổ chức hoạt động dạy học, GV phải xác định rõ mục tiêu của từng bài học. Việc xác định mục tiêu phải dựa trên kết quả phân tích nội dung, phải tuân theo quy tắc viết mục tiêu bài học, chú trọng đến việc xác định sao cho phản ánh được đầu ra để thuận lợi cho quá trình đánh giá kết quả. Việc xác định mục tiêu như một trục toạ độ định hướng, đảm bảo thực

hiện đúng nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm của bài học

Cần xác định trọng tâm của bài để có thể tổ chức bài dạy hợp lý hơn, tránh tốn thời gian vào những phần ko cần thiết.

Bước 3: Phân tích các dấu hiệu đặc trưng

Xác định các dấu hiệu đặc trưng có cùng bản chất ở TV và ĐV để có thể so sánh và giúp HS hình thành các khái niệm như khái niệm sinh sản, SSVT, SSHT.

Bước 1: Xác định mục tiêu và vị trí của bài dạy

Bước 3: Phân tích các dấu hiệu đặc trưng

Bước 4: Xác định các phương pháp và biện pháp dạy hoc để tổ chức hoạt động học tập

Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm của bài học

44

Bước 4: Xác định các phương pháp và biện pháp dạy học để tổ chức hoạt động học tập cho HS.

Đây là khâu quan trọng giúp hiện thực hoá mục tiêu bài học.

Bước 5: Đưa các yếu tố trên vào soạn giáo án

Từ các yếu tố đã xác định ở trên, GV soạn giáo án tập trung vào các dấu hiệu đặc trưng có cùng bản chất ở TV và ĐV để làm nổi bật nội dung trọng tâm.

2.3.Thiết kế một số giáo án giảng dạy nội dung chương IV định hướng TCHT

Bài 1: Sinh sản vô tính I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm SSVT

- Nêu được đặc điểm và cơ sở của SSVT

- Liệt kê được các hình thức SSVT ở ĐV và TV

- Trình bày được vai trò của SSVT đối với sinh vật và con người

- So sánh được SS sinh dưỡng tự nhiên và SS sinh dưỡng nhân tạo ở TV

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

- Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức SSVT ở ĐV và TV để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của SS cấp độ cơ thể.

3. Thái độ

- Tích cực vận dụng kiến thức về SSVT vào thực tiễn cuộc sống đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

II. Nội dung trọng tâm: - Đặc điểm của SSVT III. Phương pháp - Vấn đáp – tìm tòi. - Phân tích – tổng hợp

45 IV. Tiến trình bài dạy

* Đặt vấn đề:

Hãy tưởng tượng một ngày loài người không sinh con, đẻ cái nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra không? Đúng vậy, loài người sẽ biến mất trên trái đất. Không riêng loài người mà bất cứ sinh vật nào nếu ko có sự sinh sản thì đều sẽ bị tuyệt chủng.

Như vậy ta thấy việc sinh con, đẻ cái hay theo sinh học đó là sinh sản thì có vai trò rất quan trọng. Chính vì thế mà chúng ta cần hiểu biết về sinh sản.

Thực vật cũng như động vật đều duy trì nòi giống của mình thông qua quá trình sinh sản. Sinh sản ở TV và ĐV có đặc điểm gì và cơ chế của chúng là gì? Nội dung của bài học này sẽ giúp trả lời câu hỏi đó.

- Chia lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận

Hoạt động 1: SSVT ở TV

Hoạt động của GV và HS Nội dung

-GV: Sử dụng tranh minh họa về các hình thức SSVT ở TV và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

I. SSVT ở TV

1. Các hình thức SSVT ở TV

46 - GV: Yêu cầu HS quan sát và nhận xét đặc điểm của SSVT ở TV

- GV tổng kết lại những điểm giống và khác nhau của 2 hình thức SSVT ở TV

- GV: Liệt kê và giới thiệu về các phương pháp nhân giống vô tính. Yêu cầu học sinh về tự nghiên cứu về các phương pháp và chuẩn bị cho bài thực hành.

2. Phương pháp nhân giống vô tính ở TV

* So ánh SS sinh dưỡng tự nhiên và SS sinh dưỡng nhân tạo ở TV

- Giống nhau: Tạo ra cá thể mới giống nhau và giống cá thể ban đầu.

- Khác nhau SS sinh dưỡng tự nhiên SS sinh dưỡng nhân tạo - Diến ra ở TV bậc thấp - Là hình thức SS tự nhiên của TV - Diến ra ở TV bậc cao - Con người sử dụng SS sinh dưỡng vào kỹ thuật nông nghiệp - Các phương pháp nhân giống vô tính: ghép, chiết, giâm, nuôi cấy tế bào và mô.

47

Hoạt động 2: SSVT ở ĐV

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV: Sử dụng tranh ảnh minh họa cho các hình thức SSVT ở ĐV và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2

- HS quan sát và nhận xét

- Yêu cầu HS thảo luận và nhận xét đặc điểm của các hình thức này và hoàn thành phiếu học tập số 2

- GV: Giới thiệu về nhân bản vô tính ở ĐV

II. SSVT ở ĐV

1. Các hình thức SSVT ở ĐV

2. Ứng dụng Hoạt động 3: Khái niệm SSVT

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. Mỗi nhóm hoàn thành một phiếu học tập khác nhau

- GV yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu học tập số 3 theo nhóm

- HS chia thành các nhóm và thực hiện nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Đặc điểm chung của SSVT ở TV và ĐV là gì?

- HS trả lời câu hỏi đại diện cho nhóm

- GV: nhận xét và rút ra khái niệm SSVT

III. Khái niệm sinh sản

- Đặc điểm của SSVT là: chỉ có một cá thể tham gia, cơ cấu di truyền không thay đổi qua các thế hệ cà cơ sở là quá trình nguyên phân.

