UNIVERSITE OUVERTE UNIVERSITE LIBRE DE BRUXELLES
Trang 3PHAN 1
VAITRO CUA NGÀNH MAY MẶC XUẤT KHẨU UV Vị tí và vai trò của ngành may mặc xuất khẩu :
1- Vị trí và vai trò của ngành may mặc xuất khẩu
đối với sự phát triển kinh tế Việt nam 4
2- Vị trí và vai trò của ngành may mặc xuất khẩu
§ đối với kinh tế Thành phố Hồ ChiMinh_- 6
1U Vài nét về tình hình công nghiệp may mặc thế giới :
1- Tình hình xuất nhập khẩu, sản xuất ngành may mặc
của thế giới, xu hướng phát triển 7
2- Tình hình tiêu thụ may mặc của thế giới A Thị trường may mặc của Mỹ
B Thị trường hàng may mặc Châu Âu C Thị trường hàng may mặc Nhật Bản „ PHAN TT PHAN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH
MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
U Phân tích tình hình năng lực may của Thành phố Hề Chí Minh :
1- Vài nét về tình hình ngành công nghiệp may Việt Nam , a Hàng may sẵn tiêu dùng trong nước
b Hàng may sẵn xuất khẩu
2- Lịch sử ngành may công nghiệp của TP.Hồ
3- Phân tích tình hình năng lực may của TP.Hồ Chí Minh
a Giá trị tổng sản lượng
b Tốc độ phát triển ngành may trên địa bàn Thành phố
c Cơ cấu thành phẫn kinh tế 22 1222122121217211 1211222 ceer
d Số đơn vị và lao động của ngành may công nghiệp TP.Hồ Chí Minh e Tài sản cố định , máy móc thiết bị
Trang 4†.1 Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của
TP.Hồ Chí Minh
£.2 Thi trường nội địa
1U/ Phân tích về cơ chế quan lý ngành may mặc xuất khẩu : 1- Phân Tích Cơ Chế Quản Lý Ngành May Mặc Sang
Các Thị Trường Có Quota 48 2- Phân tích cơ chế quần lý ngành hàng may mặc sang
các thị trường phi Quofa 33
3- Phân tích thủ tục giấy phép xuất nhập khẩu và thủ
tục hải quan đối với ngành may mặc xuất khẩu a Thủ tục xin giấy phép b Thủ tục hải quan c Thuế
1U Phân tích phương thức kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu :
1- Phân tích tình hình gia công hàng may mặc xuất khẩu
2- Phân tích tình hình hàng may mặc tự doanh xuất khẩu
3- Tổng quan tình hình công nghiệp may TP.Hồ Chí Minh
PHẨN
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ CHO NGÀNH
MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1 Tiếp tục duy trì phương thức gia công : 2- Những biện pháp thực hiện _
2.1- Giải pháp tiết kiệm chỉ phí sản xuất,
2.1.1- Hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động
a Khâu chuẩn bị sắn xuất b Khâu sản xuất
c Khâu hoàn thành sản phẩm,
đ Kiểm tra qui trình
2.1.2- Giảm chỉ phí
2.2- Tổ chức quản lý tiễn công và tiền lương ở công ty 2.3- Quần lý nguồn nhân lực của xí nghiệp ,
2.4- Cạnh tranh - động lực phát triển
Trang 54- Những thuận lợi và khó khăn trong việc đuy trì
phương thức gia công 86
4.1- Những thuận lợi
4.2- Những khó khăn khi thực hiện giải pháp |
IƯ Tâp trung mọi khả năng chuyển dẫn từ phương thức gia công sang phương thức tự doanh xuất khẩu : 1- Khái niệm 2- Biện pháp thực hiện 2.1- Chiến lược tiếp thị , ’ 2.1.1- Đúng người 2.1.2- Đúng hàng 2.1.3- Đúng giá 2.1.4- Đúng kênh phân phối 2.1.5- Đúng lúc 2.1.6- Đúng yểm trợ
2.2- Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu
2,3- Chi€n luge von
2.3.1- Ngưồn vốn từ bên ngoài
2.3.2- Nguồn vốn tự có 2.4- Đội ngũ khoa học kỹ thuật
3- Ước tính hiệu quả mang lại
Trang 6
DẪN NHẬP
Trong thời đại ngày nay, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển nễển kinh tế đều phải thực hiện chính sách kinh tế mở
cửa, tức là phải tranh thủ cho bằng được sức mạnh của dân tộc và sức
mạnh của thời đại Mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia luôn luôn phải tự
biết mình đang ở đâu? Mình muốn gì ? mình phải làm những gì ? và phải
làm như thế nào nhằm phát triển cho bằng được nên kinh tế ngày càng vững mạnh và phồn vinh
Đây là những câu hỏi lớn, những bài toán khó và có rất nhiều
quan điểm khác nhau, vì thế đã có sự trả giá cho sự thànlacông hay thất bại trong việc tìm kiếm những giải pháp cũng không giống nhau
Thực tế đã có khá nhiều quốc gia trên thế giới do chưa có chính sách kinh tế đúng đắn để giải quyết những câu hỏi lớn nêu trên và
kết quả đã tạo ra sự cá biệt, khoảng cách và trình độ phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia không đồng đều trong đó có Việt Nam
Xuất phát từ quan điểm phải nhận thức đúng đắn và phải có
quốc sách phù hợp với qui luật phát triển kinh tế - xã hội, có thể nói bắt
đầu từ năm 1986, Việt Nam đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ, từ đó nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển mình xóa bỏ dân chế độ quản lý kinh
tế tập trung, bao cấp và đồng thời quyết định chuyển dẫn phát triển theo
xu hướng nền kinh tế thị trường có sự điểu.tiết của Nhà Nước, chính sự
chuyển đổi ấy đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển đi lên của đất nước
Trong những năm qua Việt nam đã đẩy mạnh kêu gọi vốn đầu tử nước ngoài trong những lĩnh vực mà chúng ta chưa có hoặc không có
khả năng để đầu tư , đồng thời kêu gọi phát triển đâu tư trong nước, tận
dụng triệt để khả năng còn đang tiểm tàng, tận dụng sức dân và giao
thương mua bán với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu năm 1986 bằng 350 triệu USD, năm 1993 bằng 2.600 triệu USD và đến năm 1995 bằng 5.200 triệu USD, đây thực sự mới chỉ là
những kết quả bước đầu còn hết sức khiêm nhường Nhưng cũng đủ làm
cơ sở để chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đang có chính sách
quản lý kinh tế đúng đắn, Việt Nam đang có trong tay những cơ hội để hòa nhập nhanh vào tốc độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực
Trang 7
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế , quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn rất quan tâm đến việc phát triển hợp
lý cơ cấu các ngành kinh tế, ở Việt Nam ta có một ngành công nghiệp
thực tế đã chứng minh rất phù hợp với những đặc thù vốn có của Việt
Nam : đó là ngành may mặc
Những năm gần đây, ngành may mặc ngày càng đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ ở
nhiều nơi từ miễn Bắc, miễn Trung và miễn Nam, đã tận dụng được
nguồn lao động dổi dào và cơ sở vật chất sẵn có , ngành may mặc vốn có
những lợi thế nhất định, vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hổi vốn nhanh, là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sống và đặc biệt là
có điều kiện để mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài,
ai cũng biết rằng may mặc là ngành công nghiệp sẽ luôn tổn tại và phát triển, cho dù xã hội loài người phát triển đến đâu đi nữa thì con người vẫn luôn cần mặc ấm và mặc đẹp
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, hiện nay ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam đang có cơ hội để ổn định và phát triển
không ngừng Nguyên nhân là do chỉ phí sản xuất tại Việt Nam thấp,
trình độ tay nghề của công nhân Việt nam ngày càng khéo léo được
khách hàng chấp nhận, lợi nhuận tương đối cao hơn so với các nước khác
trên thế giới, điều này đã tạo ra sức hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều đơn
đặt hàng từ các nước đến Việt Nam
Song song với phong trào phát triển ngành may mặc trong cả nước thì Thành Phố Hỗ Chí Minh là trung tâm lớn nhất, với dân số
khoảng trên 7 triệu người, các điểu kiện cơ sở vật chất hạ tầng đảm bảo
cho ngành may mặc ‘phat triển lâu dài Nhưng ngoài những kết quả mang lại hiện còn nhiều vấn để cần phải khắc phục bao hàm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan
