Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 29)

ngân hàng thƣơng mại

1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Môi trƣờng kinh tế: Các NHTM hoạt động chủ yếu là dựa vào việc huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế trong xã hội để tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chính vì vậy môi trƣờng kinh tế có tác động đến qui mô và chất lƣợng của hoạt động huy động vốn và cho vay. Với môi trƣờng kinh tế ổn định, lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ kích thích tăng trƣởng và đầu tƣ, tạo ra môi trƣờng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, từ đó có nhiều cơ hội đầu tƣ để phát triển sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển tín dụng. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng kinh tế không ổn định, môi trƣờng kinh doanh xấu, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, điều này ảnh hƣởng lớn đến qui mô cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng.

- Môi trƣờng pháp lý: Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có một hành lang pháp lý thích hợp, nó chính là bàn tay hữu hình của Nhà nƣớc tác động vào nền kinh tế nhằm hƣớng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hƣởng của hệ thống pháp luật nhất là luật tổ chức tín dụng. Một hệ thống pháp lý ổn định, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM hoạt động

hiệu quả, góp phần ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, thống nhất tạo nên môi trƣờng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, vì vậy nhân tố môi trƣờng pháp lý có vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện môi trƣờng pháp lý chặt chẽ, ổn định thì chất lƣợng tín dụng mới đƣợc đảm bảo và qui mô tín dụng có điều kiện mở rộng.

- Môi trƣờng chính trị - xã hội: Một quốc gia ổn định về chính trị - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn từ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, góp phần cho sự phát triển gia tăng của hoạt động huy động vốn cũng nhƣ hoạt động cho vay.

- Môi trƣờng thiên nhiên: Môi trƣờng thiên nhiên cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và qui mô tín dụng của các NHTM, một khi thiên tai xảy ra nhƣ lũ lụt, hạn hán, mƣa bão, hoả hoạn,...làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đổ bể, gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế về mọi mặt. Chính điều này dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng là khó khăn, kết quả là ngân hàng có thể không thu hồi đƣợc nợ, chất lƣợng tín dụng bị suy giảm, qui mô tín dụng bị thu hẹp.

1.2.4.2. Nhân tố từ phía khách hàng

Xuất phát từ quan hệ tín dụng thì chính khách hàng là ngƣời nhận tiền vay và là ngƣời trực tiếp sử dụng tiền vay của ngân hàng vào mục đích của mình. Do vậy qui mô và chất lƣợng tín dụng phụ thuộc vào nhân tố khách hàng.

- Năng lực tài chính: Khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, tỷ trọng vốn tự có trong phƣơng án sản xuất kinh doanh lớn, khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, tỷ lệ tài sản đảm bảo

trên tổng dƣ nợ lớn. Những dấu hiệu này cho thấy đây là khách hàng có tiềm lực, làm ăn có lãi có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.

- Năng lực quản lý: Với một doanh nghiệp có bộ máy quản lý, điều hành kinh doanh tốt, có trình độ học vấn cao, khả năng nhạy bén trong kinh doanh, có thể dự đoán đƣợc xu hƣớng của nền kinh tế, khả năng xoay xở tốt trong mọi tình huống rủi ro có thể xảy ra thì doanh nghiệp này sẽ làm ăn có hiệu quả, thu đƣợc lợi nhuận cao và họ sẽ là những khách hàng có uy tín, nhu cầu tín dụng của họ sẽ đƣợc ngân hàng đáp ứng đầy đủ. Kết quả là qui mô tín dụng đƣợc mở rộng, chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, một khi trình độ quản lý yếu kém, thiếu khả năng suy đoán, thiếu nhạy bén trong kinh doanh thì các khách hàng này kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả, khả năng trả nợ của họ là thấp từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ qui mô tín dụng.

- Đạo đức kinh doanh: Một khách hàng có đạo đức, có uy tín trong kinh doanh họ sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có thiện chí trong việc thanh toán các khoản nợ, khi đó họ sẽ tìm mọi cách để có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, tránh để xảy ra tình trạng nợ quá hạn. Ngƣợc lại một khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc khách hàng cố tình chây ì trong việc trả nợ, giả mạo giấy tờ, hồ sơ vay vốn nhằm cố ý chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì khả năng thu hồi nợ là rất khó. Do vậy công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng là vấn đề rất quan trọng đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm túc.

1.2.4.3. Nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Đối với mỗi NHTM trong từng thời kỳ khác nhau có các chính sách tín dụng khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển của từng thời kỳ.Chính sách tín dụng ảnh hƣởng trực tiếp đến các mặt hoạt

động nhƣ huy động vốn, cho vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, rủi ro tín dụng,...Chính vì vậy chính sách tín dụng là yếu tố quan trọng, là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp vời từng thời kỳ phát triển sẽ giúp ngân hàng đạt đƣợc chất lƣợng tín dụng tốt, thu hút đƣợc lƣợng khách hàng lớn từ đó mở rộng qui mô tín dụng, đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, phân tán đƣợc rủi ro, tuân thủ pháp luật và đƣờng lối chính sách của cơ quan quản lý. Nhƣ vậy, qui mô và chất lƣợng tín dụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng có đúng đắn hay không, có phù hợp hay không.

