BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
TRAN TH] BEN
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÔNG VIỆC CỦA TÂN CỬ NHÂN
NHÓM NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số chuyên ngành :60 3401 02 LUAN VAN THAC Si QUAN TRỊ KINH DOANH TRUONG DAL HOC MO TP.HCH
THU VIEN Người hướng dẫn khoa học:
ˆ PGS.TS HOÀNG THỊ PHƯƠNG THẢO
Trang 2
và giải quyết công việc”, “Kỹ năng quản lý thời gian”, “Kỹ năng làm việc đội, nhóm ”, “Kỹ năng thích nghỉ nhanh”, “Kỹ năng giao tiếp”, và 03 biến quan sát về nhân tố Thái độ làm việc: “Tôn trọng, hợp tác, quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp”, “Tác phong làm việc chuyên nghiệp”, “Có đạo đức nghề nghiệp”, “Nhiệt tình trong công việc ”
Tuy còn một số hạn chế nhất định về nội đung, kết quả nghiên cứu cũng đưa
ra các giải pháp nhằm nâng chất lượng đảo tạo của trường nhằm thỏa mãn người
sử dụng lao động tại Tp.HCM
Trang 3TOM TAT
Dé tai “Đánh giá của nhà sử dụng lao động, về mức độ đáp ứng công việc
của Tân cử nhân nhóm ngành kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Tp.HCM” được thực hiện nhằm tìm ra những năng lực của tân cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động So sánh sự khác biệt về mức độ đáp ứng công việc của tân cử nhân nhóm ngành kinh tế so với kỳ vọng của nhà sử dụng
lao động Từ đó đưa ra kiến nghị giúp nhà trường có những giải pháp nâng cao chất
lượng dao tạo nhằm thỏa mãn hơn cho người sử dụng lao động tại Tp.HCM Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng, phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0 Kết quả
là 186 phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm đữ liệu cho nghiên cứu Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và đưa vào phân tích với một số công cụ chủ yếu như: Thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phan
tích nhân tố khám phá EFA, thực hiện kiểm định Paired Samples T-Test Trong đó
đáng chú ý là thang đo có độ tin cậy cao Kết quả cho thấy có 11 biến có mức ý nghĩa quan sát 2 phía (Sig (2-tailed) > 0.05) chênh lệch không có ý nghĩa thống
kê, được giải thích đạt yêu cầu theo đánh giá của nhà sử dụng lao động gồm: “Nắm
vững kiến thức chuyên môn được đào tạo”, “Có kiến thức chuyên sâu của ít nhất một ngành trong khối ngành kinh doanh quan ly”, “Nắm vững kiến thức khi được tham gia các lớp đào tạo nhân sự của công ty”, “Nắm được các nguyên tác tổ chức, quản lý các hoạt động của công ty”, “Năng lực về ngoại ngữ”, “Năng lực
„ức
về tin học”, “Kỹ năng quản lý xung đột”, “Kỹ năng giải quyết vẫn dé”, “Tinh than trách nhiệm với công việc”, “Tư giác học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ”, “Ý thức chấp hành lợ luật lao động và nội quy nơi làm việc” 17 biến
Trang 4MỤC LỤC LOI CAM DOAN ` LỚI CẮM ƠN TOM TAT DANH MỤC CÁC TƯ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ CHƯƠNG 1 TONG QUAN NGHIEN CUU CUA DE TAI 1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Các xu hướng nghiên cứu trước có liên quan
1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn -+cceeeeerrertrrrerrre 5 1.8 Kết cấu của luận văn -crrrrrrrrrrrirrrrrrrrrrrrrrrrrrriirrrii 6 CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ THỰC TIẾN .-
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
2.2 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài -cccceecrrrkeerrrrrrke §
2.2.1 Năng lực 8
2.2.2 Nang luc nghé nghiép
2.2.3 Mối quan hệ giữa năng lực và hiệu quả công viéc
2.2.4 Người sử dụng lao động 2.2.5 Khái niệm mức độ
2.2.6 Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công viỆc - 11 2.2.7 Khái niệm làm việc đúng chuyên ngành - -. -« 11 2.2.8 Năng lực của tân cử nhân từ cái nhìn của người sử dụng lao động 12
2.3 Các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế g
2.3.2 Một số nghiên cứu trong nước -c +-cc-xst+rrrrrrrerrrrree 14
Trang 5CHƯƠNG B essecscccccccsccccsosssssssscsescscccccscccnsnsnnsesssssseceeessnsnnunssscencegcennnnnessossneseenssens 27 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . -«« - m 27
3.1 Quy trình nghiên cứu :
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng thang đo
3.2.2 Nghiên cứu định tính
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng -eereertrrrree 34
3.2.3.1 Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát 3.2.3.2 Chọn mẫu 3.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 3.3 Tóm tắt chương -: -csexerreerterrrertrrtterrttrrirrtrrrertirrrirrrrir CHƯƠNG Á 22<2222222292EEEE2EE A.4eeErtrtrrrrrrrgraaadrtrtntrrtrrrrrrrteerrrrrrrreg 4 PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU
4.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
- 4.2 Đánh giá thang đo khả năng đáp ứng của tân sinh viên
4.2.1 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha -ceeeeerrrer 43
4.2.2 Kết quả phân tích nhân tố EFA -cceeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrri 45
4.3, Phân tích yêu cầu của người sử dụng lao động và khả năng đáp ứng công việc về năng lực của tân cử nhân nhóm ngành kinh tÊ -. -<-~eseeeee 49 4.4 So sánh tìm ra sự khác biệt giữa kỳ vọng và khả năng đáp ứng công việc
của tân cử nhân nhóm ngành kinh tẾ -+:+++++tre++++eeeerrrtrtrrtrrtrtiir 53
AAA Nhân tố Kiến thức -+++rttttrtrrtrtrrrrrtrtrttrrrrtrrrrrrrrr 54
Trang 65.2.2.1 Về nâng cao chất lượng giảng viên -c cc cccce 66
5.2.2.2 Về cải cách chương trình đào tạo . -ccccccc-rcccee 5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1 Hạn chế của luận văn 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiêp theo TÀI LIỆU THAM KHẢO -ccccceererrrrrrretrerrrtrrrrrrrarsrrrrri 71 5:0009/2 00007 73 BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH TÍ
PHY LUC IL -.75
Trang 7DANH MỤC CÁC BẨNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu có liên quan -+ 18
Bảng 2.2 Các nhân tố cấu thành năng lực Bảng 3.2 Thang đo nhân tố kiến thức
Bảng 3.3 Thang đo nhân tố kỹ năng
Bảng 3.4 Thang do nbn t6 thai 46 essssccssssssseseessseececcesssnnneneseseeceeennsnnnenseeseee
Bảng 3.5 Thong tin nghién ctru dinh timb cscssssssssssccesssesssssssssssssseceeseesesesees 33 Bảng 3.6 Ký hiệu các biến quan sát
Bảng 4.2 Thu nhập trung bình
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach's Alpha