Trong giới quần lý ngành may mặc thường nói với nhau rằng :
ngành may mặc tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng vẫn còn trong tình trạng “ đi làm công cho những kẻ đi làm công” Vậy chúng ta hãy cùng nhau thử phân tích thực trạng ngành
may mặc ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay và hy vọng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quá kinh tế - xã hội để giúp ngành may
mặc định hướng và ngày càng phát triển, qua đó cũng hy vọng rằng sẽ góp phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp may mặc có điều kiện nghiên cứu, tham khảo và từ đó cũng tìm cho mình có được những quyết sách
Trang 9
PHẦN I
VAI TRÒ CỦA NGÀNH MAY MẶC XUẤT KHẨU ¥/ Vi tri va vai trò của ngành may mặc xuất khẩu :
1-Vị trí và vai trò của ngành may mặc xuất khẩu đối với sự phát triển
kinh tế Việt nam : j
Từ bao đời nay may mặc là ngành sẳn xuất và cung cấp các
chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần thiết phục vụ cho mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về sản phẩm may mặc
càng gia tăng và đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng nâng cao, nếu
như trước kia khi đời sống của người dân chỉ ở mức ăn no mặc ấm thì ngày nay đang tiến dần đến mục tiêu : ăn ngon mặc đẹp Xã hội càng phát triển văn minh bấy nhiêu thì nhu cầu mặc đẹp, mặc hợp thời trang được xem như là xu hướng tiến bộ do đó nhu cầu cũng ngày càng gia tăng
Là những nhà sản xuất trong nghành may mặc, luôn tìm tồi,
nghiên cứu thị trường với mục tiêu làm thỏa mãn nhu cẩu người tiêu
dùng Kể từ khi Đảng và Nhà nuớc ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự điểu tiết của nhà nước đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất phát triển và ngành may mặc cũng từng bước ổn định được sản xuất và có nhiều điểu kiện để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng trong nễn kinh tế quốc dân
Hàng may mặc đã góp phần không nhỏ trong tổng giá trị.sẩn
lượng của nền kinh tế quốc dân (theo số liệu thống kê năm 1993, giá trị
tổng sản phẩm công nghiệp may dệt chiếm gân 9% tổng sản phẩm công
nghiệp, lao động trong ngành may dệt khoảng hơn 500.000 người chiếm
9% lao động trong ngành công nghiệp (1)) Giá trị xuất khẩu của hàng
đệt và may mặc năm 1994 là 554 triệu, năm 1995 là 650 triệu đôla Mỹ
(không kể phi mậu dịch khoảng 100 triệu đôla Mỹ(2)) Góp phần làm tăng tốc độ phát triển ngoại thương , tăng thu ngoại tệ cho đất nước Có thể nói sản phẩm của ngành là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay
Hiện nay do có nhiễu điểu kiện thuận lợi nên sản phẩm
may mặc của Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường thế giới, thông
(1) Nghiên cứu kinh tế số 220, tháng 9/1996
(2) Nguồn thời báo kinh tế Sài Gòn số 2/96 ( 263) ngày 17/1/96
Trang 10
qua các kênh phân phối những sắn phẩm may mặc có xuất xứ tại Việt Nam được chuyển đến tiêu thụ tại hầu khắp các nơi trên thế giới
Xuất khẩu tăng nhanh vừa làm tăng tốc độ phát triển ngoại
thương vừa cải thiện cán cân xuất nhập theo hướng xuất khẩu lớn hơn
nhập; đổng thời cán cân thanh toán cũng thay đổi theo hướng thặng dư ngoại tệ, giúp trả nợ nước ngoài và có được dự trữ ngoại tệ, ổn định giá trị đồng tiễn Việt Nam
Hàng may mặc trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sẽ
giúp Việt Nam chuyển mình và là tiền để để xây dựng nền công nghiệp
nhẹ hiện đại, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và nâng
cao thu nhập của người lao động
Đóng góp của ngành may mặc cho ngân sách nhà nước trong năm 1994 là 400 tỷ đồng, chỉ riêng phí hạn ngạch may mặc thu trên 30 tỷ
đồng mỗi năm ( 3)
Ngành may mặc xuất khẩu tăng cường sự phân công lao động
giữa nước ta với các nước trên thế giới, giải quyết rất lớn số lượng công ăn , việc làm tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân Phân công lao động quốc tế là một tất yếu khách quan Trong phạm vi một nước không thể hình thành tất cả các ngành nghề, sản xuất ra tất cả các sản phẩm để thõa mãn nhu cầu đa dạng của con người, mà tùy theo
đặc thù từng nước,từng khu vực, tùy theo hiệu quả kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và điều kiện thiên nhiên ưu đãi sẽ phát triển những ngành
nghề nào để sản xuất với chỉ phí thấp, sau đó bán sản phẩm cho nước khác để đổi lại sản phẩm nước ngoài
Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế với lợi thế là
có lực lượng lao động hùng hậu, trình độ tay nghề khéo léo, khí hậu nhiệt đới ôn hòa, vị trí địa lý thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn : thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu so với các nước phát triển , kinh
nghiệm quản lý chưa nhiều
Ngành may mặc xuất khẩu phát triển sẽ là chiếc cầu nối
giữa các lợi thế đặc thù vốn có của Việt Nam với vốn, thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài Ngành may
mặc cần sử dụng nhiều lao động, một khi phát triển sẽ giải quyết một số
lượng lao động đáng kể, giám đi những vấn để xã hội do nạn thât nghiệp gây ra,góp phần cải thiện đời sống hơn 500.000 người lao động
Trong mối quan hệ kinh tế quốc tế ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần người lao động là một trong những con đường chắc chắn nhất để tạo nên nhiều công ăn việc làm và thu được nguồn ngoại tệ mà không
phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiếm hoi
(3)- Thông báo của Liên Bộ Thương Mại CN nhẹ số 14 ngày 30/9/95
Trang 11
Do vậy tiến độ phát triển nhanh hơn trong khu vực này có tính chất quyết định đối với sự tăng trưởng nhanh của cả nền kinh tế
2- Vị tí về vai trò của ngành may mặc xuất khẩu đối với kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh :
‘Thanh phố Hồ Chí Minh là một Thành phố trẻ ra đời từ thế kỷ
17, Sài Gòn là tên cũ của Thành phố và cũng là tên của dòng sông xinh
đẹp chảy qua Thành phố, đổ ra biển đông, tạo nên một địa danh đã nổi
tiếng từ thế kỷ 18 của vùng Đông Nam Châu Á Kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam phía bắc tiếp giáp tỉnh Tây Ninh và Sông Bé phía đông
tiếp giáp tỉnh Đồng Nai và biển đông, phía tây tiếp giáp tinh Long An,
chiều đài là 150 km, chiéu rộng là 50 km, điện tích là 2029 km”, dân số khoảng bảy triệu người ( kể cả dân nhập cư )
Thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận và 6 huyện, là trung tâm kinh tế- văn hóa- xã hội lớn nhất cả nước có tốc độ phát triển kinh tế
bình quân khá cao : từ 1986 đến 1994 : 10,2% đặc biệt 1994 tăng 14,6%
Đây còn là nơi tập trung và phát triển các ngành công nghiệp, trong đó
nổi bật là ngành may mặc xuất khẩu Ngành may mặc là ngành có truyền
thống phát triển lâu đời ở nước ta, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để
đầu tư và mở rộng Từ nghị định 40/CP của chính phủ năm 1980 cho
phép các địa phương xuất khẩu trực tiếp nhờ đó thị trường ngành may
công nghiệp Thành phố không chỉ giới hạn ở các nuớc Liên Xô (cũ) và ở
các nước Đông Âu mà còn mở rộng ra các thị trường tư bản khác Điễu này góp phần gia tăng các doanh nghiệp may mặc trong nước đồng thời
thu hút khá đông nguồn lao động ở Thành phố và các vùng lân cận , tạo
ra khối lượng việc làm lớn cho người lao động góp phần nâng cao mức sống cho người dân Đến năm 1995 trong Thành phố đã có 1312 các
doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ với 81.879 lao động ( chiếm khoảng
1,82% dân số của Thành phố ) Điều này góp phân đáng kể trong việc