1. Khái niệm: SSVT là kiểu sinh sản

mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình mà không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

48 - HS đọc SGK trang 173 và chọn ra các ý là ưu điểm và nhược điểm

2. Ưu điểm và nhược điểm của SSVT

a) Ưu điểm

- Cá thể độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu nên có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động nên quần thể phát triển nhanh.

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống mẹ về các đặc điểm di truyền nên khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt

- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn

b) Nhược điểm

- Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống mẹ vè các đặc điểm di truyền nên khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cs thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt

V. Củng cố

49 Phiếu học tập số 1

Nội dung SS bằng bào tử SS sinh dưỡng

Loài đại diện Rêu, dương xỉ Khoai tây, khoai lang, cây sống đời, …

Nguồn gốc cây con

Phát triển từ bào tử Phát triển từu một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ: rễ, thân, lá

Số lượng cá thể được tại ra

Nhiều Ít

Biểu hiện của quá trình

Thể bào tử Túi bào tử Bào tử Cá thể mới

Có sự xen kẽ thế hệ

Một phần của cơ quan sinh dưỡng nảy chồi cá thể mới Không có sự xen kẽ thế hệ

50 Phiếu số 2

Đặc điểm Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh

Giống nhau

Từ một cá thể ban đầu sinh ra 1 hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể hoàn toàn giống cá thể gốc

Cơ sở tế bào học là quá trình nguyên phân

Khác nhau Hình thành eo thắt, phân chia đều tế bào chất và nhân Chồi phát triển trên cá thể ban đầu. khi chồi đủ lớn tách ra thành cá thể độc lập. Cơ thể gốc phân thành nhiều mảnh nhỏ. Mỗi mảnh phát triển thành một cơ hể mới. Các thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh Các loài đại diện Trùng biến hình, trùng roi, trùng đế giày,… Bọt biển, thủy tức,…

Giun dẹt Ong, kiến, mối Phiếu học tập số 3 Tiêu chí SSVT ở TV SSVT ở ĐV Số lượng cá thể tham gia Một Một Đặc điểm của cá thể mới Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể ban đầu Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể ban đầu

51

Bài 2: Cơ chế điều hòa sinh sản I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Liệt kê được các yếu tố điều hòa SS ở TV và ĐV

- Trình bày được cơ chế điều hòa sinh tinh trùng và trứng ở ĐV - Trình bày được ảnh hưởng của quang chu kì tới sự ra hoa ở TV

- Giải thích được tại sao phụ nữ uống viên thuốc tránh thai hàng ngày lại có thể tránh thai được.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thúc để phát hiện yếu tố quan trọng nhất trong điều hòa SS là hoocmon.

3. Thái độ

- Tích cực ứng dụng kiến thức về điều hòa SSS vào thực tiễn như giải thích tác dụng của thuốc tránh thai, các biện pháp tránh thai có thể được sử dụng

- Ứng dụng trong sức khỏe SS vị thành niên. II. Kiến thức trọng tâm

- Ảnh hưởng của hoocmon đến SS. III. Phương pháp

- Vấn đáp - tìm tòi - Thuyết rình

IV. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Cơ chế điều hòa SS ở TV

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- GV yêu cầu HS nhắc lại về quang chu kì, hoocmon florigen

- HS trả lời

*. Hiện tượng xuân hóa

I. Cơ chế điều hòa SS ở TV

1. Yếu tố bên trong: yếu tố di

truyền, phitocrom, florigen

52 - Một số cây có hiện tượng xuân hóa này chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh hoặc được xử lý bởi nhiệt độ dương thấp

- Ví dụ: cây lúa mì, bắp cải

Nhận xét: Nhiệt độ ảnh hưởng đến SS

*. Quang chu kì

- Quang chu kì là sự ra hoa ở TV phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm

- Cây ngày dài: cây chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất là 14 giờ

- Cây ngày ngắn: cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn

- Cây trung tính: cây đến một độ tuổi xác định thì sẽ ra hoa mà không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hóa hay quang chu kỳ.

Nhận xét: Ức chế quá trình ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài bằng cách thay đổi độ dài của ngày. Như vậy quang chu kì ảnh hưởng đến SS.

Sắc tố phitocrom đống vai trò chủ yếu để TV phản ứng với quang chu kỳ.

*. Hoocmon florigen

độ thấp có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng, xúc tiến ra hoa nhanh và làm tăng năng suất cây trồng.

- Phitocrom đóng vai trò trong các phản ứng quang chu kỳ thúc đẩy cây ra hoa.

- Florigen xuất hiện khi điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa. Nên khi tạo ra điều kiện thuận lợi thì sẽ xuất hiện florigen.

53 - Trong điều kiện quang chu kì thích hợp thì lá sản sinh ra florigen.

- Hoocmon này di chuyển vào đỉnh sinh trưởng làm cho cây ra hoa.

Nhận xét: florigen có tác động làm ấy ra hoa trong điều kiện thích hợp.

- GV nhận xét và tổng hợp lại tác động của các yếu tố trên đến SS ở TV.

- GV hỏi: Tại sao cây cam không ra hoa quanh năm mà chỉ ra hoa vào một thời điểm nhất định trong năm?

- HS trả lời: Thời điểm điều kiện môi trường thuận lợi nhất thì cây sẽ ra hoa.

Nhận xét: các yếu tố của môi trường có tác động đến quá trình ra hoa của TV.

- GV hỏi: Phương pháp nhân giống vô tính ở TV chỉ thực hiện được khi nào?

- HS trả lời: Giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô,… chỉ thực hiện được khi điều kiện môi trường thuận lợi cho

Một phần của tài liệu Dạy học theo hướng tiếp cận hệ thống chương IV sinh sản, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)