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA khả năng đáp ứng của tân cử nhân
nhóm ngành kinh tê
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang do Cronbach’s Alpha 03 yếu tố mới
Bảng 4.13 Khả năng đáp ứng của tân cử nhân so với yêu cầu của nhà sử dụng lao động về Kiến thức
Bảng 4.14 Khả năng đáp ứng của tân cử nhân so với yêu câu của nhà sử dụng lao động về Kỹ năng cá nhân — 55 Bang 4.15 Khả năng đáp ứng của tân cử nhân so với yêu cầu của nhà sử dụng
lao động về Kỹ năng quản lý . - 5s c+sertertetrrrrrrrkrrrrrrrrrrrrrerrrre 56
Bảng 4.16 Khả năng đáp ứng của tân cử nhân so với yêu cầu của nhà sử dụng
lao động về Kỹ năng làm việc nhóm . -+£©vv+£2Cvrvrerrrrvrvszrrrrrrr 58
Bảng 4.17 Khả năng đáp ứng của tân cử nhân so với yêu cầu của nhà sử dụng lao động vê Thái độ << xx ưSưhchT.ThvH Th HH0 hư gưnưnhnrkrư 59 Bang 5.1 Bang xếp hạng các khoảng cách giữa khả năng đáp ứng của tân cử
nhân và yêu câu của nhà sử dụng lao động, . - s55 s«ccccseexcrerev 63
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình năng lực cá nhân - Mô hình ASK ssssessessssvensesseeseecseneennssnecess 13
Hình 2.2 Mô hình năng lực
Hình 2.3 Khung phân tích nghiên cứu Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1 Trị trung bình đối với Yếu tố Kiến thức
Hình 4.2 Trị trung bình đối với Yếu tố Kỹ năng cá nhân -+ 51
Hình 4.3 Trị trung bình đối với Yếu tố Kỹ năng quản lý
Hình 4.4 Trị trung bình đối với yếu tố Kỹ năng làm việc nhóm
Hình 4.5 Trị trung bình đối với Yếu tố Thái độ
Trang 9
CĐ ĐH EFA KMO THPT TP.HCM TS T-test Sig SPSS DANH MỤC CÁC TU VIET TAT, THUAT NGU Cao ding Dai hoc
Explore Factor Analysis Kaiser Meyer Olkin Trung học phổ thông
Thành phó Hồ Chí Minh
Tuyển sinh -
Phép kiểm định trung bình tổng thể
Significance level- Mức ý nghĩa quan sát
Statistical Package for Sciences — Phần mềm xử lý
Trang 10CHƯƠNG 1
TONG QUAN NGHIEN CUU CUA DE TAI
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do
chon đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
1.1.Lý do chọn đề tài
Thực hiện Luật Giáo dục đại học và Nghị Quyết số 29/NQ-TW, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo đục trong năm 2016 là cơ cấu lại hệ thống trường
đại học, cao đẳng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và chất lượng đào tạo Nghị
quyết nêu rõ: “Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đâu ra Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo”
Trong nhiều năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo đã được cả xã hội
quan tâm và nó đã được thể hiện ở những hành động cụ thể:
- Về phía các cơ quan quản lý (cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo): đã không ngừng có sự quan tâm trong việc quy hoạch, triển khai, kiểm tra, cải tiến các hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Thể hiện cụ thể qua các văn bản,
quyết định về thực hiện những mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học ở Việt Nam, quy định về việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, - Về phía người học: cũng đã dần nhận thức được yêu cầu của người lao động
trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải có kỹ năng, kiến thức trình độ cao hơn, vì thế
học tập là con đường duy nhất để giúp họ có việc làm và thu nhập ôn định
~ Về phía nhà sử dụng lao động: đòi hỏi “sản phẩm đào tạo” của nhà trường phải đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động trong điều kiện hiện tại và tương lai là
sinh viên sau khi tốt nghiệp phải có kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, có kỹ
năng thực hành thành thạo về chuyên môn và có thái độ, tác phong làm việc cũng như giải quyết công việc thuộc chuyên môn đào tạo trong thực tế
Theo một số chuyên gia, việc một số trường khó khăn trong tuyển sinh là xu thế
cần thiết trong phát triển giáo dục ĐH Kết quả tuyển sinh cũng phản ánh rõ đánh
giá của xã hội đối với uy tín của từng trường; bước đầu tạo ra sự phân tầng chất
Trang 11lượng các trường ĐH, CĐ, không phân biệt công lập hay ngồi cơng lập Nếu thí sinh xác định được trường phù hợp với điểm thi của mình sẽ không còn tình trạng
thí sinh điểm cao bị trượt, thí sinh điểm thấp hơn đỗ ĐH, CÐ như những năm trước đây Như vậy, trong cuộc cạnh tranh bình đẳng, khách quan, nếu các trường không có giải pháp thật sự hữu hiệu, đáp ứng được yêu cầu xã hội thì sẽ không thể tồn tại
Trong khi đó, thực tế hiện nay đào tạo ra nhiều nhưng thất nghiệp cũng không ít do
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chất lượng đào tạo quá thấp, không
đáp ứng được nhu cầu xã hội Vì vậy, nhiều phụ huynh, thí sinh không còn tâm lý “cứ đi học rồi ra trường tính sau” nữa mà đã có tính toán xem nên học trường nào
để bảo đảm khi ra trường dễ tìm kiếm việc làm Cho nên, trường ĐH, CÐ nào không
bảo đâm chất lượng đào tạo sẽ không thu hút được thí sinh Với cách làm như một
số trường hiện nay chắc chắn sẽ không thể nâng cao chất lượng được Trong tuyển sinh năm 2015, quy chế đã “mở” hết mức khi thí sinh chỉ cn tốt nghiệp THPT cũng
có thể đỗ ĐH nhưng nhiều trường vẫn không thể tuyển sinh Như vậy, đây là xu thể
hợp lý trong phát triển giáo dục ĐH, cần “đào thải” những trường chất lượng kém
Trong nghiên cứu của Ngè-Thị Thanh Tùng (2009) về mức độ đáp ứng của sinh viên kinh tế thông qua ý kiến của người sử dụng lao động, tác giả cho rằng “rất đáng báo động đối với trường đại học khi mà kết quả đào tạo của trường khác xa
với những đòi hỏi thực tế của đoanh nghiệp”
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM là một trường đại học công lập trực thuộc quản lý của Bộ Công Thương, được thành lập vào năm 1982 Tọa lạc
tại số 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM
Hàng năm, gần thời gian trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên, Trường có tổ chức
ngày hội việc làm để quy tụ các nhà tuyển dụng lao động hỗ trợ tìm việc làm cho
sinh viên Nhưng ban lãnh đạo các khoa, cụ thể khoa Tài chính kế toán và khoa
Quản trị kinh doanh và Du lịch của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Tp.HCM chưa cùng với nhà sử dụng lao động ngồi lại với nhau dé thật sự đánh giá
chất lượng “sản phẩm đào tạo” của trường đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao
động như thế nào?