giảm các tệ nạn xã hội và giảm tỷ lệ thất nghiệp
Mặt khác giá trị tổng sản lượng công nghiệp may trên địa bàn
Thành phố ngày càng tăng nhanh Chẳng hạn năm 1990 đạt 57,2 tỷ đồng đến 1994 tăng lên 291 tỷ đổng Lao động trong ngành may mặc chiếm khoảng 96,1% số lao động công nghiệp tăng thêm trong năm năm vừa qua (4) với mức thu nhập ổn định của lực lượng lao động này đã làm tăng giá trị GDP bình quân từ 614 USD/1992 lên 841 USD/ 1994, lam cho kinh tế xã hội ngày càng phát triển Đặc biệt trong sáu tháng đầu
năm 1996 kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng và đạt kế
hoạch để ra Tổng sản phẩn trên địa bàn đạt 21.510 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước Đây là dấu hiệu đáng mừng cho kính tế Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Trang 12
Tóm lại, ngành may mặc có vai trò rất quan trọng đối với nền
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Đây là tiểm lực và khả năng kinh tế
cần được duy trì và phát huy
1Ư/ Vài nét về tình hình công nghiệp may mặc thế giới :
1- Tình hình xuất nhập khẩu, sản xuất ngành may mặc của thế giới ,xu bướng phát triển :
Theo hiệp định (MEA), điều khoản đặc biệt theo chế độ tự do mậu dịch của GATT(nay là tổ chức thương mại thế giới - WTO (World Trade Organization)) tỉ lệ tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng may mặc vào
các nước Tây Âu và Bắc Mỹ được giới hạn ở mức 6%/năm, tỉ lệ này cho
phép giới hạn số lượng hàng đệt tăng dần Các nước sản xuất sẽ tăng
thêm37% vào các cơ sở hạn ngạch của họ Như vậy theo hiệp định này,
các nước xuất khẩu hàng may mặc có cơ hội thăm nhập vào 2 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ và Tây Âu
Thị trường hàng may mặc thế giới ngày nay đã có sự thay đổi
trong một số nước xuất nhập khẩu Sự thay đổi này có xu hướng dịch chuyển cơ cấu công nghiệp Quốc tế Các nước công nghiệp phát triển
chuyển dẫn ngành may cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước
Châu Á Điều này có thể minh họa qua số liệu sau :
Bảng số 1: Bảng tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng may mặc thế giới (5) Tỷ trọng hàng may mặc | TỶ trọng nhập khẩu
Các nước xuất khẩu của các nước |hàng may mặc trong
Trang 14Theo các chuyên gia thuộc các tổ chức phát triển công nghiệp
của Liên Hiệp Quốc, trong những năm gần đây, công nghiệp sản xuất
quần áo may sẵn của các nước Châu Á đang phát triển với nhịp độ cao
Tỉ trọng hàng may mặc của các nước Châu Á tăng lên Trong khi đó, tỉ
trọng của các nước Bắc và Nam Mỹ, kể cả các nước Tây Âu giảm đáng
kể(mặc dù Đức, Pháp, Anh và Ý vẫn là các nước lớn trong sản xuất quần
áo may sẵn)
Thời kỳ 1986 - 1994, tỉ trọng của các nước Châu Á trong sản xuất quần áo dệt kim tăng từ 23 lên 27%, áo jacket và áo khoác nữ tăng từ 25 lên 37%, áo sơ mi nam tăng từ 29 lên 32% (6)
Những nước và lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực sản xuất quần áo
trong khu vực hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông
và các nước thành viên khối ASEAN, trong đó có Việt Nam
Bảng số 2 : Bảng kinh đoanh sản phẩm hàng dệt trong 12 nền kinh tế Châu Á (7) ( Trong ngoặc là các số liệu của 11 nền kinh tế , trừ Nhật )
Tổng kim | Tỷ lệ thay đổi | (Tham chiếu) ngạch nhập | trung bình năm | tỷ lệ thay đổi
khẩu năm 1994 | (%) trung bình năm
(ti USD ) của kinh doanh ngành đệt toàn thế giới ( % ) Hàng dệt 35,8 (27/5) 17,8 (21,7) 96 Quân áo 26,4 (13,9) 25,3 (26,2 ) 12,3 Tong SP nganh dét_| 62,2 (41,4) 20,5 (23,0 ) 10,9
Ghi chú : 11 nền kinh tế này, không kể Nhật, gồm Trung Quốc, Hồng
Kông , Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philppin, Singapore, Đài Loan và Thái lan
(6) Nguồn : Global Production ,The Apprel Industry in the Pacific Pim (Philadelphia Temple University Press 1994)
(7) Nguén Tap chí Ngoại thương 7 ngày 13/8/1996
Trang 15Bắng số 3: Tỷ trọng thương mại ngành đệt nội khu vực của 12 nền kinh tế Châu Á (8) ( trong ngoặc không kể Nhật ) Don vi tinh : % Mat hang 1985 1994 Hang dét :
- Kim ngạch xuất khẩu trong 47,0 (40,1) 60,6 (54,4) khu vực so với tổng kim ngạch
xuất khẩu ra thế giới
- Kim ngạch nhập khẩu trong
khu vực so với tổng kim ngạch 15,7 (53,5 ) 85,2 (74,5)
nhập khẩu từ tất cả các nước
Mặt hàng 1985 1994
Quần áo :
- Kim ngạch xuất khẩu trong 10,9 (3,2) 32,5 (16,2)
khu vực so với tổng kim ngạch xuất khẩu ra thế giới
- Nhập khẩu trong khu vực so
với tổng kim ngạch nhập| 85,3(83,2) 83,4 (84,9)
khẩu từ tất cá các nước
'Tổng sản phẩm ngành đệt:
- Xuất khẩu trong khu vực so
với tống kim ngạch xuất| 28,2(18,7) 46,0 (33,5) | khẩu ra thế giới - Nhập khẩu trong khu vực so với tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các nước 78,3 (59,1) 84,4 (77,7)
Từ năm 1950-1965 đến nay, thị trường sản xuất quần áo may
sẵn chia làm ba giai đoạn phát triển :
* Từ năm 1965-1975, cùng với sự chế tạo và ứng dụng các loại sợi hóa học và các loại nguyên liệu mới , nhu cầu sử dụng quần áo may
sẵn trên thị trường thế giới tăng mạnh Nhat Ban trở thành nước sẩn xuất
và xuất khẩu quần áo may sẵn lớn trong khu vực
Trang 16* Thời kỳ 1975-1995 được đánh dấu bằng sự đẩy nhanh quá
trình nhất thể hóa ngành sản xuất quân áo may sẵn trong khu vực do có
sự tăng cường cạnh tranh trong lãnh vực này với các nước phát triển và sự tự do hóa buôn bán trong khuôn khổ GATT Đây cũng là thời kỳ xuất
hiện những nước sản xuất và xuất khẩu quân áo may s&n lớn trong các
nước Châu Á Từ 1975 đến nay , các nước phát triển có những tiến bộ
trong việc xây dựng lại nền công nghiệp này
Mặt khác , các nước công nghiệp phát triển cũng tăng cường
hàng rào thuế quan trong chính sách thương mại, nhằm hạn chế việc nhập khẩu quần áo may sẵn từ các nước đang phát triển, có kế hoạch đầu
tư rộng lớn nhằm kích thích ngành sản xuất quần áo may sẵn trong nước phát triển Đó là những nguyên nhân ngăm cản sự phát triển của ngành
dệt và sản xuất quân áo may sẵn ở Châu Á nói riêng và các nước đang
phát triển nói chung, Nhưng có thể nói rằng ngành sản xuất và xuất khẩu
quần áo may sẵn ở Chau A vin có đà tiến lên do nguồn lao động rẻ, dồi đào tốn ít chỉ phí để đào tạo, lao động siêng năng cần cù, khéo léo nhanh
chóng nắm bắt các yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ; đồng thời chính phủ
các nước đang phát triển ở Châu Á cũng khuyến khích phát triển ngành
này với các chế độ ưu đãi nhằm giúp họ giải quyết các vấn để thất
nghiệp và các vấn để xã hội khác, tăng thêm nguồn thu nhập cho ngần
sách, có điểu kiện tiếp thu công nghệ dệt và may mặc tiên tiến thúc đẩy các ngành công nghiệp khác như dệt và sản xuất phụ liệu cung cấp ho ngành may mặc
* Nếu như thời kỳ 1955-1980, tỷ trọng của ngành này ở Châu
Á mới có 28,6% thì thời kỳ 1980-1986 là 146,7% và còn hứa hẹn triển vọng của mức tăng tỷ trọng đáng kể từ năm 1986 trở về sau Những nước và lãnh thổ trong khu vực nhanh chóng vươn lên thành các nược
công nghiệp mới như Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Malaysia, Philippines bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất quần
áo (kể cả dùng kỹ thuật Computer) để sản xuất hàng loạt sản phẩm chất
lượng cao được tiêu thụ dưới nhãn của các hãng nổi tiếng như Christian
Dior, Yves Laurent
Các nước và vùng lãnh thổ sẩn xuất quần áo may sẵn lớn ở Châu Á biết tận dụng nguồn nhân lực đổi dào trong khu vực để mở rộng
