Để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. Đồng thời xác định trách nhiệm của từng khâu, từng bƣớc trong quy trình cấp tín dụng và không ngừng nâng câo chất lƣợng tín dụng, BIDV đã ban hành quyết định số 3999/QĐ-QLTD1 ngày 14/07/2009 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/07/2009 về cấp tín dụng bán lẻ. Theo đó quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh đƣợc tóm tắt qua các bƣớc sau:
- Cán bộ QHKH là đầu mối tìm kiếm khách hàng thông qua các nguồn thông tin, các mối quan hệ và các phƣơng thức khác, đồng thời tiếp cận khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng và cơ chế cho vay của ngân hàng.
- Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng từ khách hàng.
- Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng gồm:
+ Giấy đề nghị tín dụng: Giấy đề nghị vay vốn/ bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món.
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng.
+ Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng. + Hồ sơ về dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh. + Hồ sơ đảm bảo tiền vay/ nghĩa vụ bảo lãnh. *Bƣớc 2: Đánh giá, phân tích khách hàng
Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích những nội dung sau:
+ Kiểm tra đánh giá về hồ sơ pháp lý của khách hàng. + Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.
+ Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá về phƣơng án SXKD; Dự án đầu tƣ; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa: Rủi ro khách quan; Rủi ro xuất phát từ chủ quan khách hàng; Rủi ro xuất phát từ ngân hàng; Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng; Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
* Bƣớc 3: Lập báo cáo đề xuất tín dụng
Cán bộ QHKH sau khi đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.
* Bƣớc 4: Phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng
+ Lãnh đạo phòng QHKH phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất tín dụng, ký kiểm soát và trình Phó giám đốc QHKH.
+ Đối với phòng giao dịch, trƣờng hợp cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Lãnh đạo Phòng Giao dịch, sau khi đƣợc phê duyệt chuyển lại cho cán bộ QHKH thực hiện tiếp các bƣớc 7.
+ Trƣờng hợp cấp tín dụng vƣợt thẩm quyền của Phòng Giao dịch, lãnh đạo Phòng Giao dịch ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất tín dụng và trình Phó giám đốc QHKH.
+ Báo cáo đề xuất tín dụng với đầy đủ chữ ký của cán bộ QHKH và Lãnh đạo Phòng QHKH/Phòng Giao dịch cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng trình Phó Giám đốc QHKH xem xét và phê duyệt.
+ Trƣờng hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro, báo cáo đề xuất tín dụng đƣợc Phó giám đốc QHKH phê duyệt chuyển lại cho cán bộ QHKH để thực hiện tiếp bƣớc 6.
+ Trƣờng hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro, báo cáo đề xuất tín dụng cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng đƣợc chuyển sang Phòng Quản lý rui ro.
* Bƣớc 5: Thẩm định rủi ro
+ Sau khi tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng đã đƣợc Phó giám đốc QHKH phê duyệt, cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo Phòng Quản lỷ rủi ro.
+ Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình Lãnh đạo chi nhánh.
* Bƣớc 6: Phê duyệt cấp tín dụng
+ Toàn bộ hồ sơ tín dụng cùng báo cáo đề xuất tín dụng, báo cáo thẩm định rủi ro, quyết định cấp tín dụng đƣợc trình Lãnh đạo chi nhánh phê duyệt cấp tín dụng.
+ Sau khi phê duyệt hồ sơ liên quan đƣợc chuyển lại cho cán bộ QHKH. * Bƣớc 7: Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh
+ Sau khi đƣợc phê duyệt, cán bộ QHKH lập đề xuất giải ngân/đề xuất bảo lãnh, trả chứng từ giải ngân cho khách hàng (01 bộ gốc) và chuyển toàn bộ hồ sơ sang bộ phận Quản trị tín dụng.
+ Bộ phận Quản trị tín dụng tiến hành nhập các thông tin vào chƣơng trình SIBS.
+ Bộ phận Quản trị tín dụng chuyển cho bộ phận dịch vụ khách hàng các chứng từ giải ngân gồm: Bẳng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể; Các chứng từ rút tiền vay của khách hàng: Uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt.
* Bƣớc 8: Giám sát và kiểm soát khoản vay
Bộ phận QHKH có trách nhiệm quản lý kiểm tra các khoản vay/bảo lãnh đã đƣợc giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của khách hàng đối với
ngân hàng đã phát sinh để có biện pháp đôn đốc nhắc nhở và thông báo cho khách hàng thực hiện các nghĩa vụ:
+ Thực hiện kiểm tra, rà soát mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện cam kết, kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo đúng quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay.
+ Thực hiện phân loại nợ đúng quy định.