Trang 12phẩm Tp.HCM” được thực hiện nhằm hiểu biết các phản hồi từ các nhà sử dụng
lao động và đề xuất các giải pháp để giải quyết những mặt chưa tốt của việc đào tạo
sinh viên nhóm ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
z _ Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc
của tân cử nhân
» Phân tích, đánh giá thực trạng giữa kỳ vọng và khả năng đáp ứng công việc của tân cử nhân nhóm ngành kinh tế của nhà trường so với yêu cầu của nhà sử dụng lao động
= Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường dựa
trên cơ sở về khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế đáp ứng yêu cầu của tân
cử nhân nhóm ngành kinh tế của nhà trường so với yêu cầu của nhà sử dụng lao động
1.3.Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu nói trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được
đặt ra:
» Các nhân tố nào tác động đến mức độ đáp ứng công việc của tân cử nhân
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM trong quá trình làm việc?
» _ Thực trạng giữa kỳ vọng và khả năng đáp ứng công việc của tân cử nhân nhóm ngành kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM so với yêu cầu của nhà sử dụng lao động ra sao?
“ _ Giải pháp nào có thé thực hiện để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM?
1.4.Phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá của nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của tân cử nhân nhóm ngành kinh tế trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm
Tp.HCM Các tân cử nhân tốt nghiệp từ ba năm trở lại đây (tốt nghiệp năm 2013, 2014,
2015)
Trang 13Đối trợng khảo sát: Các nhà sử dụng lao động đã tuyển và có thể đánh giá được
tân cử nhân chính quy nhóm ngành kinh tế tốt nghiệp từ năm 2013.của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đang làm công việc đúng ngành đào tạo :
Thời gian nghiên cứu: từ 01/2016 đến 07/2016 1.5.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng, phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0 Dữ liệu được nhập,
mã hóa, làm sạch và đưa vào phân tích với một số công cụ chủ yếu như: Thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy của thang do ‘bang Cronbach’s Alpha, phan tích nhân tố khám phá EFA, thực hiện kiểm định Paired Samples T-Test
1.6.Các xu hướng nghiên cứu trước có liên quan
Đã có một số nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm có cùng hướng nghiên cứu đề tài này Tác giả liệt kê một số nghiên cứu liên quan như sau:
Với nghiên cứu “Đánh giá mức độ đáp ứng yêu câu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn ” của tác giả
Nguyễn Thái Hòa (2013) cho thấy rằng: trong quá trình sử dụng nhân sự ngành Công
nghệ thông tin tại các đơn vị sử dụng lao động, thì hầu như giữa cái mà nhà tuyển dụng yêu cầu về kiến thức — kỹ năng - thái độ ở người lao động luôn ở mức độ cao Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của sinh viên rất hạn chế, hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn mà nhà sử dụng lao động yêu cầu Kỹ sư tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin chỉ phần
nào đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chuyên môn mà thôi và chưa đáp ứng được yêu
cầu tối đa của doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn và còn nhiều mặt hạn chế về kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp cũng như việc chưa đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp và các kỹ năng mềm khác vẫn còn rất nhiều hạn chế so với thực tế
Với đề tài “Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000 — 2005 thông qua ý kién người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng (2009) cũng đã đánh giá được mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt
Trang 14người sử dụng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội Đồng thời, tác giả cũng phân
tích các nhân tố tác động đến mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế
Kết quả nghiên cứu “Đánh giá mức độ thích ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp ngành Kế toán Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên ” của tác giả Hà Thị Trường cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán của Trường Cao đẳng kinh
tế Tài chính Thái Nguyên thích ứng với yêu cầu công việc ở mức trung bình; phần lớn
sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán nhà trường đều làm đúng với chuyên ngành đào tạo, trong quá trình làm việc khả năng hòa nhập với công việp của họ tương đối tốt và họ cảm thấy công việc hiện tại vừa sức và phù hợp với năng lực hiện có của bản thân Tuy nhiên thời gian tập sự khá đài mới có thể thích ứng được với yêu cầu của công việc và phần lớn phải trải qua các khóa đảo tạo lại do doanh nghiệp/ cơ quan tổ chức
Bên cạnh những thành công của các nghiên cứu trên, các nghiên cứu này còn có mặt hạn chế là: phạm vi nghiên cứu hẹp (thường là trong cơ quan công tác của tác giả),
chưa tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện tổng thể đối tượng nghiên cứu; chưa so
sánh đánh giá được những sinh viên làm đúng chuyên ngành và không đúng chuyên
ngành ,
Nhìn chung các nghiên cứu trên đều tập trung 03 Nhân tố kiến thức, kỹ năng, và hái độ của sinh viên sau khi ra trường làm việc tại các doanh nghiệp Do đó, để tài này cũng chỉ tập trung nghiên cứu 03 Nhân tế trên với hy vọng sẽ góp phần khái quát và cụ
thể hóa mô hình đánh giá chất lượng sản phâm đầu ra nhóm ngành kinh tế tại trường
ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM nói riêng và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung
1.7 Ý nghĩa và ứng dụng của luận văn
Luận văn nghiên cứu thành công sẽ đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về vấn đề đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên riói chung và mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế nói riêng, qua
đó làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu này
Trên cơ sở khảo sát ý kiến đánh giá của nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của tân cử nhân nhóm ngành kinh tế của Trường Đại học