phát triển sản xuất Trong những năm gần đây , các nước Châu Á đã rút ngắn khoảng cách so với các nước sẩn xuất quẫn áo may sẵn lớn trên thế
giới như : Ý, Đức , Pháp, Anh, Bổ Đào Nha, Do đó, xuất khẩu mặt hàng này của các nước Châu Á cũng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng 52,96% Tỷ trọng của các nước Châu Á-Thái Bình Dương trong xuất
khẩu quần áo may sẵn tuy tăng nhanh nhưng trong thời gian tới, do tăng
cường chính sách bảo hộ mậu dịch cũng như trang bị lại qui trình công nghệ của ngành công nghiệp như ở các nước phát triển, các nước Châu Á
Trang 17
Thái Bình Dương sẽ lại phải hiện đại hóa ngành sản xuất quần
áo may sẵn, nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất và chuyển việc sản
xuất sang các nước kém phát triển hơn trong khu vực nhằm hạ giá thành sản phẩm, có như vậy mới có thể cạnh tranh có hiệu quả Sau đây là tình hình xuất nhập khẩu ở 4 nước có kim ngạch xuất khẩu cao của Châu Á :
(9)
HAN QUOC
Theo số liệu của bộ thương mại thì xuất khẩu hàng dệt may
của Hàn Quốc năm 1995 đạt 18,38 triệu USD Hiện tại xuất khẩu hàng
dệt may của Hàn Quốc chỉ đứng sau hàng điện tử Tỉ trọng xuất khẩu hàng điện tử chiếm35% hàng đệt may chiếm14,7% trong xuất khẩu của
cả nước
Đối với hàng dệt may thì năm 1995 quả là năm thử thách bởi vì tiền lương tăng trong khi kỷ năng lao động không cao Hiệp hội may
Hàn Quốc (KAIA) đã quyết định tăng thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực đệt may lén 28% , với thu nhập bình quân hàng tháng là 878.000
WON/người (1214 USD) Cũng theo KAIA lương bình quân hàng tháng
của mỗi công nhân đệt may có tay nghề bình thường là 710.000 WON/người, cao hơn gấp 8 lần lương của một nhân viên văn phòng
Hầu hết các nhà sản xuất dệt may bị mắc nợ do thị trường nội
địa bị khép lại và tỷ lệ lãi suất cao Các nhà lãnh đạo công nghiệp cho rằng để ngành dệt của Hàn Quốc có thể cạnh tranh được trong thé ky 21
này thì ngay từ bây giờ phải tập trung đẩy mạnh khâu sản xuất nguyên
liệu, bởi hiện nay Hàn Quốc đã có tiểm năng khá mạnh trong lĩnh vực
sản xuất sợi nhân tạo
ĐÀI LOAN
So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Đài
Loan trong năm 1995 tăng 11%, đạt trị giá 55 tỷ USD, chiếm 13,88% giá
trị xuất khẩu của cả nước
Đơn cử như Hồng kông cho vào thị trường có tính bắt buộc đối
với hàng dệt may của Đài Loan Chỉ riêng Hồng Kông nhập khẩu 6,4tỷ
USD của Đài Loan , chiếm tỷ trọng 41,12% giá trị và tăng 17% so với năm 1994, Mỹ là thị trường lớn thứ hai đã nhập khẩu hàng dệt may từ
Đài Loan dat 2,5t} USD (hay 15,86%) tổng giá trị
(9) Nguồn : Tạp chí Công Nghiệp & Thương Mại số 37/96
Trang 18
Xuất khẩu hàng dệt may của Đài Loan sang các nước thuộc
khối ASEAN như : Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và
Philippin, đạt giá trị 19,15 triệu USD hay 12,33% tổng giá trị hàng dệt
may xuất khẩu, tăng 16% Tóm lại, Hồng Kông, Mỹ và Nam Châu Á
chiếm gần 70% hàng đệt , may của Đài Loan
Để cập tới vấn để quần áo may sẵn giảm, song nhập khẩu lại
tăng thì 1 chuyên gia của Liên Đoàn dệt may Đài Loan cho biết : nhập
khẩu quân áo may sẵn từ các nguồn có giá cao, đặt biệt từ các hãng nổi
tiếng của Italia, Pháp, Anh đã tăng từ 24 lên 53% trong năm 1995, thể
hiện nhu cầu nội địa về quần áo chất lượng cao có khuynh hướng tăng
nhanh
HỒNG KÔNG
Kinh tế Hồng Kông “cất cánh” từ 20 năm qua (1970) với kỹ thuật may dệt đứng đầu trong những kỷ nghệ sản xuất, xuất khẩu từ 1959 Từ cuối thập niên1980, Hồng Kông chỉ đứng sau Ý về may mặc
Đối với các nước phát triển, Hồng Kông là nơi sản xuất hàng may mặc cho những công ty thời trang nổi tiếng như Liz Claborne, Gitano, Group, Levi Strauss,
Quá trình phát triển của ngành may hồng Kông trải qua 4 giai đoạn Trong giai đoạn đầu (thập niên 1950, học hỏi công nghệ},
Hồng Kông có nhiều điểm giống Việt nam, trong quá trình học hỏi công
nghệ sản xuất ngành may, đa số sản phẩm may xuất khẩu (sang Anh và
Mỹ) rẻ tiên với phẩm chất thấp, Hồng Kông thấy nản không gặp cạng tranh từ các nước công nghiệp mới khác (lúc đó chưa đẩy mạnh xuất khẩu ).Giai đoạn hai (1960-1073, phát triển) đánh dấu sự gia tăng áp lực từ các nước phát triển nhằm giảm bớt nhập khẩu từ các nước đang phát
triển (hiệp địng MFA do Mỹ chủ xướng dùng quota để khống chế dệt
may xuất cảng từ các nước đang phát triển ) Hồng kông dùng 4 chiến lược để vượt qua những trỏ ngại này :(1) Phát triển thị trường không bị
giới hạn bởi quota; (2) Đem hoạt động sản xuất sang các có nhân công rẽ, và cũng để sử dụng quota của những nước này; (3) Sản xuất hàng may thời trang, phẩm chất cao; (4) Thành lập những trung tâm chuyên
huấn luyện và nghiên cứu về cách vẽ kiểu, tao mốt 7rong giai đoạn ba
(1973-1984, trưởng thành), Hỗng Kông phải cạnh tranh với Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc Với chính sách mở cửa của Trung Quốc từ 1978,
Khoảng 75% các nhà sản xuất Hồng Kông đã sang Trung Quốc và Việt
Nam để khai thác nguồn lao động rẽ và đổi đào ở đây, Hong Kông tiếp
tục 4 chiến lược nói trên Trong giai đoạn bốn (1985 - hiện tai : củng cố
thế giới hóa ), Hồng Kông tiếp tục đối phó với những ngăn trở nhập khẩu
từ Mỹ bằng cách mở rộng sản xuất sang Trung Quốc hay các nước kém
Trang 19
phát triển khác Tóm lại Hồng Kông chuyển đẩn thành trung tâm nhận
đặt hàng may (sourcing place), nhiều hơn là trực tiếp sản xuất hàng may, SINGAPORE
Năm 1995 hàng xuất khẩu dệt của Singapore đạt trên 3,4 tỷ
USD, giảm 0,2%, xuất khẩu quần áo may sẩn đạt 7,6 tỷ USD,
giảm18,3% so với cùng kỳ năm 1994 Hiện nay Singspore đang hướng ngành công nghiệp dệt may vào các nước có nhiều tiển năng như Campuchia, Việt Nam, Myanma và Srilanca để xây dựng các cơ sở sản
xuất Singapore cũng đang từng bước đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc
Trong 2 năm qua, Hiệp hội các nhà sẩn xuất dệt may Singapore đã có các dự án đầu tư tại Viet Nam, Srilanca, Mêhico, Anh và Nam Phi
Dưới đây là sản xuất, xuất nhập khẩu và lao động của ngành
dệt - may Singapore :
Bang s6 4 : Bang tình hình công nghiệp đệt may Singapore
Đơn vị tính : Đô la Singapore 1991 |1992 [1993 |1994 | 1995 I San xuất Dệt 2849 | 2754 |2610 |227,5 |2148 May 1233,4 |1157,1 |924,8 |859,9 |713,8 II Nhập khẩu Dệt 23299 |2308,5 |2242,9 |21789 l21184 May 1292,6 | 1378,2 | 1541,8 |1701,1 | 1652,3 IH.Xuất khẩu " Dệt 2051 |1799 |256 2618 | 263.6 May 1126,8 | 1127,7 |1541,8 |727,5 | 589,6 IV Lao động Dét 334434 |3.286 |3101 |2613 | 2386 May 25.915 | 23.434 | 20.856 | 18.242 | 15.652
2-Tình hình tiêu thụ may mặc của thế giới :
Thị trường tiêu thụ hàng may mặc trên thế giới trong khoảng
thời gian từ năm 1973 - 1986 tăng 9% từ năm 1987 đến 1995 tăng 10 % và doanh số hàng may mặc của các nước đang phát triển trên thị trường thế giới tăng từ 42% năm 1973 lên 56% năm 1989 và đạt 60 % năm 1995, đáng chú ý nhất là tập trung ở 3 thị trường lớn: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản
Trang 20A- Thit may mặc của Mỹ :
Mỹ là một trong những thị trường lớn tiêu thụ hàng may mặc từ khắp nơi trên thế giới, đân số Mỹ đông hiện có 253 triệu ngưới, đa số sống ở thành thị, có thu nhập cao, GDP bình quân đầu người năm 1990 là 21.116 USD đến năm 1995 là 26.870 USD Đặc biệt Mỹ là quốc gia thu
hút nhiều khách quốc tế đến du lịch, đây cũng là đối tượng chủ yếu tham
gia mua sắm hàng may mặc bày bán tại nước Mỹ
Năm 1990 Mỹ đã nhập 493,3 tỷ USD, năm 1993 là 580,7 tỷ USD và đến 1994 nhập khẩu 657.5 tỷ USD trong đó nhập hàng tiêu dùng chiếm 30 % và hàng hóa khác là 8% (10)