+ Đầu mối đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo đúng quy định.
+ Thƣờng xuyên nắm bắt thông tin phân tích sự biến động về hoạt động SXKD, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện rủi ro.
* Bƣớc 9: Thu nợ, lãi, phí
+ Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí. + Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.
* Bƣớc 10: Thanh lý hợp đồng, giải toả bảo lãnh
+ Thanh lý hợp đồng cho vay: Sau khi khách hàng thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí bộ phận QHKH phối hợp với Quản trị tín dụng và Dịch vụ khách hàng thực hiện đối chiếu kiểm tra lại khoản vay của khách hàng; Giải chấp các hợp đồng bảo đảm; Thanh lý hợp đồng (nếu có)
+ Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh.
2.3. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh
2.3.1. Tình hình cho vay, thu nợ
Doanh số cho vay, thu nợ là chỉ tiêu cơ bản thƣờng đƣợc xem xét đầu tiên khi đánh giá chất lƣợng tín dụng của một NHTM đối với một khách hàng
nhất định. Hai chỉ tiêu này mặc dù không trực tiếp phản ánh chất lƣợng tín dụng nhƣng là cơ sở để xác định các chỉ tiêu khác trong quá trình đánh giá chất lƣợng tín dụng.
Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một kỳ (thƣờng là một năm), đây là chỉ tiêu phản ánh qui mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng thu đƣợc từ khách hàng qua hoạt động tín dụng trong một kỳ (thƣờng là một năm), chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng đạt kết quả cao trong việc thu nợ đồng thời thể hiện chất lƣợng tín dụng tốt.
Bảng 2.1: Chi tiết doanh số cho vay, thu nợ tại NH TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2012/2011 2013/2012 ST TL (%) ST TL (%) 1.Doanh số cho vay 3,372,484 3,460,158 3,599,878 87,674 1,03 139,720 1.04 - Cho vay ngắn hạn 2,697,987 2,768,126 2,870,685 70,139 1,03 102,559 1.04 - Cho vay trung hạn 134,899 138,406 150,698 3,507 1,03 12,292 1,09
-Cho vay dài
hạn 539,598 553,626 578,495 14,028 1,03 24,869 1,04 2. Doanh số thu nợ 3,152,184 3,273,211 3,402,209 121,027 1,04 128,998 1,04 - Thu nợ ngắn hạn 2,584,791 2,682,714 2,752,682 97,923 1,03 69,968 1,26 - Thu nợ trung hạn 126,087 118,099 138,650 -7,988 0,93 20,551 1,17 - Thu nợ dài hạn 441,306 472,398 510,877 31,092 1,07 38,479 1,08 Tổng dƣ nợ 1,285,637 1,472,584 1,670,253
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2013 của BIDV Hà Tĩnh)
Qua bảng 2.1 cho thấy doanh số cho vay và thu nợ tăng dần lên qua các năm, cụ thể doanh số cho vay năm 2013 là 3,599,878 triệu đồng tăng 4.0% so với năm 2012 (tăng tƣơng ứng là 139,720 triệu đồng), trong đó chủ yếu tăng cho vay ngắn hạn. So với năm 2012, năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 102,559 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4%, doanh số cho vay trung hạn tăng
9% (tƣơng ứng 12,292 triệu đồng), doanh số cho vay dài hạn tăng 4% (tƣơng ứng 24,869 triệu đồng). Doanh số thu nợ năm 2013 đạt 3,402,209 triệu đồng tăng 128,998 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 4%, trong đó tập trung chủ yếu là tăng thu nợ về cho vay ngắn hạn và trung hạn
Qua bảng 2.1 cho thấy giai đoạn 2011-2013 doanh số cho vay và thu nợ tăng cả về số tƣơng đối lẫn tuyệt đối và đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao, có sự dịch chuyển cơ cấu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn giữa các năm, trong đó doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Việc cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn góp phần giảm thiểu rủi ro ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng do thời gian cho vay ngắn, vòng quay luân chuyển vốn nhanh. Tuy nhiên khi thị trƣờng biến động liên tục và sự cạnh tranh khốc liệt đã và đang diễn ra, khi trên địa bàn liên tục hình thành nên các NHTMCP đòi hỏi chi nhánh tìm kiếm khách hàng đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam đã nêu rõ “ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng”, và nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 theo qui định phân loại nợ của NHNN.