Trang 15để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên của khoa kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh và du lịch của nhà trường giúp sinh viên khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của thị trường lao động
1.8 Kết cầu của luận văn Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 — Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý
do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, phạm vi nghiên cứu, ýnghĩa và ứng dụng của luận
văn 7
Chuong 2 — Cơ sở lý thuyết: Mục tiêu của chương này giải thích các khái niệm và thuật ngữ, đồng thời giới thiệu những lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu và - trình bày các nghiên cứu trước
Chương 3 — Phương pháp nghiên cứu: Mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế
nghiên cứu, thiết kế thang đo, phương pháp chọn mẫu, cách thức tiếp cận đối tượng, phương pháp phân tích dữ liệu
Chương 4 — Kết quả và bình luận: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu
thu thập được Trình bày các kết quả nghiên cứu thu được thông qua việc phân tích và mô tả mẫu thu được, phân tích đánh giá công cụ đo lường, kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính và giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu
Chương 5 — Kết luận và kiến nghị: Trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu,
Trang 16CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ THỰC TIẾN
Chương này sẽ trình bày tổng quan các lý thuyết nền tản cho nghiên cứu Giúp có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu Qua đó làm cơ sở để xác định được khung nghiên cứu
2.1.Tổng quan về Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phó Hồ Chí Minh được thành
lập từ năm 1982 với tên gọi: Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm
thành phố Hồ Chí Minh Trường có nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật cho các cơ sở thuộc ngành Công nghiệp Thực phẩm ở phía
Nam Ngày 02/01/2001, Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ngày 23/02/2010, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 02 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm
thành phố Hồ Chí Minh
Từ năm 2010 đến nay, khoa Tài chính kế toán và khoa Quản trị kinh doanh và du lịch của Trường đã đào tạo 03 khóa học với trên 1500 sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy các ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng
Thực tế, Ban lãnh đạo khoa Tài chính kế toán và khoa Quản trị kinh doanh và đu lịch của Trường chưa cùng với nhà sử dụng lao động ngồi lại với nhau để đánh giá chất lượng “sản phẩm đào tạo” của trường đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động như thế nào? Cũng như chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà sử dụng lao động với nhà trường nhằm mục đích tạo ra sự tương tác giữa cung và cầu về chất lượng lao động phục vụ cho xã hội nói chung và nguồn lao động chuyên ngành kinh tế nói riêng
Trang 172.2 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
2.2.1 Năng lực -
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau Theo cách
tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được
hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ thé
Trong những thập kỷ gần đây, năng lực được nhìn nhận dưới cách tiếp cận tích hợp Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn ~ Tâm lý học đại cương, nhà xuất
bản Giáo dục, 1998: năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn
thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy
Theo Bass (1990) thì năng lực cá nhân nói chung của mỗi con người chính là sự tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và tố chất, hành vi, thái độ của con người đó Mô hình
năng lực cá nhân — Mô hình ASK được bất đầu bằng chữ A (Attitudes — Tố chất, hành vi, thái độ), tiếp theo bằng chữ S (Skills - Kỹ năng, kinh nghiệm, thâm niên), và kết thúc bằng chữ K (Knowledge - Kiến thức)
2.2.2 Năng lực nghề nghiệp
Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau, nhưng tập trung lại thì theo tác giả Mạc Văn Trang “Thứ đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường, Tạp chí T\ âm lý học số (8/2000) ” thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3 thành tố:
+ Kiến thức chuyên môn: là những hiểu biết có được hoặc do từng trải, hoặc nhờ học tập Nó gồm 3 yếu tố: kiến thức tổng hợp (những hiểu biết chung về thế giới), kiến thức chuyên ngành (về một vài lĩnh vực đặc trưng như kế toán, tài chính, .) và kiến thức đặc thù (những kiến thức đặc trưng mà người lao động trực tiếp tham gia hoặc
được đào tạo)
+ Kỹ năng hành nghề: là sự thành thạo, tỉnh thông về các thao tác; động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó Những kỹ năng sẽ giúp cho người lao động đó hoàn thành tốt công việc của mình đạt hiệu quả của công
Trang 18+ Thái độ đối với nghề: là cách nhìn nhận của người đó về vai trò, trách nhiệm,
mức độ nhiệt tình đối với công việc, điều này được thể hiện qua các hành vi của họ
Một người lao động có kỹ năng tốt nhưng thái độ không đúng thì hiệu quả công việc sẽ
không cao `
Như vậy, nói đến năng lực nghề nghiệp của người lao động là nói đến cả 3 yếu
tố: thái độ, kỹ năng và kiến thức
Cũng theo Musyafa (2009), năng lực gồm nhiều mặt khác nhau, nhưng thé hiện rõ nhất qua ba yếu tố quan trọng là kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Kiến thức là việc hiểu được các lý thuyết sau khi tốt nghiệp đại học và áp dụng
được kiến thức đó cho những công việc cụ thể Thể hiện qua việc phân tích, học hỏi,
kết hợp, suy luận và truyền đạt để giải quyết các vấn đề trong công việc
Kỹ năng
Theo Musyafa (2009), kỹ năng là cách các cử nhân thực hiện các công việc xác định trước với thời gian và năng lượng tối thiểu Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian và không gian nhất định Kỹ năng là sự
chuyển biến những kiến thức và nhận thức của bản thân con người thành hành động, là
những kiến thức thực tế kết hợp với khả năng Kỹ năng có thể được cải thiện thông qua thực tế và giáo dục đào tạo (Thamhain, 1992)
Gồm 2 loại: kỹ năng cứng (ñard skill) và kỹ năng mềm (soft skill) e Ky nang mém (soft skill)