Năm 1994 nhập gần 64 tỷ USD chiếm 44% hàng may mặc tiêu
thụ tại Mỹ , năm 1995 nhập nhập 49,5 tý USD Sản phẩm may mặc được
nhập vào Mỹ chủ yếu là hàng may sẵn theo mùa Trong khi đó , quần áo
nam cơ bản như quần Jean và đổ ấm có cào lông với kiểu đáng thay đổi chậm và có thể tự động hóa trong sản xuất thì chủ yếu được sản xuất tại
Mỹ; tưông đương như vậy , hàng thời trang cao cấp Mỹ có xu hướng giảm
nhập khẩu do thay đổi mốt nhanh, các nhà sản xuất nước ngoài khó lòng
đáp ứng do cân thời gian dài hơn để sản xuất và vận chuyển tới Mỹ Sau
đây là Báng doanh số nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ
Bảng số 5 : Bang doanh số nhập khẩu hàng đệt may vào Mỹ (11)
Trang 21
Nhìn chung mỗi năm Mỹ nhập khẩu trên dưới 40 tỷ USD hàng
may mặc, bình quân mỗi người tiêu thụ 27 kg quân áo các loại
Năm 1994 Mỹ đã nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam là 2
triệu USD, năm 1995 nhập trên 3 triệu USD tăng 50%
Trong việc nhập khẩu, nước Mỹ rất coi trọng ngun gốc hàng hóa Theo “ những qui định về nguồn gốc của hàng đệt” mới ban hành
ngày 05/09/1995 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 thì nguồn gốc của
hàng may mặc là nước cắt bán thành phẩm Điểu này rất thuận lợi
cho Việt Nam vì công nghiệp đệt của chúng ta còn non yếu, nguyên liệu
cho hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu nhập từ nước ngoài
Tuy nhiên , trước mắt , để có thể xâm nhập vào được thị
trường hấp dẫn này, caé doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối phó với rất nhiều khó khăn vì :
Đây là thị trường mới của ngành may mặc Việt Nam nhưng là `
thị trường truyền thống và chiếm lĩnh của các nước khác như đã phân
tích Do đó, muốn vào được thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược thị trường một cách linh hoạt, cụ thể và tích cực
Hệ thống luật pháp của Mỹ rất phức tạp, chặc chẽ và có nhiều
qui định nhằm hạn chế nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ đối với những nước chưa được hưởng các qui chế ưu đãi của Mỹ
Cơ sở luật của chương trình nhập khẩu hàng dệt , may vào Mỹ hiện nay là MFA và tiết 204 của luật 1956 của Mỹ `
MFA bảo đảm cho Mỹ quyển hạn chế nhập khẩu hàng dệt, may từ một nước mà thị trường Mỹ gặp gián đoạn khi xuất khẩu sng nước đó
Tiết 204 cho phép mỹ có những hành động tương tự đối với những nước không phải là thành viên của MFA như Việt Nam
Dưới hiệu lực của MEA và tiết 204, Mỹ đã ký hiệp định
thương mại với khoảng 40 quốc gia
Vấn để cốt lõi của hiệp định này là áp dụng qui chế đãi ngộ
Tối Huệ Quốc ( The Most Favoured Nation - MEN ) trong quan hệ buôn bán song phương Chính sách này cho phép hàng hóa của bạn hàng nhập
vào Mỹ được hưởng tỷ lệ thuế thấp hơn so với mức thuế của các bạn hàng không được hưởng chính sách này
Các nước thành viên GATT/WTO đều được hưởng MEN, các
nước ngoài GATT được hưởng MEN theo qui định trong 4 đạo luật thương mại 1974 của Mỹ
Bảng sau cho thấy sự chênh lệch của hàng rào thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ
Trang 22Bảng số 6 : Bắng thuế suất ưu đãi có MEN vào Mỹ (12) Đơn vị tính : % STT | Tên hàng hóa Thuế có MEN | Thuế không có MEN 1 Sơi bông 5,8 II 2 |Váibông 33,0 68,3 3 Ao khoát 20,0 54,5 4 Quân áo vải bằng cotton 6,0 35 { 100% cotton ) 5 Quần áo vải bằng cotton 10 90 ( thành phần vải hổn hợp )
Ngoài ra, hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP : Generalised System of Preferences ) là chế độ ưu đãi đơn phương dành
cho các nước đang phát triển cùng các thành viên của hiệp định chung về
thuế quan và thương mại ( GATT : General Agreement on Tariff and Trade ) Đây là chế độ miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp
cho những mặt hàng nhập từ các nước đang phát triển được hưởng GSP
Bảng số 7 : Bảng thuế suất ưu đãi có GSP vào Mỹ (13) Đơn vị tính : %
STT |Tênhàng hóa Thuế có GSP | Thuế không có GSP
1 Ao T-shirt vai bông 0 21
2 Áo t-shirt sợi tổng hợp 0 6
3 Áo khoát vải bơng 0 10
4 Áo khốt vải tổng hợp 0 29
Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang ngày càng được cải thiện
hơn kể từ sau ngày 11/7/1995 - ngày Tổng Thống Mỹ tuyên bố ngày bình
thường hóa quan hệ với Việt Nam Hơn nữa Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và chuẩn bị gia nhập WTO Hy vọng trong một thời gian ngắn nữa Việt Nam sẽ được hưởng qui chế tối huệ quốc để các doanh nghiệp Việt Nam có được sân chơi bình đẳng với các nước khác trong việc cạnh tranh đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ
Mặt khác các doanh nghiệp may Thành phố Hồ Chí Minh cần
xây dựng, phát triển cơ sờ vật chất kỹ thuật của mình về vốn, máy móc thiết bị, lao động để có thể nhận những đơn hằng dưới dạng FOB lớn hơn về số lượng, bảo đảm về chất lượng và nghiêm khắc về thời hạn giao
hàng
(12) & (13) Nguôn:Thời báo KTVN số 44/1994 và Đầu tư nước ngoài số
4/94
Trang 23
Ngoài ra, một vấn để đáng quan tâm khác là các cơng ty nước ngồi đa số là các công ty Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật
đang tăng tốc chuyển sang đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư 100% hoặc liên doanh để tạo ra sản phẩm mang quốc tịch Việt Nam xuất
vào thị trường Mỹ mà ngành may công nghiệp đang là đối tượng chú ý hàng đầu của họ Với các chế độ ưu đãi do luật đầu tư mang lại, với ưu
thế về vốn, kinh nghiêm thị trường và khách hàng quen biết , các doanh
nghiệp Việt Nam rất khó cạnh tranh trong điểu kiện yếu sức của mình,
nếu không có chính sách hổ trợ xuất khẩu cụ thể của nhà nước
B- Thị trường hàng may mặc Châu Âu :
Cộng đồng Châu Âu (EU) với 320 triệu dân, mỗi năm chi hơn 250 ti Ecu (đơn vị tiền tệ của Châu Äu : 1 Ecu =1,28 USD) cho hàng may
mặc, chiếm 8% tổng số tién chi tiêu trong gia đình EU là thị trường lớn nhất thế giới vềể hàng đệt và may mặc
Năm 1994 các thị trường quan trọng nhất của EU là Cộng Hòa
Liên Bang Đức (28% tổng số hàng tiêu thụ của EU), Anh (21%), Pháp (20%) và Ý (14%) -
Sự tiêu thụ hàng may mặc phát triển nhanh nhất trong thập
niên 1990 dự kiến là những nước có lợi tức thấp nhất của EU như : Hy lạp, Tây Ban Nha, Bổ Đào Nha và Ireland, quốc gia có thu nhập quốc
dân bình quân đầu người cao là Anh và Đức Nói chung, ước tính hằng may mặc gia tăng cho đến năm 2000 là 1,9% một năm
* Phân loại các khu vực tiêu thụ hàng may mặc thị trường châu âu :
Thị trường hàng may mặc Châu Âu có thể được phân chia
thành các khu vực tiêu thụ các sản phẩm như : quẩn áo nam nữ và trẻ
em; quần áo đệt và đan; quần áo mặc ngoài trời , mặc lót, quần áo mùa
hè và mùa đông; quần áo đắt tiễn và rẻ tiền nhằm phục vụ cho nhiều đối
tượng khác nhau
Về quân áo mặc ngoài của nam và nữ như : váy, áo đầm, áo
kiểu nữ, áo sơ mú, áo jacket, áo pull, áo đan, quần dàivà quần áo ngủ
Trong vài năm gần đây giới nữ ở nhiều nước phương Tây có
khuynh hướng mặc quần dài thay cho thói quen mặc váy và áo đầm
Năm 1988 tổng số nhu cầu của Châu Au cho cả 3 loại hàng này là 480
triệu cái, rong đó 164 triệu là quần dài(34% trong tổng số) Ở Pháp, tỷ lệ cầu cho quần dài là 44%, ở Tây Đức là 41% (không kể quân jean) Ở Hà
Lan, số lượng quần dài và váy bán ra bằng nhau và ở đây một người phụ nữ trên 15 tuổi mỗi năm mua sắm bình quân cho áo đầm, váy và quần
dài là 4 cái (14)
— Vể quần áo mặc ngoài cho nam , Áo sơ mi là mặt hàng quan
Trang 24
aó sơ mí gia tăng nhanh nhất trên hầu hết các thị trường Châu Âu Mãi