- Thông tin tín dụng: Tốc độ tăng trƣởng, mở rộng tín dụng của các NHTM đang tạo ra một nhu cầu rất lớn về thông tin tín dụng, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ro trong quá trình quyết định cho vay, quyết định đầu tƣ. Nguồn thông tin tín dụng bao gồm các thông tin về khách hàng, về thị trƣờng, công nghệ, về các tổ chức kinh tế, tín dụng quốc tế có thể thu thập đƣợc từ chính bản thân ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng khác hay từ các hãng chuyên cung cấp thông tin, từ đài báo, internet,...Việc thu thập các thông tin tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác sẽ giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá nguồn lực của khách hàng, khả năng hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và có thể dự đoán đƣợc các rủi ro có thể xảy ra từ đó có quyết định cấp tín dụng nhanh hơn, chính xác hơn và việc quản lý quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng cũng tốt hơn, góp phần mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

Ngƣợc lại, một khi các thông tin tín dụng không đƣợc thu thập một cách đầy đủ, kịp thời sẽ dẫn đến quyết định cho vay có thể sai lệch, việc đầu tƣ vốn của ngân hàng không đƣa lại hiệu quả, rủi ro có thể xảy ra. Chính vì vậy việc tăng cƣờng thông tin tín dụng nhằm phòng tránh rủi ro, nâng cao

chất lƣợng tín dụng, thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng là điều mà các NHTM cần quan tâm trong điều kiện hiện nay.

- Trình độ công nghệ của ngân hàng: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng hoạt động trong môi trƣờng pháp lý thông thoáng, không phân biệt đối xử, các sản phẩm dịch vụ gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau thì công nghệ là yếu tố hàng đầu mà các NHTM dành ƣu thế cạnh tranh, giành đƣợc niềm tin của khách hàng. Với một nền công nghệ hiện đại, các thông tin về khách hàng, dƣ nợ, huy động vốn sẽ đƣợc quản lý một cách khoa học, giảm thiểu thời gian trong việc lập các báo cáo. Mặt khác, công nghệ hiện đại còn cho phép ngân hàng thực hiện quản trị rủi ro tốt hơn, đƣa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc hoạch định đƣờng lối kinh doanh của mình, nhờ đó giảm thiểu rủi ro bằng cách nâng cao chất lƣợng kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chủ động phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn, những sai sót trong nghiệp vụ tín dụng giúp cho Ngân hàng có các biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời có giải pháp ứng phó và phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần đƣợc tiến hành công khai, minh bạch và có một cơ chế hoạt động riêng, ít chịu tác động của các bộ phận khác trong ngân hàng. Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả ngân hàng cần sắp xếp, bố trí một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh, có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc việc nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Công tác tổ chức cán bộ, chất lƣợng cán bộ ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng đƣợc sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng cũng nhƣ giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho việc đáp ứng các yêu cầu của

khách hàng đƣợc thực hiện kịp thời, không bỏ lở cơ hội kinh doanh, quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng.

Cán bộ quản lý khách hàng là ngƣời tham gia trực tiếp trong toàn bộ qui trình tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến khâu thu hồi nợ vay, vì vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Để đánh giá chất lƣợng cán bộ phải đƣợc thực hiện một cách tổng hợp trên nhiều góc độ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách và khả năng tác nghiệp, khả năng nắm bắt kịp thời các thông tin về kinh tế chính trị xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và của nền kinh tế, đặc biệt là đạo đức của cán bộ, đây thực sự là nhân tố quyết định đến chất lƣợng cũng nhƣ qui mô hoạt động tín dụng của các NHTM.

Nhƣ vậy khả năng mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của các NHTM chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, để đạt đƣợc hiệu quả trong các hoạt động tín dụng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngân hàng, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hƣởng để từ đó có biện pháp hợp lý, khai thác có hiệu quả các nhân tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mà nó đem lại.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TĨNH

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Hà Tĩnh 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là: JOINT STOCK COMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM, tên viết tắt là BIDV đƣợc thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tƣớng chính phủ. Trải qua hơn 56 năm hoạt động xây dựng và trƣởng thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau:

- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 04 năm 1957 - Ngân hàng Đầu tƣ và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 23/04/2012 BIDV là một doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt, đƣợc tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nƣớc (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 160 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, gần 680 phòng giao dịch. Trọng tâm hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tƣ phát triển các dự án thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế then chốt của đất nƣớc, đồng thời thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng, quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với tƣ cách là đơn vị thành viên thuộc BIDV, chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh đƣợc đổi tên lúc cổ phần hóa từ Ngân

hàng ĐT&PT Hà Tĩnh từ 23/04/2012 tiền thân là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Nghệ Tĩnh đƣợc thành lập 01/09/1991 với 72 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, 18% cán bộ có trình độ đại học và tƣơng đƣơng chƣa am hiểu về cơ chế thị trƣờng, chịu ảnh hƣởng nặng nề của chế độ bao cấp. Khi mới thành lập, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh thực hiện chức năng cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, cho vay những dự án dài hạn theo kế hoạch của Nhà nƣớc, đến năm 1995 chức năng này đƣợc chuyển về Sở Tài Chính khi đó Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh bắt đầu chuyển mình thâm nhập vào cơ chế thị trƣờng, thực hiện huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế dƣới nhiều hình thức khác nhau, từ đó không ngừng mở rộng mạng lƣới dịch vụ thanh toán.

Trải qua nhiều năm hoạt động, chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế của địa phƣơng nói riêng và góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc nói chung.

Trong những năm qua sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng Lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Đến nay, số lƣợng cán bộ công nhân viên đã không ngừng mở rộng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh hiện nay là 134 ngƣời trong đó tỷ lệ nam chiếm 59/134, trình độ đại học và trên đại học là 95 ngƣời, trình độ C tiếng anh chiếm 45%, có 02 đồng chí trình độ chính trị cao cấp, về tuổi đời chủ yếu là dƣới 35 tuổi chiếm 47%, từ 36-40 chiếm 27%, cán bộ vào ngành dƣới 3 năm là 20 ngƣời. Ban giám đốc có trình độ kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành tốt, kết quả kinh doanh trong nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất

sắc nhiệm vụ chuyên môn, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều tăng trƣởng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh (Trang 29)