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, sáng tạo, kỹ năng đổi mới, Kỹ năng mềm chủ yếu là kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người, chúng quyết định bạn là ai, lầm việc thế nào, khả năng
bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột,
là thước đo hiệu quả trong công việc Các đạng kỹ năng mềm (Hewitt Sean, 2008) gồm:
+ Thái độ lạc quan
+ Biết làm việc theo nhóm
+ Giao tiếp hiệu quả
Trang 19+ Tự tin
+ Luyện kỹ năng sáng tạo
+ Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình + Thức đầy chính mình và dẫn dắt người khác
+ Đa năng và biết ưu tiên công việc
+ Biết nhìn nhận toàn diện
e Ky nang cing (hard skills)
Kỹ năng cứng thuộc nhóm kỹ năng về chuyên môn, là những kiến thức đã học được từ giảng đường Kỹ năng cứng thường xuất hiện trên bảng lý lịch, khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn Kỹ năng cứng tạo tiền đề, kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển
- Thái độ
Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước
một vấn đề hay một tình hình cụ thể trong công việc của các cử nhân Đó là kết quả của
quá trình quan sát học hỏi của các cử nhân trong môi trường làm việc của họ Thái độ hỗ trợ cho sự thành công trong công việc (Musyafa, 2009) Trong nghiên cứu này, các thành phần trong năng lực được đánh giá bởi người sử dụng lao động đối với cử nhân
nhóm ngành kinh tế
2.2.3 Mối quan hệ giữa năng lực và hiệu quả công việc
Bên cạnh sự hài lòng của người lao động trong công việc, đạo đức và tính cách
của người lao động thì năng lực của người lao động ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
công việc của người lao động (Ismail& Abidin, 2010)
Năng lực của cử nhân càng cao thì hiệu quả công việc càng hiệu quả Trong đó năng lực là nguyên nhân và hiệu quả là kết quả (Musyafa, 2009) Việc hiểu được mối quan hệ này sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện được năng lực và hiệu quả làm việc của cử nhân
2.2.4 Người sử dụng lao động
Trang 20sử đụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Trong nghiên cứu này, người sử dụng lao động được hiểu là quản lý trực
tiếp hoặc gián tiếp có đầy đủ thông tin để đánh giá nhân viên (các cử nhân kinh tế)
2.2.5 Khái niệm mức độ
Khái niệm mức độ gắn liền với phạm trù “độ”, “lượng” trong triết học Trong đề
tài nghiên cứu của luận văn này thì mức độ có nghĩa là đo lường và đánh giá sự đáp ứng
được yêu cầu công việc của nhà sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp và nó được đo bằng thang Likert thể hiện ở 5 mức độ:
Mức 1: mức độ đáp ứng rất kém là sinh viên khơng hồn thành các công việc được giao
Mức 2: mức độ đáp ứng kém là sinh viên hoàn thành được một phần nào đó của công việc được giao
Mức 3: mức độ đáp ứng trung bình là sinh viên hoàn thành tất cả các yêu cầu cơ bản đối với công việc được giao
Mức 4: mức độ đáp ứng tốt là sinh viên hoàn thành tốt các yêu cầu của công việc được giao so với việc đảo tạo khi còn học trong trường
Mức 5: mức độ đáp ứng rất tốt là sinh viên khơng những hồn thành tốt các yêu
cầu công việc được giao mà còn thể hiện được sự sáng tạo, nhanh nhạy và năng động,
hăng say trong quá trình làm việc
2.2.6 Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc
Trong nghiên cứu này, đáp ứng với công việc được hiểu là đáp lại những đòi hỏi, yêu cầu của công việc mà nhà sử dụng lao động đưa ra Đó chính là mức độ hoàn thành các yêu cầu, đòi hỏi của công việc mà nhà sử dụng lao động đưa ra dựa trên năng lực mà sinh viên tích lũy được trong quá trình học tập
2.2.7 Khái niệm làm việc đúng chuyên ngành
Chưa có định nghĩa chung cho khái niệm “làm việc đúng chuyên ngành” Theo công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục va Dao tạo về hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, chuẩn đầu ra là quy định về nội đung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ
Trang 21yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo Hiện tại Trường ĐH Công
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM có chuẩn đầu ra áp dụng cho từng ngành đào tạo Trong quy định chuẩn đầu ra có nêu rõ mục “Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp” của từng ngành đào tạo Đây được xem như là các công việc đúng chuyên ngành đảo tạo của trường 2.2.8 Năng lực của tân cử nhân từ cái nhìn của người sử dụng lao động
Giữa đào tạo và yêu cầu của doanh nghiệp có khoảng cách về yêu cầu kỹ năng Cụ thể, các tân cử nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng làm việc của doanh
nghiệp (Trương Đình Hải Thụy, 2010) Đào tạo các tân cử nhân vẫn tồn tại một số điểm
yếu chưa đáp ứng được yêu cầu như trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học còn hạn chế, khả năng chịu áp lực và tính chuyên nghiệp còn kém, phần lớn chưa được trang bị về kỹ năng mềm hay thiếu hiểu biết thực tế (Nguyễn Thanh Ngọc, 2012) Việc thiếu những kỹ năng thực tế ảnh hưởng đến việc thành công hơn trong công việc sau này rất lớn (Ngô Thị Thanh Tùng, 2009) Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đánh giá chưa cao lắm đối với các khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm cũng như khả năng đàm phán của các tân cử nhân (Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2012) Các tân cử nhân phải trải qua thời gian tập sự Theo Ngô Thị Thanh Tùng (2009) phần lớn những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tại Hà Nội khi được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải trải qua thời gian tập sự là khá đài mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và phần lớn đều phải qua các khoá đào tạo lại do doanh nghiệp tổ chức; trong quá trình làm việc, sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng ở mức độ vừa phải các yêu cầu của công
việc, có thể vẫn làm chủ doanh nghiệp hài lòng với chất lượng làm việc của họ
2.3 Các nghiên cứu trước đây
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Trang 22thể chất (kỹ năng) Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ này cũng chính là mục tiêu
của quá trình đào tạo, có nghĩa là sau một chương trình đào tạo các học viên cần thu
được những kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ mới
Về nhận thức (Bloom, 1956): khía cạnh nhận thức bao gồm kiến thức và sự phát