lực áo jacket và quần đài bình ổn, ngoại trừ thị trường quân jean tiếp tục gia tăng Hang dét kim : Ao pull la mat hàng quan trọng nhất với mãi lực gia tăng trong những năm gần đây Bảng số 8 : Biểu đỗ hàng may mặc từ các nước ngoài nhập vào một số nước EC (14) năm 1989 ( Đơn vị tính : tỉ Ecu ) Các nước khác trong khối EC Bị Ý HàLan Pháp lR Anh Tây Đức
* Tình hình nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường châu âu:
Hàng may mặc nhập khẩu vào EU tăng khoảng 25% một năm
kể từ năm 1985, trị giá đến 32 tỉ Ecu trong nim 1989 Nam 1989, kinh doanh hàng may mặc trong nội bộ EC trị giá khoảng 15 tỉ Ecu chủ yếu là
tại những khu vực thị tường có nhu cầuhàng cao cấp, đắt tiền
Hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển phần lớn được
sản xuất theo qui cách của nhà nhập khẩu Nước nhập khẩu lớn nhất vào
EU là Hồng Kông, khoảng 13,9% tổng số hàng nhập khẩu của EU vào
năm 1989, từ năm 1990 đến 1995 là 17%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Trung
Quốc,Hàn Quốc, Ấn Độ, Maroc và Tunisia Lượng hàng nhập từ Hồng Kông và Hàn Quốc đang giảm, trong khi hàng của Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đã tăng lên kể từ năm 1980 đến năm 1990 là 20%, từ năm 1991
đến 1995 là 25% :
(14) Ngn thời báo KT§G số 22 ngày 22/4/1993 trang32
Trang 25
* Tình hình nhập khẩu hàng may mặc phân chia theo loại hàng vào thi
trường châu âu
Quân áo mặc ngoài của nữ :
Trong khu vực thị trường này, áo ngắn là mặt hàng nhập quan trọng nhất Ở Pháp, tính chung áo ngắn, quần dài, váy và áo đầm chiếm
62% trong tổng số quần áo nữ nhập khẩu năm1989 năm 1991 đến năm 1995 chiếm 71% Áo ngắn là mặt hàng quan trọng nhất với tỉ lệ áo vải sợi chiếm 75% Ở Hà Lan cũng thế, áo ngắn kinh đoanh đạt trị giá 151 triệu Ecu , sau đó là váy và quần đài
Quân áo mặt ngoài của Nam :
Quần dài và áo sơ mi là những mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất Ở Tây Đức, năm 1988 nhập 80 triệu cái quần đài trị giá 777 triệu
Ecu, năm 1991 đến năm 1995 mỗi năm tăng 10% Ở Pháp năm 1989
quần dài và quân jean đứng đầu với 55 triệu cái, sau đó là áo sơ mi 51
triệu cái từ năm 1991 đến năm 1995 mỗi năm tăng 7-9% Ở Hà Lan năm
1989 áo sơ mi nhập trị giá đạt 152 triệu Ecu, tiếp theo là quần dài 151 triệu Ecu từ năm 1991 đến năm 1995 mỗi năm tăng trên 6%
C- Thị trường hàng may mặc Nhật Bản :
Nếu như trong ba thập niên 50, 60 và 70, Nhật là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng may mặt lớn nhất châu Á thì ngày nay ngôi vị đó đã nhường lại cho các nước châu Á khác Từ xuất khẩu thuần túy, nay Nhật bắt đâu mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa các nước khác nhập vào Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản là thị trường may mặc rất khó tính Nếu như Tây Âu và Bắc Mỹ chấp nhận 6 đến 7 cấp chất lượng thì
Nhật chỉ chấp nhận 2 cấp mà thôi
Theo số liệu thống kê, năm 1991 Nhật nhập khẩu 626.154.000
áo jacket, tăng14% so với năm 1990 Tinh theo mat hang, do blouse dai
tay bằng len tăng 8%, lên đến 79,84 triệu chiếc Trong các nước cung cấp, Hàn Quốc vẫn là nước cung cấp cho Nhật nhiều nhất (tăng 3% lên tới 100.228.000 sản phẩm) Trung Quốc đứng thứ hai(tăng 42% lên tới
97.089.000 sản phẩm)
Theo dự báo, trong 10 năm tiếp theo, Nhật tiếp tục mở rộng thị trường hàng may mặc của mình với mức tăng hàng năm là :
— _5 đến 6% cho loại hàng dệt kim
—_ 8 đến 10% cho loại hàng dệt khác
Các nhà nhập khẩu hàng may mặc Nhật dự đoán năm 1995 hàng may mặc nhập vào Nhật tiếp tục tăng Số hàng dệt kim sẽ tăng
khoảng 5%, các loại hàng đệt khác tăng 8%
Theo số liệu thống kê của hải quan Nhật gần đây cho thấy
trong năm 1992, doanh số hàng bán lẻ hàng may mặc ở Nhật đạt khoảng
100 tỷ USD, trong đó hàng may mặc của Nhật đạt khoảng 90 tỷ USD,
Trang 26Quần áo nhập trị giá khoảng 15 tỷ USD, trong đó hàng của Hàn Quốc và
của Trung Quốc chiếm khoảng 70% Các nhà nhập khẩu nhận định rằng
hàng may mặc có chất lượng cao là có thể bán sang thị trường Nhật
Người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay không quan tâm nhiều tới xuất xứ
mà chỉ chú trọng tới chất lượng hàng và phương thức bán hàng của các
nhà bán lẻ
Hiện nay, việc bán hàng may mặc ở Nhật ngày càng trở nên
đơn giản hóa Các nhà buôn cố gắng giảm các khâu trung gian để giảm giá bán lẻ, lợi nhuận tính trên từng đơn vị ít nhưng số lượng bán ra lớn do đó họ cũng thu được lợi nhuận thỏa đáng
Thị trường hàng may mặc Nhật mấy năm gần đây có xu thế ưa chuộng hàng may mặc loại trung bình Cụ thể là :
Doanh số áo nữ gia tăng : Trong những năm 80, áo blouse nữ thường khó bán, nhưng từ năm 1991 đến nay, doanh số loại này tăng
nhanh Các nhà kinh doanh Nhật cho biết, trong những năm gần đây các loại áo nữ như áo blouse, áo vest các loại bán rất chạy Các loại áo khoác nữ màu thẩm: xanh thẫm, cà phê, đen vẫn là những màu thịnh hành ở Nhật Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao nên
các loại màu sắc hấp dẫn như da cam, mầu tím, xanh lam, phấn hồng,
vàng nhạt,, cũng sẽ là các mặt hàng chủ yếu trong các vụ đông
Về nguyên liêu vải : Len vẫn là loại nguyên liệu cơ bản của
áo nữ, trong đó loại được yêu chuộng nhất phải kể đến loại len mỏng, len nhung chất lượng cao, loại len nhung đổ, Angola, len lông cừu,:ioại nhung mềm, sau mới tới loại nhung hổn hợp Đối với loại vải đệt bằng
sợi nhân tạo thì loại vải nhẹ chiếm vị trí quan trọng, loại da hươu giả và
giả da tiêu thụ khá nhưng vẫn không được ưa chuộng bằng da thật
Về thiết kế kiểu mẫu ; Độ dài của áo khoác ngày càng ngắn
dẫn, độ dài của áo khoác hiện nay là không quá 1m Ao jaeket ngày căng thịnh hành, dự kiến áo jacket có hình chữ A và loại áo jacket có mũ dính liễn sẽ là những mặt hàng được ưa chuộng
Giá trung bình của các loại áo nữ trên thị trường Nhật hiện nay
vẫn như 10 năm gần đây, không thay đổi lớn, nghĩa là vẫn khoảng từ 5000 đến 6000 yen/chiếc Song dự kiến trong những năm tới, giá cả sẽ
có những thay đổi
Doanh số quần tây cũng tăng đáng kể Năm 1991, doanh số
bán lẻ quần áo nam giới ở Nhật tăng 15,4% so với năm trước, trong đó
đoanh số của các cửa hàng bán lẻ cũng tăng đáng kể Hai công ty hàng
đầu kinh doanh quần áo nam giới của Nhật là công tyThanh Mộc và công ty Konaka cũng có doanh số tăng 25,7% và 116,6% so với năm trước đó
Số lượng quần tây nhập khẩu năm 1992 tăng 5,1% so với năm 1991 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm kế tiếp
Trang 27PHAN I
‘PHAN TICH THUC TRANG
HOAT DONG NGANH MAY MAC
XUAT KHAU CUA THANH PHO
HỒ CHÍ MINH
Trang 28
PHÂN TÍCH THUC TRANG HOAT DONG NGANH MAY MAC XUAT KHAU CUA THANH PHO HO CHi MINH
I/ Phan tích tình hình năng lực may của Thanh phố Hồ Chí Minh :
1- Vài nét về tình hình ngành công nghiệp may Việt Nam :
Trong những năm qua, ngành may nước ta phát triển khá
nhanh, trưởng thành cả về chất lượng lẫn số lượng Điểu đó được mình họa qua bảng sẩn lượng hàng may mặc xuất khẩu qua các năm như sau :
Bảng số 8 : Bắng sản lượng hàng may mặc Việt Nam qua các năm (Đơn vị tính : triệu sản phẩm) Năm 1985 |1990 |199I | 1992 | 1993 | 1994 | 1995 Sản lượng 73,6 | 125,3 | 106,1 |104 |91 121 127
a/ Hang may sẵn tiêu dùng trong nước :
Ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng chất lượng cao đáp ứng yêu câu ngưởi tiêu dùng Đã đạt tỉ lệ hàng may sẵn tiêu
dùng trong nước từ 5-10% lên đến 30%
Tuy nhiên cần có sự vận động, hướng dẫn nâng cao chất lượng