Căn cứ quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, BIDV đã ban hành quyết định số 9365/QĐ- QLTD4 ngày 27/11/2006 về việc ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng và quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/07/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điểm của chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ban hành kèm theo quyết định 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2006, theo đó đã nêu rõ cách phân loại nợ cụ thể theo các nhóm nợ từ 1 đến 5 theo thời gian
nợ quá hạn, theo thời gian điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, theo thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ đồng thời có xem xét đến yếu tố rủi ro của khoản vay. Nhƣ vậy với cách phân loại nợ theo các tiêu chí nhƣ trên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh hàng tháng đã tiến hành phân loại nợ đúng thực tế các khoản vay từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về chất lƣợng tín dụng.
Bảng 2.2: Tình hình nợ xấu của NH TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh
Đơn vị: Triệu đồng,%
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Tổng dƣ nợ xấu 21,359 18,803 13,362
2. Tổng dƣ nợ 1,285,637 1,472,584 1,670,253
3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.66 1.27 0.8
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013 của BIDV Hà Tĩnh)
Qua bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Hà Tĩnh năm 2011 là 21,359 triệu đồng chiếm 1.66% TDN, đến năm 2012 là 18,803 triệu đồng chiếm 1.27% TDN và đến năm 2013 là 13,362 triệu đồng chiếm 0.8% TDN.
Bảng 2.3: Tỷ lệ (%) nợ xấu trên địa bàn Hà Tĩnh
STT Tên ngân hàng Tín dung Nợ xấu 2012 2013 Tăng trƣởng Thị phần 1 NHNNo Hà Tĩnh 5,694 6,597 16% 38.4% 2.58% 2 VCB Hà Tĩnh 2,252 2,333 4% 13.6% 3.89% 3 BIDV Hà Tĩnh 1,472 1,670 13% 9.7% 0,8% 4 VietinBank Hà Tĩnh 1,437 1,725 20% 10% 0.9%
Thị phần tín dụng của Chi nhánh ở mức thấp nhất so với các NHTM nhà nƣớc trên địa bàn, cao nhất là NHNNo Hà Tĩnh và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cũng ở mức thấp nhất, cao nhất là VCB Hà Tĩnh, Điều này cho thấy nền khách hàng tín dụng tại chi nhánh tƣơng đối tốt. Trong thời gian tới chi nhánh cần có kế hoạch mở rộng mạng lƣới hoạt động để tăng thị phần đồng thời có chính sách kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, mặc dù vậy đây cũng có thể coi chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh đƣợc đảm bảo.
2.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng, đƣợc tính bằng: Tổng dƣ nợ cho vay/tổng vốn huy động *100%, chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng vốn huy động đƣợc, nhằm phản ánh khả năng của Chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong địa bàn. Hoạt động chính của chi nhánh là đi vay để cho vay, dựa trên nguồn vốn huy động đƣợc từ các thành phần kinh tế để đáp ứng các nhu cầu vốn của các chủ thể kinh tế và đây cũng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của chi nhánh, chính vì vậy tỷ lệ dƣ nợ vay trên tổng vốn huy động phù hợp thể hiện chất lƣợng lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại.
Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh
Đơn vị tính: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dƣ nợ cho vay 1,285,637 1,472,584 1,670,253 Tổng vốn huy động 1,414,636 1,787,728 2,423,623
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 91 82 69
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2013 của BIDV Hà Tĩnh)
Hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh giảm qua các năm nhƣng đều đạt trên 65%, cụ thể năm 2011 đạt 91%, năm 2012 đạt 82% đến năm 2013 đạt 69%. Sỡ dĩ có điều này là do trong các năm gần đây, tình hình kinh tế khó
khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn tới khó khăn trong tìm kiếm khách hàng cho vay, trong khi đó nguồn vốn huy động đƣợc tăng cao do có nhiều dự án đƣợc triển khai trên địa bàn chi nhánh, nguồn tiền đền bù nhiều đặc biệt tại cảng Vũng Áng huyện Kỳ Anh, huyện Đức Thọ. Mặt khác mạng lƣới hoạt động của chi nhánh mở rộng thêm 4 phòng giao dịch tại 4 huyện nên thị phần huy động vốn tăng lên. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần tìm kiếm khách hàng tốt cho vay để tăng hiệu suất sử dụng vốn.
2.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn vay
Lợi nhuận luôn là chỉ tiêu quan trọng nhất và là mục tiêu kinh doanh của các ngân hàng chung và của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh nói riêng, việc mở rộng qui mô tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng cũng không nằm ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, bất kỳ một khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn không thể coi là có chất lƣợng cao khi nó không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời, chất lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại, tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tƣơng đối trong đánh giá chất lƣợng tín dụng vì nó chịu ảnh hƣởng của lãi suất và chính sách khách hàng trong từng thời kỳ khác nhau.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn vay tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 24,586 27,324 28,586