triển các kỹ năng thuộc về trí tuệ Đó là các kỹ năng: hồi tưởng hoặc nhận biết các thực
tế, các mô hình và các khái niệm cụ thể, góp phần vào sự phát triển các kỹ năng, khả năng trí tuệ Các kỹ năng này được phân chia thành 6 loại chính, được liệt kê theo trình
tự cấp độ nhận thức từ thấp đến cao (theo độ khó) như sau: biết, hiểu, áp dụng, phân
tích, tổng hợp, đánh giá
Về thái độ (Krathwohl, Bloom, Masia, 1973): bao gồm hành vi mà ở đó chúng
ta giải quyết mọi chuyện trên cơ sở tình cảm, chẳng hạn như cảm xúc, các giá trị, sự trân trọng, lòng nhiệt tình, động lực và thái độ Năm lĩnh vực hoạt động chính được liệt kê bắt nguồn từ hành vi đơn giản nhất đến phức tạp nhất: tiếp thu các giá trị, tô chức,
đánh giá, phản hồi, đón nhận
Về kỹ năng (Dave, 1975): bao gồm cử động thê chất, sự hợp tác và sử dụng các
lĩnh vực thuộc kỹ năng động cơ Sự phát triển các kỹ năng này đòi hỏi phải có sự thực hành và được đo lường trên khía cạnh tốc độ, sự chính xác, khoảng cách, quy trình hoặc các kỹ thuật thực hiện Năm hạng mục chính được liệt kê từ hành vi đơn giản nhất tới hành vi phức tạp nhất: sự tự nhiên hóa, sự ăn khớp, sự chính xác, sự thao tác, sự bắt
chước si
~ Với mô hình năng lực cá nhân của Bass (1990) ~ Mô hình ASK được bắt đầu
Trang 23Hình 2.1 Mô hình năng lực cá nhân - Mô hình ASK
- - Theo Whelan (2006) với nghiên cứu “°°C0rnpefency assessmen! Qƒnwsing
staff”, d8 cap dén “việc đánh giá năng lực của các nhân viên điều dưỡng trong ngành
bo» yté
yếu tổ như kiến thức, kỹ năng và thái độ cư xử quá trình làm việc nhằm đạt sự chính
Việc đánh giá năng lực của nhân viên ngành này được định nghĩa dựa vào các xác và hiệu quả trong công việc mà ngành y đòi hỏi Việc đánh giá thường xuyên năng
lực nhân viên ngành y tế nhằm để nâng cao chất lượng phục vụ và việc đánh giá năng
lực là việc làm cần thiết để giúp cơ sở y tế có chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng và bệnh nhân của họ
Theo Musyafa (2009) với nghiên cứu “Stakeholders satisfaction with civil
engineering graduafes” Năng lực gồm nhiều mặt khác nhau, nhưng thể hiện rõ nhất
qua ba yếu tố quan trọng là kiến thức, kỹ năng, thái độ KIÊN THỨC NĂNG LỰC ¬s KỸ NĂNG HIEU QUA THAIDO LAM VIEC Nguồn: (Musyafa, 2009) Hình 2.2 Mô hình năng lực 2.3.2 Một số nghiên cứu trong nước
- Đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo, ngày
22/04/2010 Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành văn bản số 2196 /BGDDT-GDDH
hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đảo tạo trình độ đại học và cao
đẳng Đây là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo
và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã
hội, cũng như về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp Chuẩn đầu ra của ngành
Trang 24thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng
mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học);
yêu cầu về thái độ (phẩm chật đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; tác
phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công
việc); vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp; khả năng học tập, nâng cao
trình độ sau khi ra trường; các chương trình, tài liệu, chuân quốc tế mà nhà trường
tham khảo
~ Hiện nay, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo đại học cung cấp ra thị trường lao động rất lớn Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu của
nhà sử dụng lao động hay không đang là vấn đề cấp bách hiện nay Rất nhiều hội thảo diễn ra nhằm tìm ra giải pháp đào tạo được nguồn nhân lực tốt cho xã hội Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của Tạp chí cộng sản và nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối
hợp tổ chức đã tập trung, trao đổi về thực trạng phát triển nguồn nhân lực hiện nay
Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng như thế nào với yêu cầu công việc trên tất cả các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp là vấn đề mà nhà trường và xã hội đang rất quan tâm Những kiến (hức và kỹ năng mà sinh viên thu nhận được từ chương trình
đào tạo trong các trường học có đáp ứng tốt yêu cầu công việc của nhà sử dụng lao
động hiện tại hay không ? Các tác giả tiến hành khảo sát sinh viên tốt nghiệp và nhà sử dụng lao động để xem xét, đánh giá sinh viên đáp ứng yêu cầu công việc như thế nào Về mặt kiến thức, kỹ năng thì sinh viên đáp ứng tốt ở mặt nào, yếu kém ở vấn đề
nào
Nhìn chung, giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng Về số lượng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đạt chuẩn ở bầu hết các ngành, đặc biệt là các ngành mới đã và đang đặt các doanh nghiệp vào tình thế nan giải trong quản lý nhân sự Về chất lượng, tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp đại học đáp ứng được yêu cầu thực tế của công việc hiện tại rất thấp - - Tại “Hội thảo tập huấn hệ thống công cụ thông tin phản hồi kết quả giáo dục
đại học”, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GDĐT — Đơn vị tư vấn: Viện Đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục, tháng 12/201 I diễn ra tại thành phố Vũng
Tàu Tại hội thảo, bộ công cụ dùng để tiến hành khảo sát về việc: “Đánh giá chất
Trang 25lượng giảng dạy môn học”, “Đánh giá chất lượng ngành đào tạo” đành cho sinh viên
mới tốt nghiệp, “Đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp” và đặc
biệt là “Đánh giá về phía nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của sinh viên đã tốt nghiệp” Từ bộ công-cụ này cho thấy rằng việc nâng cao chất lượng là vấn
đề được các nhà quản lý giáo dục Việt Nam quan tâm hàng đầu trong tình hình hiện
nay
~ Cuộc khảo sát của Trương Hồng Khánh và Phạm Thị Diễm (2007) với đề tài
“Kiến thức, kỹ năng của sinh viên Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh đưới góc nhìn
của nhà tuyển dụng”, tác giả đã đưa ra một số tiêu chí, chỉ số để khảo sát chất lượng
sinh viên tốt nghiệp Trong đó các tiêu chí đánh giá về Kiến thức: kiến thức lý luận
chung, kiến thức thực tế của chuyên ngành, kiến thức về phương pháp, kiến thức về
tổ chức thực hiện Các tiêu chí đánh giá về Kỹ năng: Kỹ năng truyền đạt bằng lời,