hàng chợ may sẵn, hàng hóa có nhãn hiệu, đảm bảo bên, đẹp, bảo vệ
quyển lợi người tiêu dùng
b/ Hàng may sẵn xuất khẩu :
Hàng may sẵn xuất khẩu của ta có những bước tiến nhanh Hàng may sẵn
của Việt Nam đã quen thuộc với thị trường Liên Xô cũ(SNG), Hungari, Tiệp Khắc,Bungari, Đức nhiều năm, đã thâm nhập vào các thị trường CHI.B Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Nhật, gân đây đã mở rộng sang các thị trường Hồng Kông, Nam Triều Tiên,Đài Loan, Úc, Singapore, Mỹ, Với những mặt hàng ngày càng đa đạng : ngoài các mặt hang
truyền thống như sơ mi, quần âu, quần áo lao động ngày nay chúng ta đang xuất khẩu các mặt hàng : Áo váy, quần áo mặt ngoài, quần jean
mài, áo jacket, áo lạnh Điểu này được thể hiện qua bảng số 9 ( Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng may sẵn qua các năm ) và bảng số 10
( Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc phân theo thị trường xuất khẩu )
Trang 29
( Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc phân theo thị trường xuất khẩu )
Bảng số 9 : Bắng kim ngạch xuất khẩu hàng may sẵn
( nguên : Trưng tâm thông Tin Bô Thương mại ) ( Đơn vị tính : Triệu USD ) Năm 1981 |1985 | 1989 | 1990 | 1991 | 1992 | 1993 |1994 | 1995 Kim ngạch 29,5 | 57,7 | 139 |214,/7| 116 | 190,2 | 238,8 |475,6| 700
Bảng số 10 : Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng may phân
theo nước xuất khẩu (Trang số 25)
( nguồn : Trung tâm thông Tin Bô Thương mại ) Từ năm 1991 Liên xô và các nước Đông Âu tan rã ,, thị trường
truyền thống chiếm 90% hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam không
còn nữa, lầm cho ngành may Việt Nam gặp nhiều khó khăn -
Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu may, các công ty, xí
nghiệp may đã có nhiều cố gắng khai thác thị tường mới ở Đông Nam Á,
các nước EC , các nước kinh tế thị trường khác Với tiền công hạ hơn nhiều nước trong khu vực , chất lượng sản phẩm đạt yêu câu thị trường quốc tế nhiều khách hàng nước ngoài đã đến với ngành may Việt Nam, dẫn dẫn đưa Việt nam vào thế ổn định
Ngành công nghiệp may xuất nhập khẩu đã có nhiều cố gắng đổi mới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu : Tăng cường hoạt động tiếp cận thị trường , kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp Để đáp ứng
nhu cầu của thị tường mới, các công ty, xí nghiệp lớn đã được đổi mới
bằng thiết bị của Nhật Bản , Hàn Quốc Nhiều máy thuộc thế hệ mới nhất : máy thêu nhiều đầu , lập chương trình và vận hành bằng thiết bị
điện tử, máy mổ túi , máy ép keo tự động , máy may trang bị thiết bị điện
tử, các hệ thống là hơi, một số dây chuyển đồng bộ sắn xuất áo sơ mi quần âu
Hàng may Việt Nam tiến bộ rất nhanh , thâm nhập vào thị trường EC, Canada, Nhật với khối lượng lớn
Tuy vậy ngành công nghiệp may ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn;
— Hạn ngạch hạn chế của các nước EC vẫn là trở ngại lớn ,
hạn chế khả năng xuất khẩu hàng may Việt nam
— Nước ta chưa được hưởng qui chế tối huệ quốc của Mỹ , hàng hóa vào Mỹ phải chịu thuế xuất rất cao
Trang 34
~ Trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành may được đổi mới,
nhưng vốn có hạn nên nhiều cơ sở trang bị chưa đồng bộ , hoặc mới được
bổ sung một số maý mới ở khâu then chốt , còn lại vẫn phải dùng các
loại máy quá cũ, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
~ Cơ sở nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn yếu tuy
ngành dệt có nhiễu tiến bộ, song vải sản xuất trong nước còn nhiễu hạn
chế: ít chủng loại, mặt hàng đơn điệu léo dài, màu sắc không đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng, thị hiếu của thị trường quốc tế,
giá cả chưa có sức cạnh tranh, do đó chưa tạo điểu kiện cho ngành may xử dụng nguyên liệu trong nước, chủ yếu vẫn phải nhập ngoài hoặc khách hàng mang nguyên liệu vào gia công
~ Chất lượng nguyên phụ liệu có ảnh hưởng đến chất lượng, kiểu mẫu cũa hàng may mặc, điểu này thể hiện rất rõ trong giai đoạn 1960 1970 : hàng may mặc chỉ hạn chế xuất khẩu các mặt hàng bảo hộ
lao động, áo gối Từ những năm 1980, chúng ta mở ra hướng gia công :
kiểu mốt, nguyên phụ liệu khách hàng mang vào, ngành may xuất khẩu
trưởng thành và phát triển nhanh chóng, đặc biệt hai năm qua chúng ta
tiếp cận với các nước kinh tế thị trường, gia công những mặt hàng kiểu mốt mới nhất, nguyên phụ liệu cao cấp, hàng may Việt Nam đã có mặt
trên thị trường yêu cầu chất lượng cao: Nhật Bản , EC, Canada
— Hoạt động tiếp thị còn yếu Một thời gian dài, ngành may
Việt Nam dựa vào nghị định thư hàng năm , đơn đặt hàng khối lượng lớn
ở các nước XHCN, hoạt động tiếp thị còn ít và sơ sài, nhất là các nước kinh tế thị trường ,khách hàng chưa quen thuộc với nền kinh tế Việt Nam
Các đơn đặt hàng vừa qua phần lớn do khách hàng vào Việt Nam tiếp
cận và ký hợp đồng, các hoạt động trên thị trường quốc tế thu hút khách
hàng còn quá ít ỏi Hạn ngạch của EC dành cho Việt nam đã hạn chế,
nhưng số lượng ký hợp đồng trực tiếp với các nước EC còn ít, phần lớn phải dựa vào nước thứ 3 : Nam Triểu Tiên , Hổng Kông, Đài Loan gia
công cho họ đưa vào thị trường EC
~ Vốn kinh doanh của ngành may còn nhỏ bé, phải chấp nhận gia công, có những khách hàng đòi phải mua nguyên liệu , chúng ta
phải chịu chấp nhận hạ một phần giá để họ ứng tiển mua nguyên liệu đưa vào Do đó hiệu quả kinh tế thấp, chuyển dẫn sang phương thức bán
sản phẩm, đồi hồi vốn mua nguyên phụ liệu rất lớn
¬ Quản lý ngành may : Từ ngày nhà nước ta có chủ trương
chính sách đổi mới , đưa quyển chủ động sản xuất kinh đoanh vế cơ sở,
có tác động tốt với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả Song bên cạnh những kết quả tốt đẹp đó còn bộc lộ những sai sót nhất là ở khu vực kinh tế quốc doanh: thiếu sự quản lý chặt chế về tài chính, các cơ sở thiếu sự phối hợp giúp đỡ nhau nhất là về giá cả gia
Trang 35ngành: nhận giá gia công quá rẻ, có nơi còn bị lỗ Chất lượng sản phẩm xuất khẩu không được quản lý chặt chế, hiện tượng làm giả đối, làm ẩu của một số cơ sở đã gây ảnh hưởng xấu đến ngành may Việt Nam Công tác đầu tư, xây dựng tràn lan, đầu tư thiếu sự hướng dẫn, chỉ tập trung
vào một hai mặt hàng, nhiều mặt hàng bỏ không ai làm
Ngành may xuất khẩu Việt Nam những năm qua có nhiều tiến
bộ , đặc biệt từ khi nhà nước ta có chính sách mở cửa Là ngành đã và
đang có điều kiện xuất khẩu , gia công cho các nước, là ngành đầu tư ít
vốn, thu hút được nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, có điểu kiện thu hểi vốn nhanh Tuy còn một số khó khăn và hạn chế , nếu được nhà nước quan tâm , có chính sách khuyến khích thõa đáng ưu tiên đâu tư, tạo
điều kiện cho ngành may thâm nhập vào các nước kinh tế thị trường thì trong thời gian không xa ngành may có nhiều triển vọng trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng
2- Lịch sử ngành may công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh :
Ngành may mặc Việt Nam phát triển từ rất sớm, ngành may
công nghiệp đã ra đời và tổn tại hơn 35 năm nay Trước năm 1975,
Thành phố Hồ Chí Minh là thủ đô của chính quyển cũ, là trung tâm hoạt động kinh tế xã hội của miễn Nam Việt Nam đã có 9 công ty tư nhân với
qui mô nhỏ hoạt động trong ngành may công nghiệp đã xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Nhật và Tây Đức Trong 9 công ty kể trên có
5 công ty may giày vải, mặt hàng chủ yếu là quần áo trẻ em và trang
phục cho quân đội
Sau năm 1975, miễn Nam hoàn toàn giải phóng, ngành may mặc tiếp tục phát triển Các công ty tư nhân được Nhà nước quản lý
Sau khi hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô(cũ) Việt
Nam gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế năm 1978, ngành công nghiệp may hoạt động hoạt động chủ yếu là gia công các mặt hàng như : Chăn,
áo gối, quần áo cho thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu Tiếp theo
đã có nhiều xí nghiệp may, tổ hợp, hợp tác xã may mặc ra đời và phát
triển, tạo nên phong trào sản xuất nhộn nhịp và giải quyết được nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần làm tăng sản lượng công nghiệp ở thành phố lên 9,5%/năm, và GDP lên 5,5%/năm Từ sau đại hội Đảng
lần thứ VI năm 1986 với chính sách “đổi mới” khuyến khích công nghiệp
nhẹ và phát triển xuất khẩu, ngành công nghiệp may tiếp tục phát triển
mở rộng thị trường xuất khẩu sang khu vực II ngoài thị trường truyền
thống là Liên Xô (cũ) và Đông Âu (cũ)
Năm 1989, sau khi luật đầu tư nước ngoài ra đời, trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu có các xí nghiệp may liên đoanh và
100% vốn nước ngoài đầu tư, tập trung chủ yếu ở các khu chế xuất : Tân
Trang 36
Thuận, Linh Trung và ở các huyện ngoại thành : Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chỉ, v.v như : Công ty Shing Việt , Công ty Triumph , Công ty Chu-Shing , Công ty Scavi
Tính đến thời điểm 1995, trên địa bàn thành phố có 1312 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực may mặc, trong đó có những công ty lớn như : Công ty may Việt Tiến , Công ty may Nhà Bè , Công ty may Hữu Nghị, Công ty X28, Công ty may Bình Minh , Công ty may Đông Phương ,Công ty may Hòa Bình , Công ty may Độc Lập
Ngoài ra còn có các công ty do thành phố quản lý như : Công ty may Sài Gòn2, Công ty may Sài Gòn 3, Công ty may Sài Gòn 4, Công ty may Lagamex Và một số công ty do Quận quản lý như :Xí nghiệp May Quận 1, Quận 3, Quận 11
Trong lãnh vực tư nhân có các đơn vị qui mô lớn như : công ty
may Minh Phụng, công ty may Huy Hoàng,v.v
Bên cạnh đó các công ty dệt cũng thành lập các phân xưởng
may nhằm khép kín qui trình sản xuất như : Công ty đệt Thành Công,
Công ty dệt Việt Thắng, Công (ty dệt Thắng Lợi, Công ty dệt nhuộm Đông Phương, Công ty đệt Phong Phú, Công ty dệt Phước Long
- Thị trường xuất khẩu của các đơn vị may mặc TP Hồ Chí Minh
phát triển khá rộng gồm chủ yếu ở các nước như : Mỹ,Canada, Anh,Đức, Hà Lan, Pháp, Ý, Úc , Hồng Kông , Đài Loan, Nhật , Hàn Quốc
Trong những năm sắp tới, tiểm năng phát triển còn rất lớn Nói chung với những điểu kiện thuận lợi như: có cơ sở hạ tầng phù hợp với ngành may công nghiệp, gân sân bay quốc tế, gần bến cảng, giao thông thuận tiện là trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước, có thị trường nguyên phụ liệu đang phát triển, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho
ngành may công nghiệp, có đội ngũ các bộ quản lý, nhân viên kỷ thuật,
công nhân lành nghề thành phố HCM có nhiều tiểm năng để ngành
công nghiệp may phát triển phục vụ cho tiểu dùng và cho xuất khẩu 3- Phân tích tình hình năng lực may của Thành phố Hồ Chí Minh :
a/ Gid tri tong sẵn lượng :
Trang 38Biểu đồ số 3 : Biểu dé giá trị tổng sản lượng phân theo các thành phần kinh tế QDTP qDTW QDTP 14% QDQH 8% NQD NQD 72% os Nam 1980 Năm 1990 QDTF Em XNPT 15% QDQH QDTP 11% NQD 64% Năm 1985 Năm 1995 Ghi chú : QDTW : Quốc doanh trung ương QDTP : Quốc doanh thành phố QDQH : Quốc doanh quận huyện NQD : Ngoài quốc doanh
XNPT : Xínghiệp phụ thuộc
Nhìn vào bảng giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp may trên địa bàn TP HCM ta thấy giá trị tổng sản lượng trong 20
năm qua phát triển vượt bậc,giá trị tổng sản lượng năm 1995 đã tăng 13 lần so với năm 1976 (324480 /15151) tăng 5,7 lần so với năm!990
(324480/57192 ), khối quốc doanh tăng 28 lần ( 50092/1804), khối ngoài
quốc doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể tăng hơn 11 lần (205521/18135)
Trang 39
b) Tốc độ phát triển ngành may trên địa bàn thành phố :
BANG SỐ 12 : Bảng Tốc độ phát triển của ngành may công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (16) (Don vi tinh : % ) Năm | Tổng Chia ra số QDTW |QĐÐTP |QDQH |NQD Các XN (%) (%) (%) (%) (%) phụ thuộc A B Cc D E F G 1977 142 212 173 119 1978 106 200 200 200 1979 102 106 96 101 1980 91 71 84 100 1981 73 53 87 79 1982 109 123 124 103 1983 106 105 81 111 1984 104 127 116 97 1985 115 120 118 100 104 1986 117 116 127 157 112 1987 116 104 230 100 95 1988 134 140 113 291 121 x 1989 112 102 87 156 121 1990 111 95 98 124 100 100 1991 166 175 211 65 196 111 1992 123 98 124 89 136 148 1993 133 127 137 45 143 116, 1994 135 127 108 90 151 106 1995 127 129 103 115 110 102
Nhìn vào bảng tốc độ phát triển của ngành may trên địa bàn TP HCM ta thấy trong quá trình phát triển đi lên, đã có lúc tưởng chừng như bị triệt tiêu, khoảng năm 1981 là thời kỳ kinh tế nước ta lâm vào tình
trạng mất cân đối nghiêm trọng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn,
dân số tăng nhanh so với mức tăng trưởng GDP ( 2,5%/năm so với 0,4%/năm) Mức sống của người dân bị suy giảm mạnh, sẩn xuất công
nghiệp bị thiếu nguyên phụ liệu trầm trọng, thị trường bị thu hẹp, nhiều
công nhân đành phải bỏ nghề may đi tìm nghề khác
Trang 40
Từ năm 1982 đến nay, ngành công nghiệp may đã từng bước phát triển cùng với sự phát triển của các công nghiệp khác Sau khi Nhà
` nước có ban hành nghị định 40 CP giảm bớt tính chất độc quyển ngoại
thương của Nhà nước và cho phép một số địa phương, các đơn vị trực
thuộc Bộ được hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp Tiếp theo là Nghị `
Định 25CP của Chính phủ đã giúp ngành công nghiệp may TP HCM có
thêm nhiều điểu kiện thuận lợi Ngoài thị trường truyền thống là Liên
Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã mở rộng ra một số thị trường khu vực II như: Cộng đồng EC( nay là EU ),Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn
Quốc, Nhật
Sau khi có Hiệp định ngày 19/5/1987 ký giữa Việt Nam và
Liên Xô cung cấp mỗi năm là 30 triệu sản phẩm hàng may mặc, đã giúp cho ngành may công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh
Trong thời gian này, ngành may công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có
diéu kiện đổi mới trang thiết bị, máy móc từ nguôn nhập khẩu từ khu vực
II Trong thời gian này hàng loạt hợp tác xã , tổ hợp may, xí nghiệp may được thành lập Sau năm 1990 sự tan rã của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đẩy hàng loạt hợp tác xã , tổ hợp, xí nghiệp nhỏ đến chổ thua lỗ nặng hoặc bị phá sản Trước tình hình đó để tổn tại các ngành công
nghiệp may Thành phố Hồ Chí Minh đã lần mò m kiếm thị trường mới, chủ động hướng hoạt động xuất sang thị trường các nước tư bản dưới hình thức gia công cho Hỗng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước Tây Âu, Nhật Bản Sự chuyển biến chiến lược này đã mang lại kết quả, chẳng hạn năm1991 công nghiệp may Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển
55% so với năm 1990, tốc độ phát triển này đã tạo cho ngành may công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh duy trì và phát triển đến ngày nay
Sau đây là số liệu cho thấy ngành may công nghiệp TP Hô
Chí Minh phục hổi và phát triển nhanh hơn so với các đơn vị cùng ngành may công nghiệp cả nước :