bằng văn bản; Kỹ năng giải quyết vấn đề: suy nghĩ có phán đoán, nhận biết các nguyên nhân, nghĩ ra các giải pháp, ý tưởng, tô chức thực hiện; Kỹ năng làm việc nhóm: đặt mục tiêu và sắp xếp ưu tiên thông tin, phân công và kiểm tra quá trình, quản lý thời gian; Kỹ năng làm việc hiệu quả với người khác: đàm phán, quản lý xung đột, lắng nghe, động viên, hiểu sự khác biệt về văn hóa; Kỹ năng quản lý: thương lượng, giải quyết mâu thuần, xung đột, chịu được áp lực công việc; Kỹ năng năng tự phát triển: tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt, tự tin; Kỹ nắng xử lý thong tin: tổ chức thu thập thông tin, tổ chức tông hợp thông tin, sử dụng các
phần mềm cơ bản, phân tích xử lý thông tin
- Nghiên cứu “Đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh du lịch Trường Đại học Cửu Long” của Nguyễn Quốc Nghỉ và cộng sự với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh đoanh du lịch Trường Đại học Cửu Long Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh du lịch Trường Đại học Cửu Long được đánh giá là tốt Mức độ hồn thành cơng việc của sinh viên được người sử dụng lao động đánh giá ở mức tốt đến rất tốt Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các
Trang 26Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là nhân tố cô ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng
thích ứng với công việc của sinh viên ngành kinh doanh du lịch
Theo Trương Đình Hải Thụy (2010), nghiên cứu năng lực của sinh viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh và yêu cầu của đoanh nghiệp Nghiên cứu này
nhằm xác định những kỹ năng, năng lực cần thiết để chuẩn bị lực lượng lao động cho
nền kinh tế cạnh tranh tồn cầu và khơng đề cập đến kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá điểm theo thang đo 5 điểm (từ 1
đến 5); cách cho điểm phân thành hai loại điểm cho một biến: 1 Số điểm cần thiết đề
hoàn thành nhiệm vụ, 2 Số điểm sinh viên mới tốt nghiệp đạt được Sau đó so sánh 2
giá trị để đánh giá mức độ đáp ứng Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý cấp trung trở lên với phương pháp chọn mau thuận tiện theo đủ số mẫu đề phân tích Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS Theo nghiên cứu này sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng làm việc của doanh nghiệp kể cả sinh viên có trình độ đại học Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nắng lực người lao động ở khía cạnh kỹ năng Tuy nhiên mô hình năng lực của người lao động
còn có cả kiến thức và thái độ Nghiên cứu này chưa có những tiêu chí cụ thể để đo
lường, không có nhiều số liệu thực tế để minh chứng các tiêu chí này là đầy đủ để
đánh giá Đây cũng là một hướng bồ sung vào nghiên cứu
Nhu vay, để đánh giá được năng lực làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp
tại các doanh nghiệp, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó thuộc nhiều ngành nghề khác nhau đánh giá Bảng 2.1 sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu có liên
Trang 33Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước cho tháy được giữa yêu cầu trong
công việc của nhà sử dụng lao động và khả năng đáp ứng thực tế của tân cử nhân có khoảng cách Các nghiên cứu trong nước nghiên cứu ở các ngành đặc thù hoặc một mảng của năng lực thực tế của các tân cử nhân Về phương pháp, cách thiết kế mô hình và bảng câu hỏi của Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) phù
hợp với trường hợp đo lường khoảng cách Về thang đo, bộ thang đo về năng lực của tân
cử nhân được phát triển trong nghiên cứu của Musyafa (2009) bao quát nhiều mặt hơn
các nghiên cứu khác, tuy nhiên thang đo này dùng để khảo sát đối với kỹ sư xây dựng
Bộ thang đo của Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) sử dụng có nhiều điểm tương đồng với thang đo của Musyafa nhưng chưa phân ra các đặc tính cụ thể Nghiên cứu “Đánh giá của nhà sử dụng lao động về mức độ đáp ứng công việc của Tân cử nhân nhóm ngành kinh tế Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM? sẽ kế thừa phương pháp của Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) va Truong
Đình Hải Thụy (2010); về thang đo, nghiên cứu này sử dụng một phần thang đo của
Musyafa (2009) và tổng hợp các thang đo của Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) và Trương Đình Hải Thụy (2010) theo khung thang đo năng lực của Musyafa (2009) 2.4 Khung nghiên cứu
Năng lực của người tốt nghiệp đại học là khả năng thực tế của họ liên quan đến
hiệu quả làm việc và sự hài lòng của doanh nghiệp Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác
giả sử dụng kết quả của Musyafa (2009) và bỗ sung thang đo nghiên cứu của Trương
Đình Hải Thụy (2010) và Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) Căn cứ vào định nghĩa các khái niệm năng lực của Musyafa (2009), tác giả đã chia các biến theo nghiên cứu của Trương Đình Hải Thụy (2010) và Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) thành các nhân tố
Trang 34Bảng 2.2 Các nhân tố cấu thành năng lực STT | Các nhân tố 1 Kiến thức lu Kỹ năng làm việc 3 Thái độ
Tac gia sit dung thang đo năng lực điều chỉnh của Musyafa (2009) và khung phân tích Trương Đình Hải Thụy (2010)
Khảo sát mức độ cần thiết của Điều tra nhu cầu cần thiết của doanh
năng lực tân cử nhân để hoàn |&————| nghiệp đối với năng lực của tân cử nhân
thành cơng việc đê hồn thành công việc A
Khảo sát về mức độ đáp ứng Điều tra đánh giá về năng lực thực tế của
Trang 352.5.Tóm tắt chương
Trong chương.này đã trình bày tóm tắt các khái niệm cũng như trình bày các quan niệm về năng lực của tân cử nhân Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả sử dụng, kết quả của Musyafa (2009) và bổ sung thang đo nghiên cứu của Trương Đình Hải Thụy (2010) và Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) Căn cứ vào định nghĩa các khái niệm năng lực của Musyafa (2009), tác giả đã chia các biến theo nghiên cứu của Trương Đình Hải Thụy
(2010) và Quan Minh Nhựt và cộng sự (2012) thành các nhân tố kiến thức, kỹ năng, thái
độ Đồng thời, Tác giả cũng kế thừa khung phân tích của Trương Đình Hải Thụy (2010)
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây
Trang 36CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Chương 3
này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu Chương này bao gồm các phần
về quy trình nghiên cứu, khung phân tích và thang đo của nghiên cứu 3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong hình 3.1 Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu a Cơ sở lý thuyết é Xây dựng thang đo 4 a Nghiên cứu định tính, hiệu chỉnh thang đo | Nghiên cứu định lượng @ Phân tích dữ liệu, kết luận và kiến nghị
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Diễn giải các bước như sau:
Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu: Từ thực trạng tình hình của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, cụ thể khoa kinh tế tài chính và khoa quản trị kinh doanh va du lịch đã hình thành nên vấn để cần nghiên cứu, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu
Trang 37Xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa trên các lý thuyết, các nghiên cứu trước tác giả đưa ra các giả thuyết liên quan đến đề tài -
Xây dựng thang đo: Từ cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng thang đo, tác giả đã cân nhắc và chọn lọc từ ngữ, xây dựng các phát biểu trong thang đo phù hợp với ngữ cảnh và
đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo: Thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm nhằm bổ sung và hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp
Nghiên cứu định lượng: tác giả tiền hành thiết kế bản câu hỏi định lượng, tiến hành
thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu, kết luận và kiến nghị: sau khi thực hiện khảo sát thu thập, dữ
liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS Từ kết quả thu được tác giả sẽ đưa ra kết
luận và một số kiến nghị
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Xây dựng thang đo
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, tác giả sử dụng kết quả của Musyafa (2009)
va bé sung thang đo nghiên cứu của Trương Đình Hải Thụy (2010) và Quan Minh Nhựt
và cộng sự (2012) Đồng thời, nội dung các biến quan sát được điều chỉnh phù hợp với nhóm ngành kinh tế 3 yếu tố năng lực tân cử nhân nhóm ngành kinh tế được hình thành
gồm có 31 biến quan sát, trong đó 08 biến đo lường năng lực về Kiến thức, 16 biến đo
lường năng lực về Kỹ năng, 07 biến đò lường năng lực về Kiến thức (Bảng 3.2, Bảng 3.3,
Bảng 3.4)
© Cac biến của yếu tố kiến thức:
Trang 38Bảng 3.2 Thang đo nhân tố kiến thức
STT THANG ĐO THANG DO GOC TAC GIA
1 Nam duoc kiến thức cơ Hiệu được kiên thức cơ (Musyafa,
bản về chính trị, kinh tế, bản và cốt yếu của kỹ sư 2009)
xã hội trong nước xây dựng
Hiểu biêt về luật pháp, các
quy định và tiêu chuẩn liên
quan
Kiên thức cơ sở và chuyên | (Quan Minh
ngành Nhựt và cộng
sự, 2012) 2 Nắm được kiến thức cơ Hiều được kiên thức cơ (Musyafa,
bản về chính trị, kinh tế, bản và cốt yếu của kỹ sư 2009)
xã hội ngoài nước xây dựng
Hiệu biết về luật pháp, các
quy định và tiêu chuẩn liên
quan
Kiên thức cơ sở và chuyên (Quan Minh
ngành Nhựt và cộng
su, 2012)
3 Năm vững kiên thức Hiêu được các nguyên lý (Musyafa, chuyén mén duge dao tao và khái niệm cơ bản của 2009) kỹ sư xây dựng Kiên thức chắc về lý (Quan Minh thuyết Nhựt và cộng Kiên thức cơ sở và chuyên sự, 2012) ngành
4 Có kiên thức chuyên sâu Hiệu biết và có kỹ thuật (Musyafa, của ít nhất một ngành chuyên sâu trong ít nhất 2009) trong khối ngành kinh một mảng của kỹ sư xây
doanh quản lý dựng
5 Năm vững kiên thức khi Năng lực học tập ở bậc cao | (Quan Minh
được tham gia các lớp đào hơn Nhựt và cộng
tạo nhân sự của công ty sự, 2012)
Trang 39
] Kỹ năng đọc va giao tiếp (Trương Đình
bằng ngoại ngữ Hải Thụy, 2010) § Năng lực về tin học Năng lực về tin học (Quan Minh ` Nhựt và cộng sự, 2012) Ky nang tin hoc (Truong Dinh Hai Thuy, 2010)
Nguôn: Tác giả tông hợp
e _ Các biến của yếu t6 kỹ năng:
Gồm 15 biến quan sát được sử dụng dé đo lường nhân tố “Kỹ năng”
Bảng 3.3 Thang đo nhân tố kỹ năng
STT THANG ĐO THANG ĐỌ GÓC TÁC GIÁ
1 Kỹ năng phân tích, đánh Khả năng vận dụng kiên (Quan Minh giá và giải quyết công việc | thức chung trong công Nhựt và cộng
việc sự, 2012)
| Tiệp cận, đánh giá và tông | (Musyafa,
_ hợp thông tin 2009)
2 Ky nang giao tiép Giao tiép hiéu qua không (Musyafa,
` chỉ với người trong ngành 2009)
mà còn với cộng đồng
chung
Kỹ năng giao tiép trong (Trương Đình
kinh doanh Hải Thụy, _ Kỹ năng dịch vụ khách 2010) | hang Kha nang giao tiép (dam (Quan Minh phan) Nhựt và cộng sự, 2012) 3 Kỹ năng làm việc đội, Làm việc nhóm hiệu quả (Musyafa, nhóm 2009) Kỹ năng làm việc nhóm (Trương Đình | Hải Thụy, 2010) Khả năng làm việc nhóm (Quan Minh Nhựt và cộng ⁄ sự, 2012)
4 Kỹ năng làm việc độc lập Khả năng làm việc độc lập | (Musyafa,
hiệu quả hiệu quả 2009)
Trang 30
Trang 40Khả năng làm việc độc lập (Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2012) 5 Kỹ năng thích nghi nhanh Kỹ năng thích nghi nhanh (Trương Đình Hải Thụy, 2010)
6 Kỹ năng lập kê hoạch, tô Kỹ năng tô chức công việc | (Trương Dinh chức và quản lý công việc Kỹ năng lập kê hoạch Hải Thụy,
2010)
Khả năng lập kê hoạch (Quan Minh hoạt động chuyên môn Nhựt và cộng
sự, 2012) 7 Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng quản lý thời gian (Trương Đình 8 Kỹ năng quản lý xung đột Kỹ năng quản lý xung đột Hải Thụy, 9 Kỹ năng giải quyêt vân đê Kỹ năng giải quyêt vân đê 2010)
10 Kỹ năng ra quyêt định Kỹ năng ra quyết định 11 Kỹ năng dự báo Kỹ năng dự báo
12 Kỹ năng cải tiên và sáng Kỹ năng nghiên cứu (Trương Đình
†ạo trong công việc Hải Thụy,
2010)
Năng lực nghiên cứu (cải (Quan Minh tiến — sáng kiến) Nhựt và cộng
sự, 2012) 13 Kỹ năng tự học tập và phát | Kỹ năng tự học tập và phát | (Trương Đình
triển triển Hải Thụy,
2010)
14 Ky nang tiép thu va lang Kỹ năng lăng nghe (Trương Đình
nghe ý kiến Hải Thụy,
2010)
15 Kỹ năng thuyết trình và Kỹ năng thuyết trình (trình | (Trương Đình
đàm phán bày) Hải Thụy,
Kỹ năng đàm phán 2010)
16 Kỹ năng sử dụng ngoại Kỹ năng đọc và giao tiêp (Trương Đình
ngữ bằng ngoại ngữ Hải Thụy, 2010) Năng lực về ngoại ngữ (Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2012)
Nguôn: Tác giả tông hợp
e Các biến của yếu tố thái độ:
Trang 31